Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay - tập phục hồi chức năng hiệu quả

06/03/2023 09:05 | Đăng bởi Đại Việt Sport

Tin liên quan

Phương pháp vật lý trị liệu cho người bị gãy xương đòn

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau gãy xương

Gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay là ngoại chấn thương phổ biến hàng thứ 10 trong các loại gãy xương nói chung và có tỉ lệ biến chứng cao. Nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn tới chứng vẹo khuỷu tay vào bên trong, biến dạng chi.

gay-loi-cau-ngoai-xuong-canh-tay

Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu về Gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay cách tập phục hồi chức năng hiệu quả. Qua đó hiểu hơn về chấn thương này cũng như các phương pháp điều trị, phục hồi.

Hiểu về gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay

Gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay thường xảy ra ở trẻ hơn so với người lớn. Gãy xảy ra ở đầu dưới của xương cánh tay, vị trí từ mỏm trên của lồi cầu ngoài cho tới ròng rọc xương cánh tay và đi qua hố khuỷu.

Gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay được chia thành 2 loại:

hieu-ve-gay-loi-cau-ngoai-xuong-canh-tay

- Gãy duỗi: Đầu gãy dưới di lệch ra phía sau của thân xương cánh tay, thường do ngã chống tay xuống đất ở tư thế duỗi khuỷu.

Gẫy duỗi được chia thành 3 cấp độ:

Độ 1: Gãy nhưng không bị di lệch

Độ 2: Gãy có di lệch nhưng vỏ xương ở phía sau vẫn còn bám, chưa bị tách rời.

Độ 3: Gãy di lệch hoàn toàn khiến cho hai đầu xương gãy không còn cài vào nhau, đầu ở bên dưới lệch ra đằng sau hoặc vào trong, ra ngoài.

hieu-ve-gay-loi-cau-ngoai-xuong-canh-tay-2

- Gãy gấp: Đầu dưới bị di lệch ra phía trước thân xương của cánh tay, thường xảy ra do ngã chống tay xuống đất trong tư thế gấp khuỷu, khiến cho mỏm khuỷu tay đẩy phần đầu dưới bị di lệch ra phía đằng trước.

Gãy gấp cũng được chia thành 3 cấp độ:

Độ 1: Gãy không di lệch hoặc có nhưng ít, thân xương cánh tay và lồi cầu tạo thành góc dưới 15 độ.

Độ 2: Gãy có di lệch nhưng vỏ xương ở phía trước vẫn dính vào nhau.

Độ 3: Gãy với di lệch hoàn toàn.

Khi bị gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay người bệnh có thể nhận thấy phần ngoài của khuỷu tay bị sưng và biến dạng, xuất hiện vết bầm tím, khó khăn khi cử động. Để chẩn đoán chính xác vị trí gãy cũng như mức độ di lệch phải tiến hành chụp X-quang khuỷu tay, và có thể bao gồm cả siêu âm Doppler mạch máu trong trường hợp nghi ngờ mạch máu cũng bị tổn thương.

Điều trị gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay

Nguyên tắc điều trị

nguyen-tac-dieu-tri-gay-loi-cau-ngoai-xuong-canh-tay

Nếu người bệnh còn trẻ phải cố định lại vị trí bị tổn thương bằng giải phẫu để có thể tập vận động sớm. Đối với những bệnh nhân có tuổi thì thường tập trung việc tập luyện sớm hơn là phục hồi giải phẫu.

Phác đồ điều trị bao gồm các bước:

- Sơ cứu khi xảy ra chấn thương

- Định hướng điều trị đặc hiệu

- Phục hồi chức năng để lấy lại tầm vận động của tay

Điều trị không mổ

dieu-tri-khong-mo-gay-loi-cau-ngoai-xuong-canh-tay

Bó bột bàn tay: Được chỉ định cho trường hợp gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay không bị di lệch hoặc di lệch ít (độ 1, 2). Người bệnh được đặt khuỷu tay ở tư thế gập 90 độ, cẳng tay ngửa 60 độ và thực hiện bó bột. Sau đó cứ 2 tuần lại chụp X-quang 1 lần để kiểm tra tình trạng.

Treo cổ tay vào cổ: Áp dụng cho các bệnh nhân có tuổi. Người bệnh được gấp khuỷu tay, cổ tay buộc treo vào phần cổ, khuỷu tay giữ tự do. Sau 7 ngày thì tập đung đưa vai và đồng thời cũng tập cho bàn ngón tay. Sau 2 tuần tập duỗi dần phần khuỷu để cho các mảnh gãy tự nắn vào. Sau 6 tuần, khi xương đã liền thì bỏ dây treo và tập thêm 3 – 4 tháng.

Điều trị bằng phẫu thuật

phau-thuat-gay-loi-cau-ngoai-xuong-canh-tay

Phương pháp nắn kín + xuyên đinh qua da: Được chỉ định với các trường hợp gãy di lệch độ 1 & 2. Bác sĩ tiến hành nắn kín ổ gãy qua da bên dưới màn tăng sáng rồi thực hiện cố định thông qua 2 đinh được xuyên từ bên ngoài vào, sau đó kết thúc bằng nẹp bột cánh tay.

Phương pháp mở ổ gãy nắn và xuyên đinh: Được áp dụng với các trường hợp gãy di lệch độ III. Thường áp dụng khi biện pháp nắn kín với xuyên đinh qua da thất bại, gãy xương hở, hoặc người bệnh có dấu hiệu bị biến chứng thần kinh, mạch máu. Các bác sĩ sẽ tiến hành mổ ở mặt ngoài của khuỷu để mở ổ gãy, sau đó thực hiện nắn chỉnh, cố định ổ gãy bằng cách xuyên đinh từ bên ngoài vào (có thể để đinh ở trong hoặc bên ngoài da). Sau đó người bệnh được khâu phục hồi thần kinh mạch máu (nếu bị tổn thương), rồi nẹp bột.

Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật

Sau khi được thực hiện phẫu thuật điều trị gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay thì người bệnh cần tuân thủ các bước chăm sóc hậu phẫu:

sau-phau-thuat-gay-loi-cau-ngoai-xuong-canh-tay

- Chụp X-quang để kiểm tra tình trạng của ổ gãy.

- Kiểm tra nẹp bột xem có bị chèn ép lên vùng tổn thương? Có cần nới lỏng.

- Dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Thay băng mỗi lần sau vài ngày.

- Sau 1.5 – 2 tháng thì tháo bột và chụp X-quang để xem quá trình liền xương.

- Rút đinh sau 4 tuần nếu để ngoài da, và sau 6 – 12 tháng nếu ở trong da.

Nhìn chung sẽ mất vài tháng để khuỷu tay có thể vận động trở lại. Một số biến chứng có thể xảy ra trong quá trình điều trị. Biến chứng sớm: Nhiễm trùng chân đinh, chèn ép bột trong 24h sau phẫu thuật, biến chứng ở thần kinh, mạch máu. Biến chứng muộn: Xương chậm lành, không thể lành xương, cứng khớp, phì đại lồi cầu ngoài, khuỷu tay bị vẹo vào trong hoặc ra ngoài.

Phục hồi chức năng lồi cầu ngoài xương cánh tay

phuc-hoi-chuc-nang-loi-cau-ngoai-xuong-canh-tay

Để người bệnh bình phục nhanh hơn, việc áp dụng một số bài tập phục hồi chức năng sau điều trị gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay cần được chú trọng và được thực hiện sớm, song song với quá trình cố định xương. Quá trình này nhằm bảo tồn chức năng khớp khuỷu tay cũng như tăng sức mạnh cho các nhóm cơ ở trên cánh tay.

Nguyên tắc và nội dung phục hồi chức năng sau gãy

Nguyên tắc chung của phục hồi chức năng lồi cầu ngoài xương cánh tay là:

- Tạo điều kiện lý tưởng cho quá trình liền xương.

- Giảm sưng nề, giảm đau cho người bệnh.

- Chống rối loạn tuần hoàn.

- Chống kết dính khớp.

- Ngăn ngừa hội chứng đầu vùng (hội chứng Sudeck).

- Duy trì lực cơ cũng như tầm vận động khớp, ngăn ngừa nguy cơ bị teo dính khớp của bên tay bị gãy xương.

phuc-hoi-chuc-nang-loi-cau-ngoai-xuong-canh-tay-2

Nội dung các bài tập phục hồi chức năng lồi cầu ngoài xương cánh tay là:

- Thư giãn mô mềm.

- Cải thiện sức cơ.

- Hồi phục tính linh hoạt cho khớp khuỷu.

- Điều chỉnh cử động của cánh tay và cẳng tay.

- Thiết kế các môn thể dục thể thao phù hợp với người bệnh.

- Xây dựng một kế hoạch rèn luyện lâu dài và phù hợp trong tương lai.

Nguyên tắc trong tập luyện Phục hồi chức năng lồi cầu ngoài xương cánh tay

phuc-hoi-chuc-nang-loi-cau-ngoai-xuong-canh-tay-3

Tập luyện trong giai đoạn bất động (trong bột, nẹp)

- Tập vận động duỗi nắm và mở tự do cho bàn tay và các ngón.

- Tập co cơ tĩnh trong vùng cẳng tay bị bó bột.

- Tập co cơ tĩnh nhị đầu và tam đầu.

Tập luyện trong giai đoạn tháo bột

phuc-hoi-chuc-nang-loi-cau-ngoai-xuong-canh-tay-4

Mục đích của giai đoạn này là tăng lực cho bên cơ bị yếu, kẽo giãn các cơ bị co rút, tăng biên độ vận động cho khớp khuỷu, tăng cường tuần hoàn cho khuỷu cẳng tay. Cụ thể:

- Xoa bóp sâu ở trên cơ co thắt quanh khớp giúp phá vỡ các tổ chức bị kết dính.

- Gia tăng lực cơ thông qua các bài tập đề kháng sử dụng dụng cụ phục hồi chức năng.

- Các bài tập tăng sức mạnh cơ, tăng vận động khớp khuỷu tay.

- Các bài tập vận động trị liệu giúp tăng cường sự linh hoạt cho các khớp khuỷu tay, cẳng tay, và bàn tay.

Một số bài tập vận động phục hồi chức năng gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay

Dưới đây là một số bài tập vận động trị liệu có tác dụng phục hồi chức năng cho người bệnh sau điều trị gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay. Chi tiết các bạn có thể tham khảo thêm với bác sĩ điều trị để được thiết kế bài tập phù hợp với thể trạng của bản thân cũng như đặc điểm của ổ gãy.

Các bài tập có thể thực hiện 03 lần mỗi ngày để người bệnh phục hồi chức năng một cách ổn định và hiệu quả.

Bài tập gập duỗi khuỷu tay

bai-tap-gap-duoi-khuyu-tay

Người bệnh gập cẳng tay lên cánh tay và thực hiện duỗi thẳng ra để khuỷu tay có thể cử động tối đa trong biên độ cho phép.

Lặp lại động tác 10 lần, miễn là bạn không cảm thấy cơn đau hay bất cứ cảm giác khó chịu nào khác xuất hiện.

Lúc ban đầu việc thực hiện động tác có thể khó khăn do khuỷu tay bị bất động trong một khoảng thời gian dài, do đó các bạn nên thực hiện một cách từ từ, chậm rãi, và có thể tạm ngưng nếu thấy đau.

Bài tập xoay cẳng tay

bai-tap-xoay-cang-tay

Bài tập này được bắt đầu với bàn tay ở vị trí nằm ngửa và nắm chặt một chiếc gậy ngắn. Cánh tay để sát với cơ thể, cẳng tay thì đưa về đằng trước sao cho vuông góc với gậy ở trước mặt.

Giữ nguyên vị trí của các khớp, chỉ thực hiện xoay phần cẳng tay sao cho gậy từ vị trí song song chuyển sang thẳng đứng và hơi vuông góc với mặt sàn, sau đó trở về lại vị trí song song.

Lặp lại động tác 10 lần.

Bài tập bóp bàn tay

bai-tap-bop-ban-tay

Trong bài tập này bạn có thể sử dụng một dụng cụ phục hồi đơn giản là quả bóng xốp tập cơ tay.

Cầm bóng trong tay và bóp mạnh hết sức có thể, miễn là không cảm thấy đau. Mỗi lần bóp thì người bệnh giữ trong vài giây sau đó thả ra.

Người bệnh có thể kết hợp bóp bóng với gấp duỗi phần khuỷu tay hoặc xoay cẳng tay để giúp tăng cường tính linh hoạt cho khớp.

Bài tập kéo giãn khuỷu tay

Phần khuỷu tay được đặt trên mép ghế hoặc bàn ở trong tư thế duỗi thẳng. Sử dụng bàn tay bên lành để thực hiện ấn xuống, miễn là không cảm thấy đau.

Bài tập này có tác dụng tạo lực căng cho khớp và khuỷu tay cũng như các cơ ở cẳng tay, mặt sau của cánh tay.

Lặp lại động tác 10 – 20 lần.

dai-viet-sport

Trên đây là một số chia sẻ về Gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay - tập phục hồi chức năng hiệu quả từ Daiviet Sport. Mong rằng qua các thông tin trong bài viết các bạn hiểu hơn về một trong những chấn thương ở xương khá phổ biến cững như các bước điều trị, phục hồi chức năng.

Nếu còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu trang bị dụng cụ phục hồi chức năng 3 trong 1, 4 trong 1, bóng cao su, kìm bóp tập thể lực… Hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể.

 

Bài viết khác

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

Máy tập phục hồi chức năng bàn tay cho người tai biến

Bàn tay của chúng ta có chức năng cầm nắm, là ngôn ngữ cử chỉ. Nó được đánh giá là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngón trong bàn tay chứa nhiều đầu ...

Thiết bị tập đi phục hồi chức năng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị tập đi phục hồi chức năng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo, công dụng của từng loại, cũng như sử dụng sao cho phù hợp. ...

×
Loading...