Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Đau thần kinh tọa - Hướng dẫn tập vật lý trị liệu

06/03/2023 08:58 | Đăng bởi Đại Việt Sport

Tin liên quan

Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Nguyên nhân, triệu chứng và phục hồi chức năng

Liệt dây thần kinh số 7 - Điều trị bằng vật lý trị liệu

Đau thần kinh tọa được hiểu là hội chứng thần kinh đau dọc theo dây thần kinh tọa và các nhánh của nó. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ hoặc cấp tính, có xu hướng gia tăng khi người bệnh dùng sức, thay đổi tư thế, hắt hơi, ho.

dau-day-than-kinh-toa

Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu về Đau thần kinh tọa - Hướng dẫn tập vật lý trị liệu. Qua đó cùng hiểu về vấn đề sức khỏe này cũng như biện pháp khắc phục.

Hiểu về tình trạng đau dây thần kinh tọa

Thần kinh tọa là dây thần kinh lớn nhất trên cơ thể, đi từ lưng dưới qua hông, mông, và xuống dưới chân. Do đó, người bệnh có thể đau tại một hoặc nhiều vị trí mà dây này đi qua, và thường chỉ bị đau ở một bên.

Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

nguyen-nhan-dau-day-than-kinh-toa

Nguyên nhân phổ biến nhất là do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Các đốt sống của chúng ta được ngăn cách bởi đĩa đệm, bao gồm lớp màng bên ngoài và nhân nhày ở giữa, làm nhiệm vụ như lò xo giảm chấn, giúp các đốt xương không tỳ đè trực tiếp lên nhau và hấp thu lực tác động.

Khi một đĩa đệm bị mòn khiến bao xơ bị rách, nhân nhày thoát ra ngoài, hoặc do tác động của ngoại lực xảy ra khi chấn thương, khiến đĩa đệm lồi ra và gây sự chèn ép lên các rễ thần kinh, gây ra tình trạng viêm, đau, lan ra các bộ phận khác, lan xuống chân.

Triệu chứng đau thần kinh tọa

trieu-chung-dau-day-than-kinh-toa

Dấu hiệu đặc trưng của đau thần kinh tọa là cơn đau từ lưng dưới lan rộng ra các vùng xung quanh, xuống chi dưới. Cơn đau có thể nhẹ, đau nhói, hoặc dữ dội. Trong một số trường hợp người bệnh có cảm giác như bị điện giật. Trường hợp nặng thì chỉ cần hắt hơi, ho, hoặc ngồi lâu cũng có thể khiến cho các triệu chứng nặng hơn.

Một số biển hiện khác là bị tê, ngứa, yếu cơ ở chân cũng như bàn chân. Người bệnh có thể bị đau ở một phần của chân, tê ở một số bộ phận khác trên cơ thể.

Yếu tố khiến gia tăng nguy cơ bị đau thần kinh tọa

- Tuổi tác: Người cao tuổi có nguy cơ bị thoái hóa xương khớp và mắc các bệnh liên quan như thoát vị đĩa đệm nhiều hơn, từ đó khiến gia tăng nguy cơ bị đau thần kinh tọa.

yeu-to-tang-nguy-co-dau-day-than-kinh-toa

- Cân nặng: Trọng lượng cơ thể lớn cũng gây áp lực lên cột sống, gia tăng nguy cơ bị thoát vị. Do đó, người bị thừa cân, béo phì, phụ nữ trong thai kì cũng có nhiều khả năng bị đau thần kinh tọa.

- Bệnh tiểu đường: Bệnh ảnh hưởng đến cách mà cơ thể chúng ta sử dụng lượng đường trong máu, từ đó làm gia tăng nguy cơ tổn thương cho các dây thần kinh.

- Đặc thù của công việc: Những người do tính chất công việc phải mang vác nặng, lái xe cơ giới, thường xuyên phải xoay lưng cũng có nguy cơ không nhỏ bị đau thần kinh tọa. Người ngồi nhiều, làm việc thường xuyên với máy tính, ít vận động cũng có nhiều khả năng bị đau thần kinh tọa hơn so với những người có điều kiện vận động thể chất thường xuyên.

Phòng ngừa đau thần kinh tọa

Theo các chuyên gia: Việc ngăn ngừa đau thần kinh tọa và tái phát bệnh không đơn giản. Tuy nhiên thực hiện nghiên túc các chỉ dẫn dưới đây có thể góp phần giảm đau cũng như cải thiện tình trạng:

phong-ngua-dau-day-than-kinh-toa

- Thường xuyên tập thể dục: Các bài tập thể dục giúp lưng vận động, các cơ quan trọng như cơ bụng, cơ lưng trên, và cơ lưng dưới trở nên dẻo dai và linh hoạt hơn.

- Tư thế thích hợp: Tư thế ngồi làm việc chuẩn với lưng thẳng, bạn có thể sử dụng một chiếc gối nhỏ để kê ở sau lưng giúp duy trì đường cong sinh lý tự nhiên của cơ thể, đồng thời giữ độ cao của gối và hông phù hợp với tư thế ngồi. Tương tự như thế, khi mang vác vật nặng chúng ta cũng cần giữ tư thế đúng, không nên cong lưng khiến ảnh hưởng tới cột sống.

Đau thần kinh tọa ở mức độ nhẹ có thể giảm dần và biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, nếu cơn đau gia tăng và kéo dài hơn 1 tuần, hay đau nghiêm trọng thì cần được đưa tới bệnh viện. Nếu chủ quan và không điều trị dứt điểm có thể gây ra biến chứng tổn thương thần kinh vĩnh viễn.

Bài tập Vật lý trị liệu đau thần kinh tọa

Cùng với sự phát triển ngày càng sâu rộng của ngành Y học phục hồi chức năng thì Kỹ thuật vật lý trị liệu có vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình phục hồi. Nếu như việc phòng và điều trị bệnh giúp phòng ngừa và trị khỏi các loại bệnh thì phục hồi chức năng giúp lấy lại các chức năng vốn có của các bộ phận khác nhau trên cơ thể.

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng bao gồm chủ động và bị động.

Vật lý trị liệu bị động cho người bị đau thần kinh tọa

keo-gian-cot-song-bang-may-dts

- Kéo giãn cột sống: Sử dụng máy DTS – là thiết bị chuyên dụng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan tới cột sống cũng như thoát vị đĩa đệm. Mức độ giãn sẽ được các chuyên gia trị liệu tính toán sao cho phù hợp với tình trạng bệnh lý của từng đối tượng.

- Điện trị liệu: Đây là phương pháp sử dụng dòng điện có công suất phù hợp để tác động lên các tế bào, dây thần kinh cơ và gân ở dưới da, giúp giảm đau và giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi. Đây là phương pháp gọi chung của một số biện pháp gồm: Điện xung, sóng xung kích, siêu âm…

+ Điện xung: Có tác dụng giảm đau tại chỗ, tốt cho người bị đau thần kinh tọa, teo cơ, yếu chân. Thời gian thường từ 20 – 30 phút cho mỗi buổi điều trị.

+ Siêu âm: Được sử dụng để giảm đau và làm mềm cơ ở cạnh cột sống.

+ Sóng xung kích: Là biện pháp giảm đau, chống viêm hiệu quả, thường áp dụng cho các trường hợp người bệnh bị đau nhiều và đau do viêm nhiễm.

nhiet-tri-lieu-dau-day-than-kinh-toa

- Nhiệt trị liệu: Có tác dụng giảm đau, chống co cứng cơ, tăng cường tuần hoàn máu và quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng. Trong đó, việc sử dụng tia hồng ngoại, sóng ngắn, và chườm nóng là các biện pháp phổ biến nhất. Tuy nhiên, nó thường không được chỉ định cho các trường hợp bị đau thần kinh tọa cấp.

- Sử dụng đai cố định cột sống: Khi cơn đau tăng lên, việc sử dụng đai cố định giúp giảm đau, giảm áp lực lên đĩa đệm bị thoát vị, điều này rất có ý nghĩa với những người bệnh phải thường xuyên di chuyển bằng xe, ngồi hoặc đi lại nhiều.

Vật lý trị liệu chủ động cho người bị đau thần kinh tọa

Phương pháp này bao gồm các bài tập vận động trị liệu được hướng dẫn bởi chuyên gia trị liệu. Ban đầu người bệnh sẽ tập tại bệnh viện, cơ sở trị liệu, sau đó có thể tự tập tại nhà, định kì đi khám để nắm được mức độ tiển triển cũng như điều chỉnh các động tác phù hợp.

Bài tập lưng

Động tác này có tác dụng cải thiện và tăng cường sự linh hoạt cho vùng lưng.

bai-tap-lung-dau-day-than-kinh-toa

- Chuẩn bị 1 tấm thảm để nằm lên trên. Kê thêm 1 chiếc gối nhỏ hoặc quyển sách ở dưới đầu.

- Gập chân sao cho bàn chân thẳng, 2 đầu gối cong, 2 chân mở rộng ra với khoảng cách bằng hông.

- Đưa 1 chân lên hướng ngực, dùng 2 tay để ôm chặt đầu gối, từ từ kéo đầu gối đến hết mức có thể trong khoảng 20 – 30 giây, đồng thời hít thở sâu. Các bạn lưu ý là kéo ở mức cơ thể chịu được, không nên cố quá.

- Thực hiện 3 lần cho mỗi bên chân.

Bài tập đùi

Động tác này có tác dụng kéo dãn cơ đùi sau.

bai-tap-dui-dau-day-than-kinh-toa

- Chuẩn bị 1 chiếc bục hoặc ghế, hoặc đứng trước bậc cầu thang để tập.

- Một chân đứng thẳng, 1 chân để lên bậc. Giữ cho chân luôn thẳng, các ngón chân duỗi thẳng.

- Người ngả một cách thoải mái về phía đằng trước, nhưng lưng vẫn thẳng, thực hiện thở sâu và giữ tư thế trong 20 – 30 giây. Thực hiện 2 – 3 lần cho mỗi bên chân.

Bài tập kéo giãn cơ hình quả lê

bai-keo-gian-co-dau-day-than-kinh-toa

- Bài tập này các bạn nên chuẩn bị thảm hoặc có thể nằm trên sàn.

- Nằm thẳng trên thảm, chân trái cong lên, mắt cá chân của chân phải thì đặt chéo lên đầu gối của chân trái.

- Dùng 2 tay để giữ chặt bắp đùi trái và thực hiện kéo về phía trước.

- Giữ hông thẳng, xương cụt ở trên thảm (không trượt ra ngoài), mông phải thì kéo căng.

- Giữ tư thế trong 20 – 30 giây, hít thở sâu.

- Lặp lại 2 – 3 lần, khung chậu luôn giữ thẳng trong toàn bộ quá trình thực hiện động tác.

Bài tập chân với thiết bị phục hồi chức năng

Những người bị yếu chân có thể sử dụng thiết bị phục hồi chức năng 3 trong 1 hoặc thiết bị phục hồi chức năng 4 trong 1 để hỗ trợ cho các bài tập vận động.

thiet-bi-phuc-hoi-chuc-nang-zasami-kz301-3

- Ngồi trên thiết bị, xỏ chân vào bàn đạp và cài quai.

- Duỗi thẳng lưng hoặc tựa vào phần đệm tựa lưng ở phía sau, 2 tay đặt trên tay ghế.

- Đạp tới trước hoặc lùi về sau. Có thể điều chỉnh núm kháng lực để thay đổi độ nặng - nhẹ.

Thị trường có nhiều loại máy tập phục hồi chức năng, trong đó các sản phẩm của Zasami được đánh giá cao do thiết kế chắc chắn, có thể tùy chỉnh theo thể trạng của người dùng, giá cả phù hợp, giao hàng toàn quốc, bảo hành chính hãng nhanh chóng.

Trên đây là một số chia sẻ về Đau thần kinh tọa - Hướng dẫn tập vật lý trị liệu từ Daiviet Sport. Các bạn hãy lưu ý để chăm sóc bản thân và người thân tốt hơn. Nếu có nhu cầu trang bị các loại máy tập thể dục, dụng cụ phục hồi chức năng hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể !

Bài viết khác

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

Máy tập phục hồi chức năng bàn tay cho người tai biến

Bàn tay của chúng ta có chức năng cầm nắm, là ngôn ngữ cử chỉ. Nó được đánh giá là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngón trong bàn tay chứa nhiều đầu ...

Thiết bị tập đi phục hồi chức năng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị tập đi phục hồi chức năng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo, công dụng của từng loại, cũng như sử dụng sao cho phù hợp. ...

×
Loading...