Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Viêm cân gan bàn chân và cách vật lý trị liệu hiệu quả

09/08/2022 08:58 | Đăng bởi Đại Việt Sport

Tin liên quan

Chấn thương chân - Tập vật lý trị liệu cho đôi chân khoẻ mạnh

Chấn thương cổ chân - Cách vật lý trị liệu phục hồi cổ chân

Viêm cân gàn bàn chân là một bệnh lý tương đối phổ biến, thường gặp ở những người trung tuổi, đôi khi là thanh niên, người trẻ đang trong độ tuổi phát triển, những người phải đi bộ nhiều, đứng lâu do tính chất công việc, hoặc có thói quen đi chân đất, sử dụng giày dép có phần đế quá cứng, mang giày hoặc miếng lót không phù hợp, ngoài ra là những người béo phì, tập thể dục quá mức, vận động viên thể thao, người có dị tật ở chân như vòm gan bàn chân cao, co rút cơ ở cẳng chân.

benh-viem-can-gan-ban-chan-1

Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ cùng các bạn tìm hiểu về Tập vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân. Qua đó cùng hiểu về căn bệnh viêm cân gan bàn chân, nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa.

Tập vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân

Các bài tập vật lý trị liệu là phương pháp hiệu quả giúp điều trị bệnh nhanh chóng hơn. Người bệnh có thể thực hiện các bài tập kéo giãn cân gan chân cho tới khi bệnh thuyên giảm dần.

bai-tap-vat-ly-tri-lieu-viem-can-gan-ban-chan-1

Bài tập vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân số 1: 

- Người bệnh nghiêng người về phía trước. Chống hai bàn tay vào tường. 

- Đầu gối của chân đau duỗi thẳng còn bàn chân thì đặt trên mặt đất. Đầu gối của chân đối diện ở tư thế gấp. 

- Giữ tư thế trong 10 giây sau đó thư giãn và đứng thẳng người.

- Thực hiện 20 lần cho mỗi bên.

bai-tap-vat-ly-tri-lieu-viem-can-gan-ban-chan-2

Bài tập vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân số 2:

- Nghiêng người về trước, dùng hai tay nắm vào 1 thanh ngang (có thể sử dụng ghế có tựa lưng, xà đơn gắn cửa…). Giữ người ở tư thế 1 chân trước, 1 chân sau.

- Bệnh nhân ngồi xổm xuống, giữ lưng thẳng và giữ cho gót chân chạm đất càng lâu càng tốt.

- Giữ động tác này 10 giây, sau đó thư giãn và đứng thẳng người.

- Thực hiện 20 lần.

bai-tap-vat-ly-tri-lieu-viem-can-gan-ban-chan-3

Bài tập vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân số 3:

- Người bệnh ở tư thế ngồi, gác chân đau lên chân lành.

- Sử dụng tay để ôm ngang qua các ngón chân của bàn chân và thực hiện kéo về phía cẳng chân cho tới khi có cảm giác căng ở lòng bàn chân.

- Bài tập này sẽ giúp kéo giãn cân gan bàn chân một cách từ từ.

- Các bạn thực hiện lặp lại động tác 20 lần.

Hiểu về bệnh lý viêm cân gan bàn chân

Cấu tạo cân gan bàn chân

Cân bàn chân là dải gân cơ bắt dầu từ các chỏm xương bàn chân đến xương gót chân. Nó có tác dụng tạo độ nhún và giúp duy trì độ cong sinh lý cho bàn chân. Cân gan bàn chan cũng giúp giảm nhẹ tác động của trọng lực dồn xuống bàn chân khi vận động, từ đó việc đi lại dễ dàng hơn, bảo vệ tốt hơn cho các khớp.

cau-tao-can-gan-ban-chan

Cân gan bàn chân được chia làm 3 phần: Phần trong, trung tâm và phần ngoài. Trong đó phần trung tâm dày và rộng nhất, hai phần còn lại sẽ mỏng hơn và cũng không lồi bằng.

Cân gan bàn chân cùng với gân gót có các chỗ bám khác nhau ở trên xương gót, và cũng không tác động trực tiếp đến nhau. Mặc dù vậy, khi thực hiện gấp các ngón chân về phía mu bàn chân thì cũng sẽ gián tiếp làm cho gân gót căng duỗi. Mối liên hệ này sẽ được sử dụng vào trong quá trình vật lý trị liệu giúp điều trị bệnh lý viêm cân gan chân.

Bệnh viêm cân gan bàn chân

benh-viem-can-gan-ban-chan-2

Cân gan bàn chân khi bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng đau nhức gót chân. Nó khiến người bệnh đau tại vùng mặt dưới xương gót nơi cân gan chân bám vào xương gót, khiến cho đi lại bằng chân trần trên nền cứng khó khăn. Người bệnh bị đau nhiều nhất vào buổi sáng, thời điểm thực hiện những bước đi đầu tiên trong ngày, do cân bị căng duỗi. Sau đó khi cân bớt căng thì cơn đau cũng dịu dần, mức độ đau sẽ giảm dần, và có thể đau trở lại sau khi vận động nhiều hoặc vận động mạnh, cường độ cao.

Tình trạng viêm cân gan bàn chân xảy ra trong thời gian dài và chấn thương thường lặp đi lặp lại ở nơi cân bám vào xương gót và gây ra gai xương gót. Đây là phần xương nhọn mọc ra từ phía bên dưới xương gót. Thống kê cho thấy khoảng 70% số người mắc việm cân gan bàn chân xuất hiện gai xương gót. Và nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ trở thành bệnh mãn tính, diễn tiến trong nhiều năm, ảnh hưởng lớn tới công việc, sinh hoạt của người bệnh và việc điều trị cũng trở nên khó khăn, phức tạp hơn.

Nguyên nhân gây bệnh Viêm cân gan chân

nguyen-nhan-viem-can-gan-ban-chan

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng Viêm cân gan chân:

- Tác động từ ngoại lực gây chấn thương lên cơ gan bàn chân. Tổn thương khiến kéo căng gân cơ bàn chân, làm giảm tính đàn hồi, suy yếu khả năng chịu lực của gân cơ gan bàn chân.

- Áp lực của cơ thể do đi lại nhiều, đứng lâu, béo phì.

- Sử dụng giày dép có đế quá cứng trong thời gian dài.

- Dị tật bẩm sinh.

Bệnh viêm cân gan chân không lây truyền từ những người bị bệnh sang người lành.

di-giay-cao-got-nhieu-gay-viem-can-gan-ban-chan

Đối tượng nguy cơ mắc bệnh Viêm cân gan chân gồm:

- Giới tính: Bệnh thường gặp ở nam giới, nhất là độ tuổi trung niên từ 40 – 60.

- Những người thừa cân, béo phì khiến gia tăng trọng lượng cơ thể lên gan bàn chân.

- Nghề nghiệp: Những người do công việc phải đừng nhiều như giáo viên, hoặc hoạt động nhiều như vận động viên thể thao, người lao động chân tay vất vả, công nhân trong các nhà máy, người thường xuyên sử dụng chân như diễn viên múa ba lê, nhảy aerobics… cũng là đối tượng dễ mắc viêm cân gan chân.

- Thường xuyên sử dụng giày cao gót cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Có dị tật ở chân: Gan bàn chân quá phẳng khiến cân gan bàn chân bị kéo căng thường xuyên cũng như tiếp xúc với mặt phẳng nền.

Triệu chứng bệnh Viêm cân gan chân

Viêm cân gan chân chủ yếu có các dấu hiệu tại chỗ, bao gồm:

trieu-chung-benh-viem-can-gan-ban-chan

- Sưng, bầm tím ở gan bàn chân.

- Đau: Người bệnh bị đau nhiều tại gót chân, đau buốt hoặc âm ỉ. Cơn đau thường xuất hiện vào sáng sớm do suốt cả đêm bàn chân ở tư ghế gấp về phía gan bàn chân khiến cho cân gan bàn chân co ngắn. Khi ngủ dậy và bước xuống giường, cân gan chân có xu hướng bị kéo căng và gây đau, sau đó giảm dần. Cơn đau có thể trở lại khi người bệnh hoạt động nhiều, đứng lâu một chỗ. Lâu dài có thể xuất hiện cả khi nghỉ ngơi, cơn đau lan ra gần hết khu vực lòng bàn chân.

Chẩn đoán bệnh Viêm cân gan chân

Việc chẩn đoán bệnh viêm cân gan chân chủ yếu dựa trên các triệu chứng lâm sàng như: 

chan-doan-viem-can-gan-ban-chan

- Đau ở phần gót chân.

- Đau nhiều khi ngủ dậy ở các bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh.

- Chụp X quang, hoặc chụp cộng hưởng từ được sử dụng trong trường hợp các bác sĩ còn nghi ngờ và cần phân biệt các nguyên nhân gây đau gót chân với các bệnh lý có biểu hiện tương tự.

Điều trị bệnh Viêm cân gan chân

Điều trị bệnh viêm cân gan chân chủ yếu tập trung vào việc hạn chế tối đa các nguy cơ của bệnh cũng như giảm nhẹ các triệu chứng đau. Thời gian điều trị lâu dài, đòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn. 

Các biện pháp thường được áp dụng:

ngam-chan-dieu-tri-viem-can-gan-ban-chan

- Để đôi chân được nghỉ ngơi, hạn chế đứng lâu hay vận động quá mức. Khi tập thể thao cũng như làm việc nên xen kẽ với các khoảng nghỉ, chú ý thay đổi tư thế.

- Ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ để giúp thư giãn toàn bộ cân gan chân và có được giấc ngủ ngon.

- Mang giày dép có đế mềm, không đi chân đất ở trên nền cứng, sử dụng giày dép vừa chân. Khi đi giày nên mang, chọn lót mềm để hạn chế sự kích thích lên gan bàn chân.

- Xoa bóp nhẹ nhàng toàn bộ bàn chân trước khi bước xuống giường. Việc này giúp làm giãn cân gan chân, giảm cảm giác đau khi đặt chân xuống dưới nền.

xoa-bop-dieu-tri-viem-can-gan-ban-chan

- Dùng thanh nẹp ban đêm để gót chân không bị kéo căng khi ngủ.

- Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Tiêm corticoid vào gân bàn chân.

- Chườm đá phần gót chân trong khoảng thời gian 20 phút để giảm đau.

chuom-da-dieu-tri-viem-can-gan-ban-chan

- Châm cứu, thực hiện kích thích các dây thần kinh qua da.

- Phẫu thuật là biện pháp giúp cân gan bàn chân không còn bị kéo căng. Đây là giải pháp cuối cùng khi cơn đau kéo dài và không thuyên giảm sau 06 tháng. Các bác sĩ sẽ tiến hành cắt 1 bên cân gan chân và thực hiện loại bỏ các gai xương – nếu có. Nhìn chung, đây là loại phẫu thuật đơn giản và ít biến chứng. Người bệnh có thể được mổ phẫu thuật hoặc nội soi.

Phòng ngừa bệnh Viêm cân gan chân

Việc thay đổi thói quen sinh hoạt cũng như cách sống sẽ giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm cân gan chân cũng như phòng ngừa diễn tiến kéo dài của căn bệnh này. Các biện pháp cơ bản bao gồm:

phong-ngua-viem-can-gan-ban-chan

- Để đôi chân được nghỉ ngơi đầy đủ.

- Thường xuyên thay đổi tư thế, không đứng quá lâu trong 1 tư thế.

- Hạn chế các tư thế bất lợi cho chân như ngồi xổm.

- Giảm cân nếu bị thừa cân, béo phì, cố gắng duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý.

- Sử dụng các loại giày dép có đế phẳng và mềm, hạn chế sử dụng giày cao gót.

- Thực hành các bài tập giúp rèn luyện tính dẻo dai cho cơ thể và cân gan chân. Không chơi thể thao quá sức.

dai-viet-sport

Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về Tập vật lý trị liệu viêm cân gan bàn chân. Qua các nội dung được chia sẻ chúng ta đã cùng tìm hiểu về bệnh lý viêm cân gan bàn chân: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa, cũng như các bài tập vật lý trị liệu cho người bệnh.

Mong rằng các bạn có thêm được các thông tin hữu ích về bệnh lý này, giúp chăm sóc bản thân và gia đình tốt hơn. Nếu còn câu hỏi hay thắc mắc nào khác hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể.

Daiviet Sport hiện là nhà cung cấp các thiết bị thể thao trong nhà, ngoài trời, thiết bị phòng gym, dụng cụ phục hồi chức năng uy tín, chất lượng tại Việt Nam. Thiết bị tại Daiviet Sport đều là hàng chính hãng, được bảo hành dài hạn, giao hàng và hướng dẫn sử dụng tận nhà. Quý khách hoàn toàn yên tâm trong quá trình sử dụng !

Bài viết khác

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

Máy tập phục hồi chức năng bàn tay cho người tai biến

Bàn tay của chúng ta có chức năng cầm nắm, là ngôn ngữ cử chỉ. Nó được đánh giá là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngón trong bàn tay chứa nhiều đầu ...

Thiết bị tập đi phục hồi chức năng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị tập đi phục hồi chức năng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo, công dụng của từng loại, cũng như sử dụng sao cho phù hợp. ...

×
Loading...