Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Tác dụng của dây quấn bảo vệ cổ tay khi tập gym

09/08/2022 14:28 | Đăng bởi Đại Việt Sport

Chấn thương tại cổ tay trong khi luyện tập và thi đấu thể thao rất thường gặp. Người bị thương có thể chỉ hơi đau, nhưng cũng có thể nặng hơn, ảnh hưởng đến xương, khớp, dây thần kinh, khiến suy giảm chức năng vận động.

tac-dung-day-quan-bao-ve-co-tay

Hiểu rõ về bộ môn thể thao mà mình tham gia cũng như sử dụng các công cụ hỗ trợ sẽ giúp hạn chế được các rủi ro không đáng có. Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Tác dụng của dây quấn bảo vệ cổ tay.

Nguyên nhân gây chấn thương cổ tay trong khi chơi thể thao

Theo các chuyên gia thể thao: Chấn thương cổ tay trong khi luyện tập và thi đấu không phải là hiếm gặp. Nó có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, không phân biệt già, trẻ, nam, nữ khi tham gia vào các hoạt động thể chất, đặc biệt là với các môn thể thao sử dụng nhiều đến tay và có cường độ vận động cao như: Bóng rổ, cầu lông, tennis, bóng chuyền, đấu vật, đấu kiếm… Những môn thể thao không sử dụng nhiều đến tay cũng có thể gây chấn thương do va chạm, tiếp đất không đúng cách.

Thanh niên và những người trung tuổi là đối tượng thường bị chấn thương cổ tay nhiều hơn do thường tham gia vào các môn thể thao có tính cạnh tranh cao.

nguyen-nhan-chan-thuong-co-tay

Nguyên nhân gây chấn thương phổ biến là:

- Bỏ qua khâu khởi động hoặc làm không kỹ, không đúng cách.

- Tập luyện thể dục thể thao sai kĩ thuật.

- Thiếu trang phục và thiết bị bảo hộ.

- Thực hiện các động tác lặp lại sử dụng lực từ cổ tay quá mức khiến cổ tay thường xuyên ở trong tình trạng bị kéo giãn.

Ngay cả những vận động viên chuyên nghiệp cũng có thể bị chấn thương nếu chế độ tập luyện quá khắt khe, hoặc cường độ cao diễn ra trong thời gian dài khiến vượt quá khả năng chịu đựng của các bộ phận trên cơ thể.

Phân loại chấn thương ở cổ tay trong khi chơi thể thao

Chấn thương ở cổ tay gồm có: Bong gân, gãy xương, di lệch. Với 2 loại phổ biến là mãn tính và cấp tính.

Chấn thương cổ tay cấp tính

Thường khởi phát đột ngột khi xảy ra lực va chạm mạnh ở khu vực cổ tay. Nguyên nhân chủ yếu là bị ngã trong tư thế chống tay, gập hoặc duỗi cổ tay quá mức khiến dây chằng bị giãn hoặc rách (một phần, hoàn toàn), đứt gân, hoặc các động tác xoay quá mức.

chan-thuong-co-tay-cap-tinh

Chấn thương cổ tay cấp tính có thể chỉ là trật khớp, nhưng cũng có thể rạn – nứt – gãy xương, cần được sơ cứu và điều trị kịp thời.

Các chấn thương cấp tính phổ biến ở cổ tay gồm:

- Nứt, vỡ hoặc gãy xương.

- Sưng và chảy máy trong mô cơ và khớp khi có va chạm trực tiếp.

- Giãn dây chằng, hoặc đứt hoàn toàn do lực kéo căng.

- Bong gân cổ tay.

- Trầy xước cổ tay.

- Có vết thương rách da ở cổ tay.

Chấn thương cổ tay mãn tính

Là loại chấn thương xảy ra sau một thời gian dài luyện tập và thi đấu thể thao. Các động tác lặp đi lặp lại hàng ngày như ném bóng (chuyền), đánh bóng (cầu lông, tennis), nâng tạ, kéo cáp khi tập với giàn tạ… đều có thể dẫn tới chấn thương khi tập gym.

chan-thuong-co-tay-man-tinh

Nhiều trường hợp xảy ra chấn thương cổ tay mãn tính mà không có nguyên nhân rõ ràng, bản thân người bệnh cũng không nhận ra tình trạng chấn thương của bàn thân, một số trường hợp chỉ cảm thấy đau âm ỉ.

Dần theo thời gian, các tổn thương diễn tiến xấu và gây đau nhiều hơn thì người bệnh mới chú ý đến, khi đó việc điều trị chấn thương sẽ khó khăn và kéo dài hơn.

Chấn thương cổ tay mãn tính bao gồm:

- Gãy xương cổ tay.

- Các động tác sử dụng cổ tay lặp đi lặp lại thường xuyên khiến xuất hiện các vết nứt nhỏ ở trên bề mặt xương.

- Viêm gân cổ tay do bị kéo giãn lặp đi lặp lại nhiều lần.

- Bong gân cổ tay.

Về cơ bản, các chấn thương cổ tay mãn tính do tình trạng vận động quá mức kéo dài thường ít nghiêm trọng hơn so với các chấn thương cấp tính. Người bệnh có thể bỏ qua nếu chỉ là cơn đau nhẹ thoáng qua ở cổ tay. Nhưng cũng cần phải theo dõi nếu nó không giảm dần và biến mất sau một thời gian. Nếu không được điều trị phù hợp, thì các chấn thương hoàn toàn có thể tiến triển nặng và gây biến chứng về lâu dài.

Triệu chứng chấn thương cổ tay

Chấn thương cổ tay có thể diễn biến khá âm thầm, việc xác định chính xác tình trạng đòi hỏi phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa cùng với hệ thống máy móc hiện đại (chụp X-quang, CT cắt lớp, chụp cộng hưởng từ MRI…). Một số dấu hiệu sau có thể là biểu hiện của chấn thương cổ tay:

trieu-chung-chan-thuong-co-tay

- Đau âm ỉ hoặc đau nhói.

- Cơn đau ở cổ tay gia tăng khi sử dụng đến bộ phận này, hoặc khi cầm nắm, thực hiện xoay cổ tay.

- Nghe như có tiếng lạch cạch khi thực hiện vận động cổ tay.

- Cổ tay yếu, khó cầm nắm, thậm chí gặp khó khăn ngay cả trong các sinh hoạt thường ngày.

Khi có những biểu hiện nghi bị chấn thương ở cổ tay các bạn nên đến bệnh viện để được khám và chẩn đoán chính xác tình trạng cụ thể, không nên chủ quan khiến tình trạng nặng hơn, việc điều trị tiêu tốn nhiều thời gian cũng như tiền bạc.

Xử lý chấn thương cổ tay

Xử lý chấn thương cổ tay cấp tính

Điều đầu tiên là cần đánh giá mức độ tổn thương. Nếu chỉ đơn giản là trật xương hoặc bong gân thì chỉ cần sơ cứu giảm đau và sau đó điều trị phục hồi. Trường hợp nghi bị gãy xương cổ tay thì người bệnh cần được nhanh chóng đưa tới bệnh viện để các bác sĩ khám, đánh giá cụ thể tình trạng và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

xu-ly-chan-thuong-co-tay-cap-tinh

Phương pháp RICE gồm 4 biện pháp: Nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép, và nâng cao vùng bị tổn thương được sử dụng phổ biến trong sơ cứu các chấn thương liên quan tới cơ – xương – khớp ở nhiều vị trí khác nhau.

- Nghỉ ngơi (Rest): Người bệnh ngừng các hoạt động liên quan đến vận động thể chất để tránh làm cho vết thương trở nặng.

- Chườm lạnh (Ice): Biện pháp này giúp giảm đau và sưng hiệu quả. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, chỉ cần bọc đá viên vào khăn và dùng để chườm lên vùng bị tổn thương 15 – 20 phút, ngày 2 – 3 lần, trong khoảng thời gian vài ngày sau khi chấn thương. Các bạn không nên chườm đá trực tiếp lên da vì có thể gây bỏng lạnh.

xu-ly-chan-thuong-co-tay-cap-tinh-2

- Quấn băng ép (Compression): Để hạn chế cử động, giúp giảm đau, sưng, đồng thời hạn chế nguy cơ vết thương nặng hơn. Có thể dùng băng đàn hồi để băng ép quanh vị trí chấn thương ở mức độ vừa phải, không quá lỏng khiến hiệu quả kém, cũng không quá chặt khiến máu lưu thông khó khăn.

- Nâng cao tay bị thương (Elevation): Sử dụng chăn hoặc gối để kê cao tay bị thương ở vị trí cao hơn so với tim, giúp máu về tim thuận lợi hơn, giảm đau và sưng rất tốt.

Nếu các biện pháp trên không đáp ứng, tình trạng sưng đau có xu hướng gia tăng thì người bệnh nên nhanh chóng tới bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra.

Xử lý chấn thương cổ tay mãn tính

Chấn thương mãn tính thường khó xác định nguyên nhân rõ ràng, và thường khiến người bệnh chủ quan do đã thích nghi trong một thời gian dài. Tuy nhiên, việc điều trị sớm là rất quan trọng giúp bảo tồn chức năng vận động của cổ tay.

xu-ly-chan-thuong-co-tay-man-tinh

Việc điều trị các chấn thương cổ tay mãn tính thường là thuốc giảm đau. Nếu không ảnh hưởng nhiều đến xương, gân thì chỉ cần kết hợp với nẹp giữ cố đinh cổ tay.

Trong trường hợp xương cổ tay bị gãy nghiêm trọng thì người bệnh cần thực hiện phẫu thuật cũng như các biện pháp can thiệp y tế khác để nối lại và liền xương cổ tay.

Phòng ngừa chấn thương với dây quấn bảo vệ cổ tay

Dây quấn bảo vệ cổ tay là sản phẩm có tác dụng giữ vững, bảo vệ phần cổ tay của chúng ta trong khi tập luyện thể dục thể thao.

tac-dung-day-quan-bao-ve-co-tay-2

Có rất nhiều loại dây quấn khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng: Băng thun phần cổ tay, hoặc lên tới ½ bàn tay, được sử dụng cho các môn cầu lông, quần vợt… Băng dạng dây vải dài để quấn từ cổ tay lên hết đốt đầu tiên của ngón tay, sử dụng trong các môn võ thuật, điển hình là Muay Thái. Đối với những người thường xuyên tập gym, sử dụng máy tập gym thì một số loại găng tay được tích hợp với băng quấn cổ tay giúp bảo vệ tốt hơn. Một số loại băng được tích hợp với móc để treo tạ giúp hạn chế nguy cơ tuột tay khi nâng tạ nặng hoặc thời gian kéo dài.

Tác dụng của dây quấn cổ tay:

- Phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau, do dùng chất liệu thun co giãn hoặc dùng dây để quấn.

- Hạn chế nguy cơ bị chấn thương đứt gân, chệch khớp cổ tay khi tập luyện và thi đấu thế thao.

- Cách sử dụng đơn giản, người dùng chỉ cần luồn vào (với băng thun) hoặc quấn quanh cổ tay (với dây quấn).

tac-dung-day-quan-bao-ve-co-tay-3

Khi chọn mua dây quấn bảo vệ cổ tay các bạn nên sử dụng chất liệu cao cấp, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và bay hơi nhanh để tránh việc ẩm ướt khiến dây trở thành nơi chứa vi khuẩn. Sau khi sử dụng nên giặt sạch và phơi khô để sẵn sàng cho các buổi tập kế tiếp.

Những thương hiệu lớn, cung cấp nhiều loại phụ kiện thể thao đa dạng và phong phú chính là địa chỉ đáng tin cậy để các bạn trang bị cho bản thân một bộ dây quấn bảo vệ cổ tay chính hãng, chất lượng cao, giúp yên tâm trong quá trình tập luyện và thi đấu.

dai-viet-sport

Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về Tác dụng của dây quấn bảo vệ cổ tay. Mong rằng qua các thông tin được chia sẻ giúp các bạn hiểu hơn về một trong những phụ kiện thể thao rất phổ biến và sử dụng hiệu quả để phòng ngừa tốt các chấn thương liên quan đến cổ tay trong khi thể dục thể thao.

Nếu còn câu hỏi nào khác hay có nhu cầu mua dây quấn bảo vệ cổ tay cũng như các phụ kiện khác, hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể.

 

 

Bài viết khác

Top 6 thương hiệu máy tập gym được ưa chuộng nhất hiện nay

Trong những năm gần đây, số lượng người tập gym ở Việt Nam có xu hướng gia tăng, kéo theo đó là sự xuất hiện ngày càng phổ biến của các phòng tập, từ thành thị cho tới nông thôn. Đối với những người ...

Công dụng tuyệt vời của giàn tạ đa năng tại nhà

Giàn tạ đa năng là thiết bị được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình, cùng với những thiết bị thể thao tại nhà khác như máy chạy bộ, xe đạp thể dục, ghế cong tập bụng, xà đơn gắn cửa… Sở dĩ như ...

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

×
Loading...