Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Những bệnh phổ biến về cột sống cổ và phương pháp vật lý trị liệu

03/04/2024 10:56 | Đăng bởi Đại Việt Sport

Tin liên quan

Khi nào cần thực hiện điều trị vật lý trị liệu?

Đau mỏi cổ - vai – gáy là một trong những vấn đề sức khỏe liên quan đến cơ – xương – khớp phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là do bị chấn thương, sai tư thế, hoặc là biểu hiện của một bệnh lý nào đó. Để giảm đau cũng như hỗ trợ điều trị đau vai gáy các bác sĩ thường áp dụng phương pháp vật lý trị liệu, có thể kết hợp với sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm; Một số trường hợp nặng, mãn tính mới phải phẫu thuật.

dau-cot-song-co

Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu về Những bệnh phổ biến về cột sống cổ và phương pháp vật lý trị liệu.

Chức năng của Cột sống

Cột sống bao gồm rất nhiều đốt sống chạy dọc từ nền sọ xuống tới xương chậu, ở giữa là các đĩa đệm có vai trò hấp thu lực tác động và giữ cho các đốt không va chạm trực tiếp với nhau. Xương cột sống có hình chữ S, gồm có 3 phần: Cột sống cổ, cột sống ngực và cột sống thắt lưng.

Cột sống có vai trò nâng đỡ cơ thể, bảo về tủy sống không bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài, giúp đứng thẳng, uốn cong, vặn mình. Bên cạnh đó, mỗi phần cũng có những nhiệm vụ khác nhau.

chuc-nang-cua-cot-song-co

- Cột sống cổ: Gồm 7 đốt sống trên cùng (C1 – C7): Giúp cổ có thể quay, cử động.

- Cột sống ngực: Gốm có 12 đốt (T1 – T12), gắn với xương sườn giúp tạo ra sự ổn định, hỗ trợ cho cấu trúc lưng trên, bảo vệ các cơ quan nội tạng như tim, phổi. Cột sống ngực cong hướng ra ngoài và tạo thành hình tương tự như chữ C ngược.

- Cột sống thắt lưng: Gồm 5 đốt ở dưới cùng (L1 – L5), một số người có thể sở hữu tới 6 đốt ở bộ phận này. Đây chính là vùng chịu nhiều áp lực và chuyển động. Bên dưới cột sống thắt lưng là 2 đốt cùng và cụt.

Những bệnh phổ biến ở cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa xương khớp, thường gặp ở những người có tuổi, lao động nặng. Thoái hóa xương cột sống thường gây chèn ép tủy sống, dây thần kinh và gây đau đớn, tê bì, hạn chế khả năng vận động của người bệnh.

Khi cột sống cổ bị thoái hóa thì đĩa đệm mất nước, bao xơ bị rách, mô sụn hao mòn, dây chằng bị xơ hóa… Tốc độ thoái hóa phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt và làm việc của mỗi người.

thoai-hoa-cot-song-co

Người bị thoái hóa cột sống cổ có những biểu hiện như:

- Đau nhức, khó khăn khi vận động.

- Cứng cổ.

- Tê yếu, liệt bả vai, cánh tay, ngón tay.

- Mất cảm giác ở bàn tay, các ngón.

- Ngáp nhiều, hay bị nấc cụt, đau đầu, chóng mặt.

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm được xem là một trong những bệnh lý phổ biến nhất về cột sống. Người mắc bệnh thường trong độ tuổi 30 – 60, và đang có dấu hiệu trẻ hóa do thói quen sinh hoạt và ăn uống thiếu khoa học, lười vận động.

Thoái hóa đĩa đệm có thể xuất hiện sau khi xảy ra chấn thương do bị ngoại lực tác động khi vấp ngã, xảy ra tai nạn. Mặt khác, khi cột sống thoái hóa thì đĩa đệm cũng là bộ phận thoái hóa trước tiên rồi mới tới các thành phần khác.

thoat-vi-dia-dem-cot-song-co

Thoát vị đĩa đệm thường diễn tiến âm thầm trong một thời gian dài mà không có triệu chứng cụ thể. Các bạn nên đi khám khi có những biểu hiện như:

- Đau nhức, tê bì chân tay

- Yếu cơ.

- Đại tiện hoặc tiểu tiện mất tự chủ.

- Má trong đùi, phía sau chân, và quanh hậu môn bị mất cảm giác.

Gai cột sống

Đây cũng là một dạng của thoái hóa cột sống, với các gai xương mọc ra bên ngoài đốt sống. Các gai có thể xuất hiện ở bất cứ đốt sống nào, nhưng phổ biến hơn là các đốt ở vùng cổ và sống lưng.

Gai đốt sống gây ra nhiều đau đớn, bất tiện, cản trở tới sinh hoạt của người bệnh do các gai chèn ép dây thần kinh. Bệnh không có triệu chứng rõ ràng cho tới thời điểm các gai cọ vào xương khác, dây chằng, hoặc rễ thần kinh.

gai-cot-song-co

Các biểu hiện thường gặp ở bệnh gai cột sống là:

- Đau ở cổ - vai – thắt lưng, cơn đau lan xuống các chi.

- Mất cảm giác tại vị trí có cột sống mọc gai.

- Cơ bắp suy yếu, có thể mất cân bằng.

- Đại tiểu tiện mất kiểm soát.

- Rối loạn thần kinh thực vật.

Chấn thương cột sống

Cột sống có thể bị chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ngã từ trên cao xuống, tập luyện thể thao quá mức. Khi chấn thương các đốt sống có thể bị rạn, vỡ, gãy, di lệch, chảy máu, phù nề, hoặc đứt ngang dây sống.

Cột sống bị chấn thương sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng nâng đỡ cơ thể, xoay sở, di chuyển, cũng như các chức năng của hệ thần kinh. Tủy sống bị tổn thương cũng khiến bệnh nhân đối diện với nguy cơ bị liệt chi.

chan-thuong-cot-song-co

Cột sống bị chấn thương ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng đỡ cơ thể cũng như liên quan đến chức năng của hệ thần kinh. Tủy sống bị tổn thương khiến bệnh nhân có nguy cơ tàn phế hoàn toàn, dùng máy thở cả đời, liệt hai chi dưới.

Triệu chứng bị chấn thương ở cột sống phụ thuộc vào vị trí, mức độ nghiêm trọng, cũng như bộ phận bị ảnh hưởng. Trong đó tổn thương đốt sống nhưng chưa ảnh hưởng tới tủy thường chỉ gây đau đớn tại chỗ. Còn tổn thương kèm theo chèn dây sống sẽ gây tụt huyết áp nhưng mạch lại chậm, yếu chi, rối loạn cơ vòng, rối loạn cảm giác.

Phương pháp vật lý trị liệu cho cột sống cổ

Hiểu về vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu cột sống cổ là phương pháp giúp trị lành các bệnh cũng như chấn thương ở vùng cổ - gáy một cách tự nhiên thông qua các tác động vật lý, hạn chế việc sử dụng thuốc cũng như các tác dụng phụ của thuốc. Nó có tác dụng giảm đau, tăng sức mạnh cho các cơ, khớp linh hoạt hơn, tăng biên độ vận động, phòng ngừa bệnh tái phát.

vat-ly-tri-lieu-cot-song-co-4

Vật lý trị liệu phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau:

- Người bị đau mãn tính do bệnh lý: Phương pháp này giúp giảm đau mỏi cổ - vai – gáy do thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, cong vẹo cột sống… rất hiệu quả. Một số trường hợp bị đau mỏi vai gáy không rõ nguyên nhân cũng có thể áp dụng.

- Hỗ trợ người bệnh hồi phục tốt hơn sau chấn thương: Đau ở vai gáy, cứng khớp là những biểu hiện khi bị chấn thương vùng cổ. Áp dụng vật lý trị liệu không chỉ giảm đau mà còn giảm tình trạng cứng khớp, hỗ trợ người bệnh rút ngắn thời gian bình phục và nhanh chóng trở lại với công việc, cuộc sống thường nhật.

- Hỗ trợ hồi phục sau phẫu thuật: Đối với những trường hợp trải qua phẫu thuật ở vùng vai gáy, vật lý trị liệu giúp phục hồi và tăng khả năng vận động. Nó cũng giúp phòng ngừa chứng co cứng ở khớp – một rủi ro có thể bắp gặp sau khi thực hiện phẫu thuật.

Một số phương pháp vật lý trị liệu cột sống cổ

Có rất nhiều hình thức trị liệu bằng tác nhân vật lý như: Kéo giãn bằng máy, tác động bằng tay, dùng thiết bị phục hồi chức năng, sử dụng tác động kích thích của dòng điện, siêu âm, nhiệt nóng, nhiệt lạnh, bức xạ, chỉnh hình… Một số được sử dụng phổ biến cho cột sống cổ gồm:

vat-ly-tri-lieu-cot-song-co

- Các bài tập tăng sức mạnh cơ: Vận động trị liệu bao gồm các bài tập được chọn lọc phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Nó có tác dụng kéo giãn cơ, tác động trực tiếp đến vai gáy, giảm đau, và giúp cử động ở toàn bộ vùng cổ - vai – gáy linh hoạt hơn.

- Trị liệu bằng tay: Chuyên gia trị liệu sử dụng tay để tác động lên các mô cơ với mục đích kéo giãn các cơ vốn đang bị căng cứng, cải thiện chức năng cho các khớp. Ở mức độ đơn giản, các bạn có thể tự thực hiện các động tác massage xoa bóp cho vai, gáy.

vat-ly-tri-lieu-cot-song-co-2

- Kéo giãn để giảm áp cột sống cổ: Người bệnh có thể sử dụng thiết bị phục hồi chức năng KZ-401, các loại giường kéo giãn bằng điện hoặc cơ để nới rộng khoảng cách giữa các đốt sống, giảm áp lực lên các đĩa đệm cũng như dây thần kinh, tủy, giảm đau hiệu quả.

- Trị liệu laser: Sử dụng tia laser có tác dụng giảm đau, chống viêm, cũng như tái tạo lại các tổ chức mô bị tổn thương. Các tia laser có bước sóng rộng và cường độ mạnh sẽ thâm nhập sâu và rộng vào khu vực bị tổn thương, tới các mô ở sâu bên trong, kích thích quá trình tái tạo, chữa lành.

- Sóng xung kích: Sóng xung kích được sử dụng phổ biến trong chấn thương chỉnh hình, y học thể thao, vật lý trị liệu… với công dụng đẩy nhanh tốc độ hồi phục của cơ thể, trị các cơn đau cấp tính cũng như mãn tính.

vat-ly-tri-lieu-cot-song-co-3

- Bấm huyệt: Sử dụng lực từ các ngón tay để tác động lên các huyệt đạo trên cơ thể, làm thông các điểm tắc nghẽn, giúp khí huyết lưu thông, cân bằng năng lượng trong cơ thể.

- Chườm: Gồm có chườm nóng và chườm lạnh, cả hai đều có tác dụng giảm đau. Chườm nóng còn giúp tăng tuần hoàn máu tại chỗ, trong khi chườm lạnh giúp giảm sưng tấy. Trong nhiều trường hợp, hai kĩ thuật này được sử dụng luân phiên để tăng cường hiệu quả. Ví dụ: Trong 2 – 3 ngày đầu sau chấn thương thì chườm lạnh để bớt sưng đau, sau đó chườm nóng để gia tăng tuần hoàn máu mang theo oxy và dinh dưỡng đến vùng bị tổn thương, giúp hồi phục nhanh.

dai-viet-sport

Trên đây là một số chia sẻ về Những bệnh phổ biến về cột sống cổ và phương pháp vật lý trị liệu từ Daiviet Sport. Mong rằng qua các thông tin được chia sẻ các bạn hiểu hơn về cấu tạo, vai trò – chức năng của cột sống, một số vấn đề sức khỏe thường gặp ở bộ phận này cũng như các biện pháp điều trị hiệu quả.

Vật lý trị liệu không chỉ được sử dụng trong điều trị mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị trong những trường hợp bệnh nặng, cần phẫu thuật. Theo đó, người bệnh cần nhanh chóng tập vận động để giảm đau, hồi phục nhanh hơn, lấy lại biên độ vận động khớp.

Nếu các bạn còn câu hỏi nào khác, hay có nhu cầu trang bị các loại máy tập thể dục, dụng cụ vật lý trị liệu,… Hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể !

Bài viết khác

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

Máy tập phục hồi chức năng bàn tay cho người tai biến

Bàn tay của chúng ta có chức năng cầm nắm, là ngôn ngữ cử chỉ. Nó được đánh giá là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngón trong bàn tay chứa nhiều đầu ...

Thiết bị tập đi phục hồi chức năng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị tập đi phục hồi chức năng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo, công dụng của từng loại, cũng như sử dụng sao cho phù hợp. ...

×
Loading...