Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Nguyên nhân, triệu chứng và phục hồi chức năng

06/03/2023 08:59 | Đăng bởi Đại Việt Sport

Tin liên quan

Liệt dây thần kinh số 7 - Điều trị bằng vật lý trị liệu

Phục hồi chức năng liệt dây thần kinh quay

Hệ thần kinh của con người gồm có hệ thần kinh trung ương (não và tủy sống), cùng hệ thần kinh ngoại biên chịu trách nhiệm về các hoạt động liên quan tới cảm giác, vận động, và thực vật. Bệnh lý thần kinh ngoại biên xảy ra khi các dây thần kinh ngoại biên bị thương tổn. Các dây này chịu trách nhiệm truyền tải tín hiệu từ não, tủy đến nhiều cơ quan khác, rất mỏng manh và dễ bị tổn thương, từ đó gây rối loạn khả năng trao đổi thông tin qua lại. Khi hệ thần kinh ngoại biên bị tổn thương sẽ gây ra các bệnh lý tương ứng với các chức năng mà nó chi phối.

benh-ly-than-kinh-ngoai-bien

Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bệnh lý thần kinh ngoại biên: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị, phòng ngừa, cũng như phục hồi chức năng cho người bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh lý thần kinh ngoại biên

Bệnh lý thần kinh có thể là hậu quả của chấn thương, nhiễm trùng, bệnh chuyển hóa, di truyền, hoặc do tiếp xúc với hóa chất độc hại. Chúng gây phá hủy thần kinh ngoại biên, và tùy vào từng dây thần kinh cụ thể bị phá hủy mà có các biểu hiện rối loạn về cảm giác, vận động, hoặc thực vật. Biểu hiện thường gặp nhất là các rối loạn về cảm giác như tê và đau tại các chi.

nguyen-nhan-benh-ly-than-kinh-ngoai-bien

Dưới đây là các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh lý thần kinh ngoại biên:

- Do chấn thương hoặc sự chèn ép lên dây thần kinh: Các chấn thương cơ học khi xảy ra tai nạn giao thông, vấp ngã, chấn thương thể thao đều có thể gây tổn hại đến các dây thần kinh ở mức độ khác nhau. Các vi chấn thương mà lặp đi lặp lại nhiều lần cũng có thể gây tổn thương các dầy thần kinh như: Tư thế ngồi lâu, gõ máy tính, sử dụng điện thoại…

- Tiểu đường: Đây là bệnh lý về nội tiết thường gặp với các biến chứng về viêm đa dây thần kinh.

- Bệnh tự miễn: Các bệnh lupus ban đỏ, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp… cũng ảnh hưởng tới thần kinh.

- Nhiễm trùng: Bao gồm nhiễm khuẩn hay siêu vi như viêm gan C, HIV, bạch hầu, zona thần kinh…

- Nghiện rượu: Vitamin là vi chất cần thiết trong duy trì hoạt động của hệ thần kinh. Ở những người nghiện rượu thì các vitamin thường bị thiếu hụt trầm trọng do chế độ dinh dưỡng không được đảm bảo.

nguyen-nhan-benh-ly-than-kinh-ngoai-bien-2

- Thiếu vitamin: Đặc biệt là B1, B6, B12, vitamin E… có thể gây bệnh lý thần kinh.

- Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc, trong đó có thuốc được sử dụng trong quá trình hóa trị điều trị ung thư có thể gây ra bệnh lý thần kinh.

- Di truyền: Chẳng hạn Charcot-Merie-Tooth.

- Các bệnh lý khác: Người mắc bệnh lý liên quan tới tủy xương, khối u gây chèn ép, bệnh liên quan tới gan hoặc thận, bệnh về các mô liên kết, suy giảm chức năng của tuyến giáp… đều có thể gây ra bệnh lý thần kinh ngoại biên.

Ngoài ra, tiếp xúc thường xuyên với các chất độc hại, hoặc một số trường hợp không rõ nguyên nhân, do đó được gọi là vô căn nguyên phát.

Triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên

Mỗi dây thần kinh sẽ có chức năng riêng biệt, mỗi dây cụ thể bị tổn thương thì trên lâm sàng sẽ có biểu hiện tương ứng.

trieu-chung-benh-ly-than-kinh-ngoai-bien

Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là:

- Dây thần kinh cảm giác: Đau và tê

Đây là những biểu hiện sớm của tổn thương thần kinh, tổn thương bắt đầu tại các ngón chân, ngoài ra là bàn chân và cẳng chân. Việc bị mất cảm giác khiến cho người bệnh không cảm nhận được nóng, lạnh khi tiếp xúc với môi trường cũng như đồ vật, thậm chí không biết đau khi dẫm phải vật sắc nhọn, không kiểm soát được khả năng thăng bằng của bàn chân.

- Dây thần kinh vận động: Chi phối các hoạt động về cơ bắp

Tổn thương tại dây thần kinh vận động sẽ khiến cho việc điều khiển cơ bắp gặp nhiều khó khăn và gây tình trạng yếu cơ. Khi ấy, khả năng cầm nắm, đi lại của người bệnh không tốt, đôi khi các cơ còn cứng hoặc bị co giật, lâu dài dẫn tới teo cơ.

trieu-chung-benh-ly-than-kinh-ngoai-bien-2

- Dây thần kinh tự chủ : Chi phối hệ thần kinh thực vật

Dây này điều hòa các chức năng của huyết áp, nhịp tim, tiểu tiện và tiêu hóa. Người bệnh có thể cảm thấy no và bị ợ nóng dù mới chỉ ăn một chút, hoặc thấy choáng váng, ngất xỉu khi đứng dậy. Tình trạng đau thắt vùng ngực cũng là dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim cũng như bệnh lý tim mạch.

- Những triệu chứng khác:

Đàn ông có thể bị rối loạng cương dương, còn phụ nữ có thể mắc chứng khô âm đạo hoặc không thể đạt cực khoái; Bàng quan bị rò rì nước tiểu, thậm chí mất cảm giác buồn đi tiểu.

Bệnh lý thần kinh ngoại biên có thể gây tổn thương tại một hoặc nhiều dây thần kinh, do đó người bệnh có thể xuất hiện nhiều triệu chứng một lúc.

Chẩn đoán bệnh lý thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh ngoại biên có nhiều nguyên nhân nên các bác sĩ sẽ:

chan-doan-benh-ly-than-kinh-ngoai-bien

- Hỏi về bệnh sử: Bác sĩ sẽ hỏi về lối sống, khả năng tiếp xúc với các chất độc hại, thói quen sử dụng rượu bia, bệnh lý thần kinh của người thân.

- Thăm khám hệ thần kinh: Để đánh giá chức năng của hệ vận động, hệ cảm giác, cũng như hệ thực vật.

- Xét nghiệm máu: giúp kiểm tra lượng vitamin và đường máu, tuyến giáp, chức năng của gan, thận, các bất thường của hệ miễn dịch,..

chan-doan-benh-ly-than-kinh-ngoai-bien-2

- Hình ảnh: như chụp vi tính CT hoặc cộng hưởng từ MRI để phát hiện ra các bệnh lý bất thường có thể gây chèn ép.

- Điện cơ: Ghi lại các hoạt động dẫn truyền tín hiệu ở trong thần kinh - cơ.

- Sinh thiết thần kinh và da: Lấy một mẫu nhỏ sợi thần kinh hoặc da của người bệnh để kiểm tra xem có bất thường nào không.

Điều trị bệnh lý thần kinh ngoại biên

Mục tiêu trong điều trị bệnh lý thần kinh ngoại biên là giảm các triệu chứng, nhất là đau:

dieu-tri-benh-ly-than-kinh-ngoai-bien

- Sử dụng thuốc: Ngoài thuốc trị bệnh thì người bệnh còn có thể sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra là thuốc chống co giật để giảm đau thần kinh, thuốc chống trầm cảm để giảm đau ở người bị bệnh do đái tháo đường. Miếng dán ngoài da cũng được sử dụng để giảm đau.

- Phẫu thuật: Phẫu thuật được áp dụng để không còn sự chèn ép ở người bệnh thần kinh ngoại biên do các khối u hoặc đĩa đệm bị thoát vị chèn ép.

- Thay đổi lối sống: Người bệnh cần bỏ thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích do chúng ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tuần hoàn và là gia tăng mức độ trầm trọng của bệnh. Kiểm soát tốt đường huyết dưới ngưỡng rất quan trọng với người bị kèm bệnh tiểu đường; Người bệnh cần chăm sóc tốt bản thân để tránh các biến chứng gây loét, hoại tử. Bên cạnh đó việc thường xuyện tập luyện thể dục thể thao cũng giúp tăng sức khỏe và giảm đau hiệu quả. Người bệnh cũng cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ăn uống điều độ, nhất là không được thiếu các vitamin thiết yếu.

Biến chứng và phòng ngừa bệnh lý thần kinh ngoại biên

phong-ngua-benh-ly-than-kinh-ngoai-bien

Bệnh lý thần kinh ngoại biên nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm: Gây tổn thương da do người bệnh bị mất cảm giác đau cũng như nhiệt độ, dẫn tới bị thương, bỏng; Bị nhiễm trùng do mất cảm giác khi bị tổn thương, dẫn tới không điều trị sớm; Té ngã do các cơ yếu và mất cảm giác về thăng bằng.

Để phòng bệnh thì trước tiên cần điều trị tốt các bệnh nền như tiểu đường, thấp khớp. Ngoài ra là thay đổi lối sống tích cực: Ăn uống khoa học, thể dục thường xuyên, tránh các tư thế xấu, không tiếp xúc với các chất độc hại, không lạm dụng rượu bia.

Phục hồi chức năng thần kinh ngoại biên

Đối với các cơn đau thần kinh nguyên phát thì vật lý trị liệu không được chỉ định do bất cứ kích thích nào vào vùng bị đau cũng có thể khiến cho cơn đau kích phát. Với đau thần kinh thứ phát thì có thể áp dụng các biện pháp sau:

phuc-hoi-chuc-nang-than-kinh-ngoai-bien

- Điện trị liệu: Dùng dòng điện xung, điện phân để giảm đau và kích thích thần kinh qua da của người bệnh.

- Nhiệt trị liệu: Sử dụng nhiệt nóng hoặc nhiệt lạnh.

- Siêu âm trị liệu, sóng ngắn: Cũng rất hữu ích trong hỗ trợ giảm đau dây thần kinh.

- Massage trị liệu: Các kỹ thuật xoa bóp, di động khớp hoặc tác động vào mô mềm có tác dụng giảm căng cứng khớp, tăng cường tuần hoàn máu đến các bộ phận, đồng thời mang tới sự thư giãn, sảng khoái, hỗ trợ người bệnh giảm đau hiệu quả.

- Thủy trị liệu: Ngâm tắm trong nước nóng để kích thích cơ thể tạo ra Endorphin, từ đó giảm đau và cải thiện tâm lý.

phuc-hoi-chuc-nang-than-kinh-ngoai-bien-2

- Vận động trị liệu: Có tác dụng tăng cường tính linh hoạt và mềm dẻo cho hệ thống cơ bắp, tăng cường sức mạnh cơ, duy trì tầm vận động khớp, từ đó tạo ra sự thoải mái về tinh thần cũng như thể chất cho người bệnh. Cụ thể:

+ Bài tập chủ động: Tùy thuộc vào khả năng của bệnh nhân, thường bắt đầu từ mức độ thấp, sau đó tăng dần lên cường độ cao, tăng thời gian tập để gia tăng độ bền của hệ thống cơ – xương – khớp, hỗ trợ tim mạch. Ví dụ: Sử dụng thiết bị phục hồi chức năng 3 trong 1, 4 trong 1, xe đạp tập… có kháng lực để tập dần từ nhẹ đến nặng hơn.

+ Bài tập kéo giãn: Giúp duy trì cũng như tăng cường tính đàn hồi và mềm dẻo của gân cơ, dây chằng quanh khớp, tránh được các sang chấn, giảm đau. Người bệnh có thể sử dụng giường kéo giãn bằng điện, giường kéo giãn cơ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Các bài thể dục theo nhịp điệu: Nên thực hiện 3 lần/tuần, mỗi lần 20 – 30 phút để duy trì thể lực cũng như dễ ngủ, ngủ ngon giấc hơn.

Ngoài các bài tập kể trên thì người bệnh cũng được hướng dẫn để hoạt động trị liệu đúng cách thông qua các sinh hoạt hàng ngày nhằm cải thiện và hỗ trợ vận động tốt hơn.

dai-viet-sport

Trên đây là một số chia sẻ về bệnh lý thần kinh ngoại biên từ Daiviet Sport, các bạn hãy áp dụng để chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như người thân trong gia đình tốt hơn.

Nếu có nhu cầu mua máy tập thể dục, giường kéo giãn, máy tập phục hồi chức năng… Hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể !

 

 

Bài viết khác

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

Máy tập phục hồi chức năng bàn tay cho người tai biến

Bàn tay của chúng ta có chức năng cầm nắm, là ngôn ngữ cử chỉ. Nó được đánh giá là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngón trong bàn tay chứa nhiều đầu ...

Thiết bị tập đi phục hồi chức năng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị tập đi phục hồi chức năng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo, công dụng của từng loại, cũng như sử dụng sao cho phù hợp. ...

×
Loading...