Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Thoái hóa cột sống cổ - Phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu

23/09/2022 15:13 | Đăng bởi Đại Việt Sport

Tin liên quan

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Những bệnh phổ biến về cột sống cổ và phương pháp vật lý trị liệu

Thoái hóa cột sống cổ là một trong những bệnh lý phổ biến nhất hiện nay. Nó không chỉ xảy ra ở những người có tuổi, mà những người trẻ làm việc trong môi trường văn phòng, hoặc thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử, sai tư thế... Bệnh gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt cũng như lao động ở người bệnh.

thoai-hoa-cot-song-co

Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ về Thoái hóa cột sống cổ - Phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu. Qua đó giúp các bạn hiểu hơn về căn bệnh này cũng như cách phòng ngừa, điều trị và phục hồi chức năng.

Tìm hiểu về Thoái hóa cột sống cổ

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ

- Sai tư thế: Khi làm việc kéo dài trong một tư thế, lười vận động, ngồi trước màn hình ti vi hoặc máy tính quá lâu… Đặc biệt, khi ở văn phòng, hai tay thường xuyên để trên bàn, vùng vai gáy ít cử động, hoặc ở nguyên tư thế trong thời gian dài, thường xuyên nhìn lên, nhìn xuống, nhất là bàn làm việc quá cao hoặc quá thấp… khiến cột sống bị đau mỏi, lâu dần dẫn tới thoái hóa cột sống cổ.

nguyen-nhan-thoai-hoa-cot-song-co

- Thói quen sinh hoạt: Cúi hoặc ngửa cổ nhiều, thường xuyên mang vác vật nặng trên vai hoặc cổ (công nhân bốc vác); Sử dụng gối cao khi ngủ, gối quá mềm; Lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.

- Dinh dưỡng: Ngoài ra, thoái hóa cột sống có thể do chế độ ăn uống: Bị thiếu chất; Giảm hàm lượng canxi, vitamin, magie…

- Mất nước đĩa đệm: Đĩa đệm nằm giữa 2 đốt sống, có vai trò như một lò xo giảm chấn. Bước vào độ tuổi 40, hầu hết các đĩa đệm bắt đầu khô và co lại khiến cho các đốt xương ở gần nhau hơn, tiếp xúc trực tiếp và gây đau.

nguyen-nhan-thoai-hoa-cot-song-co-2

- Thoát vị đĩa đệm: Đĩa đệm có thể thoát ra khỏi vị trí tự nhiên ban đầu vì những lý do khác nhau, như do tác động của ngoại lực khi bị vấp ngã, tai nạn lao động, tai nạn giao thông… và chèn vào tủy sống, rễ thần kinh.

- Xương: Đĩa đệm bị thoái hóa còn dẫn đến việc tăng sinh xương để củng cố. Các gai xương này có thể chèn ép tủy sống cũng như rễ thần kinh.

- Xơ hóa dây chằng: Dây chằng có nhiệm vụ nối xương với nhau. Bộ phận này có thể bị xơ hóa theo tuổi tác và làm cho cổ trở nên kém linh hoạt hơn.

Các đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống

doi-tuong-thoai-hoa-cot-song-co

- Tuổi tác: Người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao, nhất là từ độ tuổi 40 – 50 trở đi, do tác động của quá trình thoái hóa.

- Nghề nghiệp: Người lao động nặng, nhân viên văn phòng, người do tính chất công việc mà ít vận động. Ngoài ra là những người đi cấy (do tư thế cong lưng), thợ cắt tóc, bác sĩ nha khoa, thợ sơn trần, diễn viên xiếc…

- Di truyền: Người có thành viên trong gia đình từng mắc bệnh cũng có nhiều nguy cơ bị thoái hóa xương khớp.

- Hút thuốc: Hút thuốc nhiều cũng liên quan đến việc tăng các cơn đau ở cổ.

Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ

Hều hết các trường hợp thoái hóa cột sống cổ không có biểu hiện đặc biệt trong thời gian đầu. Các triệu chứng thường thấy nhất là cảm giác đau, nhức, mỏi, khó vận động ở vùng cổ gáy.

trieu-chung-thoai-hoa-cot-song-co

Sau một thời gian sẽ xuất hiện các vấn đề như:

- Khi thực hiện các động tác ở cổ thấy bị vướng và đau, thỉnh thoảng vẹo cổ.

- Đau kéo dài từ phần gáy lan ra tai, cổ, lan ra tới đầu, vùng chẩm, trán, lan xuống bả vai, một hoặc cả hai bên cánh tay.

- Khi trái gió trở trời, cùng với thế nằm không thuận lợi có thể gây tình trạng cứng cổ vào hôm sau. Người bị đau còn rất sợ khi phải ho, hắt hơi.

- Cảm giác như có dòng điện đi từ cổ xuống dưới cột sống, thậm chí lan ra các chi, nhất là khi cúi cổ về trước.

Phòng ngừa thoái hóa cột sống cổ

Thực hiện massage xoa bóp thường xuyên cho vùng cổ, không làm việc quá sức, cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế các tác động tiêu cực đến vùng cổ.

phong-ngua-thoai-hoa-cot-song-co

Những người làm việc văn phòng, học sinh, sinh viên, sau mỗi 1 – 2h làm việc nên đứng dậy đi lại, vận động khoảng 10 phút.

Nếu thường xuyên làm việc với máy tính cần phải sử dụng bàn có độ cao phù hợp. Việc lắp đặt máy tính cũng phải phù hợp để không phải chúi đầu ra trước quan sát màn hình. Khi ngồi làm việc cần giữ khoảng cách tối thiểu 40 cm tới màn hình.

Khi ngủ cũng nên thay đổi tư thế thường xuyên, tránh nằm lâu trong một tư thế, sẽ rất dễ bị vẹo cổ; Cũng không nên nằm sấp khiến cho cổ bị gập xuống; Không gối đầu quá cao.

phong-ngua-thoai-hoa-cot-song-co-2

Khi đi massage hoặc sử dụng ghế massage tại nhà nên hạn chế các động tác mạnh tới vùng cổ.

Khi thấy đau ở cổ - vai – gáy lan xuống cánh tay, các bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa xương khớp để xác định nguyên nhân gây bệnh cũng như phương pháp điều trị phù hợp.

Chẩn đoán và điều trị thoái hóa cột sống cổ

chan-doan-va-dieu-tri-thoai-hoa-cot-song-co

Để chẩn đoán bệnh các bác sĩ tiến hành thăm khám lâm sàng tầm vận động của cổ cũng như phản xạ, sức cơ ở 2 tay để phát hiện tác động của thoái hóa lên các dây thần kinh, tủy sống.

Chụp X-quang để phát hiện các bất thường như gai xương. Chụp CT giúp cung cấp các hình ảnh chi tiết, các tổn thương ở mức độ nhỏ. Chụp MRI để xác định các vị trí dây thần kinh bị chèn ép.

Có thể thực hiện thêm các xét nghiệm chức năng thần kinh.

Việc điều trị thoái hóa cột sống cổ phục thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp cụ thể. Mục tiêu là giảm đau, duy trì các hoạt động bình thường của cổ và ngăn ngừa các tổn thương cho tủy sống, dây thần kinh.

chan-doan-va-dieu-tri-thoai-hoa-cot-song-co-2

Điều trị nội khoa, người bệnh thường được chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, làm giãn cơ, chống động kinh, giảm trầm cảm.

Phẫu thuật được sử dụng nếu điều trị bảo tồn thất bại. Các phương pháp thường dùng là: Loại bỏ một đĩa đệm bị thoát vị hoặc xương; Loại bỏ một phần cột sống; Hợp nhất 1 phần cổ bằng cách ghép.

Vật lý trị liệu, sử dụng các bài tập để kéo dài cũng như tăng cường sức cơ tại cổ và vai. Phổ biến nhất là phương pháp kéo giãn (sử dụng các loại giường kéo giãn bằng điện hoặc giường kéo giãn bằng cơ).

Điều trị thoái hóa cột sống cổ bằng phương pháp vật lý trị liệu

Lợi ích của vật lý trị liệu cho cột sống cổ

loi-ich-vat-ly-tri-lieu-cot-song-co

Vật lý trị liệu sử dụng các tác nhân vật lý như: Nhiệt độ, hồng ngoại, dòng điện, sóng âm, điện từ, vận động… để tác động lên vùng bệnh lý giúp giảm đau, giãn cơ, tăng tuần hoàn tại chỗ, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Ưu điểm của phương pháp này là không xâm lấn, hạn chế tác dụng phụ của việc dùng thuốc, có thể kết hợp nhiều phương pháp.

Các tình trạng có thể áp dụng điều trị bằng vật lý trị liệu: Đau cổ vai gáy mãn tính; Cơn đau lan xuống tay, bàn tay; Co cứng cơ cạnh cột sống. Hạn chế sử dụng với các trường hợp bị viêm, sưng đau tại chỗ; Người bệnh bị sốt cao tiến triển...

loi-ich-vat-ly-tri-lieu-cot-song-co-2

Các phương pháp vật lý trị liệu cho cột sống cổ:

- Chườm nóng: Nhiệt nóng có công dụng làm giãn mạch tại chỗ, tăng kích thích thần kinh, ngăn ngừa thoái hóa sợi cơ cũng như bề mặt của các khớp, tăng đàn hồi cho cơ – dây chằng – đĩa đệm, từ đó giúp giảm đau và đẩy nhanh quá trình tái tạo.

- Siêu âm trị liệu: Sử dụng sóng âm để tạo nên những thay đổi về lực, tạo ra hiện tượng “xoa bóp vi thể”, làm mềm các vùng bị co cứng, tăng tuần hoàn.

- Điện xung: Sử dụng dòng xung điện ở tần số thấp để kích thích thần kinh qua da. Phương pháp này có tác dụng giảm đau cho người bệnh mãn tính.

- Vận động trị liệu: Các bài tập dưới sự hướng dẫn của chuyên gia giúp giảm đau, khôi phục khả năng vận động linh hoạt cho cổ.

Bài tập vật lý trị liệu cho cột sống cổ

Đối với các bài tập vận động trị liệu dưới đây các bạn đều xuất phát từ một tư thế chuẩn bị duy nhất: Người tập ngồi thả lỏng trên một chiếc ghế có chiều cao phù hợp, hai bàn chân để trên sàn nhà, các khớp gối và háng ở 2 bên vuông góc, thân mình thẳng, đầu và cổ thẳng, 2 vai ngang bằng nhau, 2 tay duỗi dọc theo thân, trọng lượng của cơ thể thì dàn đều trên mông và chân.

Các bạn có thể đặt một chiếc gương ở đằng trước để soi được bản thân khi thực hiện các động tác, đặt biệt là từ thắt lưng trở lên.

gap-va-duoi-cot-song-co

Gấp và duỗi cột sống cổ

Người tập từ từ cúi đầu về phía trước càng nhiều càng tốt, cho đến khi cằm sát vào ngực – nếu có thể; thở ra.

Sau đó từ từ ngửa đầu ra phía sau, cũng càng nhiều càng tốt, mặt song song với trần nhà – nếu có thể, hít vào.

Lặp lại động tác.

Nghiêng cột sống cổ sang bên phải, trái

- Người tập từ từ nghiêng đầu và cổ sang phải, càng nhiều càng tốt, cho tới khi tai phải chạm vai – nếu có thể, hít vào.

- Từ từ nghiêng cổ sang bên trái, tới mức tối đa, tai trái chạm vai – nếu có thể, thở ra.

- Lặp lại động tác.

nghieng-cot-song-co-phai-trai

Quay cột sống cổ sang bên phải, trái

- Người tập từ từ quay sang bên phải, tới mức tối đa, khi cằm ngang với mỏm của vai phải – nếu có thể, hít vào.

- Quay mặt sang trái càng nhiều càng tốt – tới mức tối đa, cằm ngang với mỏm vai trái – nếu có thể, thở ra.

- Lặp lại động tác.

van-dong-dau-co-ra-truoc-sau

Vận động đầu và cổ ra phía trước, sau

- Người tập vận động đưa đầu ra phía sau đến mức tối đa, đồng thời hít vào.

- Đưa đầu ra phía trước tới mức tối đa, thở ra.

- Lặp lại động tác.

Khi thực hiện 4 động tác kể trên các bạn lưu ý: Chỉ có cột sống cổ chuyển động, thân người vẫn giữ nguyên. Nên tập tại các không gian thoáng mát, đủ ánh sáng, yên tĩnh.

Ngoài ra các bạn cũng có thể sử dụng các dụng cụ tập vật lý trị liệu như thiết bị phục hồi chức năng Zasami KZ-401 hoặc giường kéo giãn để hỗ trợ quá trình trị liệu.

dai-viet-sport

Trên đây là một số chia sẻ về Thoái hóa cột sống cổ - Phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu từ Daiviet Sport. Mong rằng qua các thông tin trong bài viết các bạn hiểu hơn về một số vấn đề sức khỏe liên quan tới cột sống cổ, từ đó phòng ngừa tốt hơn, có cách thức xử lý khi bản thân hoặc người thân trong gia đình bị bệnh.

Nếu còn câu hỏi nào khác hay có nhu cầu mua các loại thiết bị phục hồi chức năng, hỗ trợ tập luyện tại nhà… Hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể!

 

Bài viết khác

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

Máy tập phục hồi chức năng bàn tay cho người tai biến

Bàn tay của chúng ta có chức năng cầm nắm, là ngôn ngữ cử chỉ. Nó được đánh giá là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngón trong bàn tay chứa nhiều đầu ...

Thiết bị tập đi phục hồi chức năng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị tập đi phục hồi chức năng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo, công dụng của từng loại, cũng như sử dụng sao cho phù hợp. ...

×
Loading...