Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Kiến thức cơ bản về phục hồi chức năng tim mạch

10/08/2023 14:41 | Đăng bởi Đại Việt Sport

Tổn thương chức năng tim cùng với các bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại nhiều quốc gia, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống. Phục hồi chức năng tim mạch là vấn đề được nhiều nhà khoa học cũng như người bệnh quan tâm.

Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu chi tiết về Phục hồi chức năng tim mạch nhé.

Chức năng của hệ thống tim mạch

chuc-nang-he-tim-mach

Hệ thống tim mạch là hệ thống tuần hoàn trong cơ thể người, gồm: Máu, các mạch máu, tim. Tim đóng vai trò là máy bơm, di chuyển máu qua các mạch, đi tới các cơ quan, bộ phận. Hệ thống tim mạch có nhiều chức năng quan trọng:

- Vận chuyển oxy, loại bỏ CO2.

- Vận chuyển các chất dinh dưỡng, loại bỏ chất thải.

- Chống lại dịch bệnh.

- Vận chuyển nội tiết tố.

- Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.

Phục hồi chức năng tim mạch là gì ?

Phục hồi chức năng của hệ thống tim mạch là quá trình lấy lại sức khỏe cho người bị mắc bệnh tim. Nếu thành công thì người bệnh có thể sống khỏe mạnh trong những năm tiếp theo.

Phục hồi tim mạch còn giúp bệnh nhân phòng ngừa nguy cơ tái phát trở lại. Nó bao gồm nhiều bài thể dục trị liệu, xây dựng lối sống lành mạnh, lên chế độ dinh dưỡng khoa học, giảm thiểu căng thẳng.

phuc-hoi-chuc-nang-tim-mach

Các giai đoạn phục hồi lại chức năng tim mạch:

- Giai đoạn 1:

Là giai đoạn phục hồi với các hoạt động đơn giản, giúp người bệnh thực hiện các thao tác cơ bản, có thể tự chăm sóc cho bản thân sau khi ra viện.

- Giai đoạn 2:

Thường bắt đầu sau thời điểm xuất viện, người bệnh tham gia vào các chương trình phục hồi chức năng tim ngoại trú. Giai đoạn này tập trung vào các bài thể dục, dinh dưỡng, kiểm soát stress, hỗ trợ cai thuốc lá.

Người bệnh suy tim phù được hướng dẫn các bài tập aerobic, đi bộ, đạp xe, hoặc tập gym với tạ nhẹ. Trong các buổi tập, người bệnh được theo dõi huyết áp cũng như nhịp tim để điều chỉnh vận động thể lực ở mức phù hợp.

Đối với bệnh nhân suy tim thì cần được phục hồi lại chức năng mạch thì sẽ được hỗ trợ xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạch, gồm hạn chế chát béo báo hòa, chất béo chuyển hóa, muối, và cholesterol.

Bên cạnh chế độ ăn uống thì người bệnh cũng cần được lưu ý đặc biệt về mặt tâm lý, mục đích là tránh rơi vào tình trạng lo âu, stress. Giữ cho tinh thần thoải mái, cùng lối sống lành mạnh sẽ tác động rất tích cực đến quá trình điều trị cũng như phục hồi chức năng tim mạch.

- Giai đoạn 3 và 4:

Ở giai đoạn này, khi bệnh nhân đã được phục hồi cơ bản thì cần phải duy trì thói quen tốt suốt đời để giữ cho trái tim khỏe mạnh, chống các đợt phát tác trở lại.

Phục hồi chức năng hệ thống tim mạch sớm & muộn

Phục hồi chức năng hệ thống tim mạch giai đoạn sớm

Phục hồi chức năng hệ thống tim mạch giai đoạn sớm được bắt đầu ở thời điểm ngay sau khi người bệnh phẫu thuật hoặc là điều trị tim, sau nhồi máu cơ tim.

phuc-hoi-chuc-nang-tim-mach-2

Mục đích:

- Giảm các biến chứng do lâu ngày không vận động.

- Giúp người bệnh nắm rõ các yếu tố nguy cơ, biện pháp phòng ngừa, phác đồ điều trị.

- Cải thiện tâm lý tích cực, tránh lo âu, trầm cảm.

Cải thiện, trấn an tâm lý cho bệnh nhân, tranh suy nghĩ lo âu, trầm cảm.

Phục hồi chức năng hệ thống tim mạch giai đoạn muộn

phuc-hoi-chuc-nang-tim-mach-3

Với bệnh tim mạch ở giai đoạn muộn (điển hình là suy tim) cần có các biện pháp điều trị phù hợp, trong đó có sử dụng thiết bị hỗ trợ thất trái. Đây là dụng cụ giúp lưu thông máu bình thường trong cơ thể khi người bệnh mắc bệnh tim giai đoạn cuối, có tác dụng giảm triệu chứng mệt mỏi, khó thở. Đôi khi nó cũng được dùng để giúp tim phục hồi các chức năng bình thường do có thể cho phép cơ quan này được tạm thời nghỉ ngơi.

Dụng cụ hỗ trợ thất trái thường được cấy ở bên dưới tim, với 1 thiết bị nối có nhiệm vụ dẫn máu từ thất trái và bơm liên tục vào động mạch chủ.

Lưu ý trong chăm sóc người bệnh phục hồi sau phẫu thuật tim

Đối với bệnh nhân vừa trải qua ca phẫu thuật tim thì việc chăm sóc người bệnh phục hồi rất quan trọng, với các phần việc cụ thể sau:

Trở lại cuộc sống hằng ngày

cham-soc-phuc-hoi-tim-mach

Nhiều bệnh nhân cảm thấy lo lắng khi phải rời khỏi sự chăm sóc của đội ngũ bác sĩ để về nhà. Một số cảm thấy còn yếu và tinh thần không thoải mái; Nhưng đó được xem là những biểu hiện bình thường sau phẫu thuật, và cuộc sống bình thường sẽ dần trở lại.

Trong tuần đầu tiên, nếu còn cảm thấy yếu thì người bệnh có thể nhờ người nhà hỗ trợ trong các sinh hoạt cá nhân, nhưng sau đó nên twuj mình chủ động. Nếu làm việc văn phòng thì bạn có thể trở lại với công việc sau 06 tuần. Công việc nặng thì cần nhiều thời gian hơn. Một số người cần thay đổi công việc nếu đó là việc nặng quá sức.

Khi nào có thể quan hệ gối chăn ?

cham-soc-phuc-hoi-tim-mach-2

“Chuyện ấy” an toàn cho trái tim cũng có tác dụng tương tự như các bài tập thể lực ở mức độ nhẹ. Hầu hết người sau phẫu thuật tim có thể quen hệ vào tuần thứ 8, khi xương ức đã được liền hẳn. Một phép thử đơn giản là nếu người bệnh có thể ddie lên cầu thang của 2 tầng nhà mà không xuất hiện triệu chứng khó thở hay mệt mỏi, không bị đau ngực thì có thể nhận thấy trái tim có thể đáp ứng được một mức độ tiêu hao thể lực tương đương với khi ái ân.

Một lưu ý nhỏ là sau khi ăn cơm no 3 tiếng mới nên quan hệ, và cũng phải cảm thấy bản thân được thoải mái, thư giãn. Nếu thấy mệt mỏi hay căng thẳng thì nên đợi khi thấy khỏe hơn.

Duy trì hiệu quả sau phẫu thuật

cham-soc-phuc-hoi-tim-mach-3

Người bệnh sau phẫu thuật không nên hút thuốc lá vì hành động này khiến giảm nồng độ oxy trong máu cũng như làm tổn thương thành mạch máu.

Nên hạn chế ăn các chất béo bão hòa vì có thể làm giảm nồng độ cholesterol ở trong máu cũng như xơ vữa động mạch. Hãy thay thế bằng chát béo tốt như dầu ô lịu, dầu hướng dương, dầu đậu phộng, dầu đậu nành.

Duy trì hoạt động thể lực thường xuyên ở mức độ vừa phải rất có lợi cho trái tim. Nó còn giúp người bệnh kiểm soát các yếu tố nguy cơ như: Tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn lipid máu, béo phì.

Khi nào nên đi khám lại ?

cham-soc-phuc-hoi-tim-mach-4

Sau khi phẫu thuật vài tháng thì người bệnh nên đi kiểm tra sức khỏe, mức độ hoạt động của tim. Thông thường, bệnh nhân sẽ nhận được hẹn ngày khám lại. Nhưng nếu có những dấu hiệu bị nhiễm khuẩn, sốt, vã mồ hôi, rét run, khó thở, đau ngực, sút cân không rõ nguyên nhân, nhận thấy có sự thay đổi về tần số cũng như nhịp tim… thì nên nhanh chóng đến bệnh viện để được các bác sĩ hỗ trợ kịp thời.

Trên đây là một số chia sẻ về Phục hồi chức năng tim mạch từ Daiviet Sport. Mong rằng qua các thông tin có được các bạn hiểu hơn về chức năng của hệ thống tim mạch, chăm sóc bản thân cũng như người thân trong gia đình tốt hơn. Nếu còn câu hỏi hay thắc mắc nào khác hãy liên hệ với chúng tôi. Daiviet Sport là nhà cung cấp các loại máy tập thể dục, thiết bị phục hồi chức năng uy tín, chất lượng tại Việt Nam !

Xem thêm:  dụng cụ vật lý trị liệu

Bài viết khác

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

Máy tập phục hồi chức năng bàn tay cho người tai biến

Bàn tay của chúng ta có chức năng cầm nắm, là ngôn ngữ cử chỉ. Nó được đánh giá là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngón trong bàn tay chứa nhiều đầu ...

Thiết bị tập đi phục hồi chức năng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị tập đi phục hồi chức năng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo, công dụng của từng loại, cũng như sử dụng sao cho phù hợp. ...

×
Loading...