Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Uống bia sau khi tập máy chạy bộ có sao không ?

18/09/2021 11:21

Một số người có thói quen ăn nhậu sau khi tập thể dục thể thao như một hình thức tự thưởng. Kiểu như, sau khi đá một trận bóng là anh em kéo nhau ra quán, bên thua đãi bên thắng; Hay sau khi làm vài hiệp tennis, cầu lông, vài vòng chạy bộ thì anh em ra quán làm vài ly cho đã khát…

uong-bia-sau-khi-tap-may-chay-bo-co-sao-khong

Uống rượu bia sau khi tập luyện có phải là thói quen tốt hay xấu? Nên hay không nên? Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn một số thông tin xoay quay việc Uống bia sau khi tập máy chạy bộ có sao không ? Qua đó giúp các bạn minh bạch được câu trả lời cho vấn đề nêu trên nhé.

Về hình thức tập luyện với máy chạy bộ

Trước tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hình thức tập luyện thể dục thể thao với máy chạy bộ.
Đi bộ, chạy bộ là môn thể thao đơn giản, dễ dàng thực hiện chỉ với một đôi giày vải mềm. Người tập có thể chạy bộ ngoài trời, sử dụng máy chạy bộ chuyên dụng trong phòng tập gym, hoặc dùng máy chạy bộ gia đình.

uong-bia-sau-khi-tap-may-chay-bo-co-sao-khong-1

Không có nhiều sự khác biết giữa máy chạy bộ gia đình và máy chạy bộ phòng tập, ngoại trừ máy chạy phòng gym có kích thước lớn hơn, động cơ khỏe hơn để đáp ứng nhu cầu sử dụng của đông người, cường độ tập luyện cao. 

Cũng không có nhiều sự khác biệt giữa chạy bộ ngoài trời với việc sử dụng máy chạy bộ điện. Nếu như chạy bộ ngoài trời thì người tập chủ động thay đổi tốc độ chạy nhanh, chậm tùy ý. Còn trên máy chạy thì người dùng chọn tốc độ, sau chạy theo tốc độ đã cài đặt; Vài buổi đầu chưa quen sẽ có cảm giác hơi chồn chân, nhưng sau khi quen sẽ chạy bình thường. 

uong-bia-sau-khi-tap-may-chay-bo-co-sao-khong-2

Một số người cho rằng chạy bộ ngoài trời thì tiêu hao năng lượng nhiều hơn do có sức cản của gió và chướng ngại vật. Trên máy chạy bộ được thiết kế độ dốc nhiều cấp độ, người dùng có thể chọn thay đổi độ dốc để bù độ khó so với chạy ngoài trời, thậm chí tăng hơn nữa để thay tăng độ khó bằng các bài chạy băng đồi, vượt dốc. 

Chạy bộ ngoài trời giúp người tập có cơ hội hít thở không khí trong lành!? Trên thực tế điều này còn phụ thuộc vào môi trường bạn sống. Nếu nhà xa công viên, hoặc nếu bạn ở trong một thành phố có mật độ dân cư lớn, giao thông tắc nghẽn, khói bụi, tiếng ồn luôn ở mức báo động thì sử dụng máy chạy bộ tại nhà lại là giải pháp an toàn hơn.

uong-bia-sau-khi-tap-may-chay-bo-co-sao-khong-3

Như vậy có thể thấy chạy bộ và ngoài trời và chạy bộ với máy không có nhiều sự khác biệt. Nó đều đòi hỏi hệ thống cơ – xương – khớp phải vận động, đều tiêu hao calo, và mang lại những lợi ích về sức khỏe, hình thể, cải thiện sức bền, khả năng đề kháng, hệ thống tim mạch và hô hấp.

Có nên uống bia sau khi tập máy chạy bộ?

Để trả lời câu hỏi này chúng ta sẽ cùng phân tích những yếu tố lợi – hại khi sử dụng bia trong chạy bộ nói riêng, tập luyện thể dục thể thao nói chung.

1. Uống bia sau khi chạy bộ có lợi ích gì ?

uong-bia-sau-khi-tap-may-chay-bo-co-sao-khong-4

Sau khi tập luyện cơ thể thường mệt mỏi và năng lượng bị tiêu hao, việc bổ sung nước là cần thiết. Trong thành phần của bia có chứa carbon dioxide, giúp giải khát nhanh. Ngoài ra là carbohydrate, CÓ THỂ thay thế một phần lượng calo bị hao hụt.

Trong thành phần của bia chứa polyphenol – một chất chống ôxy hóa tốt cho sức khỏe tim mạch. Bia còn chứa chất xơ hòa tan, có tác dụng giảm cholesterol xấu (LDL) trong máu, giữ cho các mạch máu không bị tắc do chất béo tích tụ. CÓ THỂ nói việc uống bia sau khi tập luyện một cách ĐIỀU ĐỘ có thể giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

uong-bia-sau-khi-tap-may-chay-bo-co-sao-khong-5

    Những lợi ích nêu trên đây là “có thể” – có nghĩa là ở chiều ngược lại cũng có những ý kiến phản bác. Cụ thể: Dù bia và rượu có nguồn gốc glucose, nhưng khi nạp vào cơ thể gan sẽ phải hoạt động để đào thải cồn ra khỏi máu. Khi đang cố gắng để giải độc tố trong cơ thể, gan vì thế sẽ tạm thời mất chức năng chuyển đổi glucose thành glycogen – nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể.

    Mặt khác, việc sử dụng bia sau khi chạy bộ nếu được cũng phải có thời gian và liều lượng phù hợp (điều độ). Thường là 350 ml/ngày, và sau khi tập 2h. Vì thế sẽ rất khó để có thể dùng bia giải khát. Chứ không nói đến rượu, ăn nhậu – chắc chắn là không nên, vì sẽ không tốt cho sức khỏe.

uong-bia-sau-khi-tap-may-chay-bo-co-sao-khong-6

    Đúng là cơ thể cần bổ sung carbohydrate để duy trì glycogen nhưng cũng cần phải hợp lý. Như trong một số bài viết trước Daiviet Sport đã chia sẻ, ngắn gọn lại là: Trước khi chạy 1 giờ chúng ta cần cung cấp carb dạng tiêu thụ chậm để cơ thể có năng lượng cho vận động. Trong khi chạy có thể uống nước thành ngụm nhỏ, ưu tiên nước khoáng thể thao để bù điện giải. Sau khi tập 30 phút nên ăn nhẹ các thực phẩm dễ tiêu hóa để cơ thể nhanh chóng phục hồi.

    Như vậy, so sánh việc uống bia sau khi chạy để nạp carb và sử dụng thực phẩm thì có thể thấy: Nguồn cung từ bia – nếu có thì cũng là không đủ, mặt khác uống ngay sau khi tập, hoặc uống nhiều hơn 350 lít (1 lon) sẽ có hại, bởi đó chính là bạn đang góp phần tạo thêm mỡ thừa cho cơ thể, và làm uổng phí hoàn toàn quá trình luyện tập!

2. Uống bia sau khi tập chạy bộ có hại gì ?

uong-bia-sau-khi-tap-may-chay-bo-co-sao-khong-7

Bia có 4 – 5% cồn tùy theo từng loại, khiến cho chức năng kiểm soát lượng đường ở trong máu bị suy giảm, khiến tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến gan và tiểu đường. Với những người có tửu lượng yếu hoặc có vấn đề sức khỏe liên quan đến tim mạch thì còn khiến choáng váng, do máu lên não nhanh hơn bình thường. 

Với những người thường sử dụng máy chạy bộ vào buổi tối thì việc sử dụng bia còn có thể ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Trước tiên nó khiến bạn phải dậy đi tiểu đêm, làm gián đoạn giấc ngủ. Nó còn khiến cho quá trình phục hồi lại năng lượng và bù nước của cơ thể diễn ra chậm hơn.

uong-bia-sau-khi-tap-may-chay-bo-co-sao-khong-8

Bia có tác dụng lợi tiểu nên mặt trái của nó là tăng khả năng mất nước. Uống bia sau khi chạy bộ, nhất là khi mồ hôi ra nhiều sẽ khiến cơ thể dễ rơi vào tình trạng bị thiếu nước, gây ra nhiều vấn đề với sức khỏe.

Bia có nhiều năng lượng nhưng nghèo dinh dưỡng. Nên với những người tập luyện thể dục thể thao với mục đích giảm cân lại càng không có lợi!

Những điều cần lưu ý khi sử dụng rượu bia cho người chạy bộ

uong-bia-sau-khi-tap-may-chay-bo-co-sao-khong-9

Nếu bạn là người yêu thích tụ tập, nhậu nhẹt, và tập luyện chỉ là cái cớ để tụ tập anh em, bạn bè nhằm gầy độ nhậu thì không nói. Trường hợp bạn xác định tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe, sức bền, xây dựng thể hình lý tưởng thì việc ăn nhậu, uống rượu trước và ngay sau khi tập luyện là không nên. Trong trường hợp do nể nang, giữ quan hệ, hay chiều chuộng bản thân một chút thì bạn cũng cần lưu ý một số điểm sau:

- Sau khi tập chạy bộ, nhất là tập cường độ cao với chạy nước rút, hoặc vừa hoàn thành bài chạy marathon dài, cơ thể đang ra mồ hôi và mệt mỏi, bạn nên nghỉ ngơi trước, không nên sử dụng các đồ uống lạnh như bia để tránh việc làm xáo trộn nhiệt độ bên trong cơ thể.

uong-bia-sau-khi-tap-may-chay-bo-co-sao-khong-11

- Nên giới hạn, nữ không quá 250 ml, và nam không quá 350 ml/ngày.

- Bạn có thể nhấm nháp chút bia sau khi tập luyện, nhưng nó không phải phần thưởng. Nếu có thể hay cố gắng “kìm hoãn cái sự sung sướng” đó lại khoảng 2h sau khi tập. Và chỉ uống sau khi đã cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, và để cơ thể có thời gian phục hồi.

- Không nên coi bia như một thành phần trong chế độ dinh dưỡng của bạn.

Uống bia sau khi tập máy chạy bộ có sao không ?

uong-bia-sau-khi-tap-may-chay-bo-co-sao-khong-12

Ở trên chúng ta đã cùng tìm hiểu về việc có nên uống bia sau khi tập với máy chạy bộ. Chúng ta đã có được câu trả lời, nhưng việc uống trước khi tập có sao không? Nên hay không? Đây cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm và chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm dưới đây nhé.

- Uống rượu bia trước khi chạy bộ và thể thao khiến cơ thể mất nước

Trước tiên nó khiến chúng ta uống ít nước hơn. Mặt khác, chất cồn có trong rượu bia khi đi vào cơ thể sẽ ức chế ADH – loại hormone hạn chế quá trình tạo ra nước tiểu, khiến chúng ta đi vệ sinh nhiều hơn. Chưa kể khi vận động, mồ hôi toát ra và đẩy nhanh sự mất nước. Kết quả là cơ thể bị thiếu nước, mà vai trò của nước đối với cơ thể thì chắc hẳn ai cũng biết. 

uong-bia-sau-khi-tap-may-chay-bo-co-sao-khong-13

- Chạy bộ sau khi uống rượu bia giúp làm tỉnh táo?

Sự thật là: Chạy bộ và tập thể dục thể thao có thể ra mồ hôi. Nhưng cồn lại không được đào thải ra theo đường này. Nên cho dù bạn có ra cả chậu mồ hôi thì cũng đừng hi vọng lượng cồn ở trong cơ thể giảm đi và trở nên tỉnh táo hơn.

- Gây áp lực lớn hơn lên hệ thống tim mạch

Uống bia rượu khiến nhịp tim tăng. Mà chạy bộ cũng khiến gia tăng nhịp tim. Kết quả của 2 việc này khi xảy ra đồng thời là huyết áp tăng và trái tim sẽ phải chịu một áp lực rất lớn.

uong-bia-sau-khi-tap-may-chay-bo-co-sao-khong-14

- Gia tăng khả năng bị dính chấn thương

Chạy bộ khiến tốc độ tuần hoàn của máu tăng, thực tế là người uống rượu bia sẽ ngấm nhanh hơn. Và tập luyện khi đầu óc thiếu tỉnh táo, phản xạ chậm thì khả năng bị dính chấn thương sẽ cao hơn. 

Và cho dù máy chạy bộ điện hiện đại có được trang bị bộ 3 tính năng: Khóa an toàn, thảm chống trượt, đệm giảm chấn thì cũng không thể “đỡ” nổi bạn.

uong-bia-sau-khi-tap-may-chay-bo-co-sao-khong-15

Trên đây là một số chia sẻ về Uống bia sau khi tập máy chạy bộ có sao không  từ Daiviet Sport. Các bạn hãy lưu ý rằng chỉ với 500 ml bia thì cơ thể cũng cần tới 3 – 4h để thải ra hết. Vì vậy, các bạn không nên uống bia sau khi tập. Còn nếu uống nhiều thì nên xác định ngày hôm đó  nghỉ tập, qua sáng hôm sau cũng vậy. 

Sử dụng rượu bia làm giảm testosterone trong máu. Mà testosterone là rất quan trọng để phát triển cơ, giúp xây dựng thể hình lý tưởng ở cả nam và nữ; Chưa kể những tác hại mà chúng ta đã nêu trong bài. Vì thế, bạn nào có thói quen rượu bia trước cũng như sau khi tập luyện hãy dừng lại.

Chúc các bạn tập luyện thành công, có sức khỏe, thể hình như ý. Và nếu có tư vấn cần giải đáp, hay có nhu cầu trang bị máy chạy bộ thì đừng quên liên hệ với Daiviet Sport nhé !
 

Bài viết khác

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở TP. Hồ Chí Minh

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là lĩnh vực được rất nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy tuy không quá khó khăn trong việc tìm kiếm, nhưng để xác định được 1 đơn vị uy tín – chất lượng thì ...

Trung tâm tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng ở Hà Nội

Phục hồi chức năng (PHCN) là phương pháp giúp người bệnh phục hồi về hình thể cũng như chức năng nhằm mục đích khôi phục lại hoạt động vốn của người bệnh do bẩm sinh, chấn thương, sau phẫu thuật… lấy ...

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

×
Loading...