Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Phục hồi chức năng hô hấp đơn giản và hiệu quả

08/07/2023 09:30 | Đăng bởi Đại Việt Sport

Cùng với hệ tiêu hóa và tuần hoàn, hệ hô hấp có vai trò quan trọng đối với con người. Hệ hô hấp làm nhiệm vụ lấy oxy từ môi trường bên ngoài để cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. Điều trị các bệnh lý hô hấp là quá trình điều trị nguyên nhân, triệu chứng cũng như phục hồi chức năng cho người bệnh.

Trong bài viết này các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu về Phương pháp phục hồi chức năng cho hệ hô hấp nhé.

Phục hồi chức năng hô hấp là gì?

Phục hồi chức năng hô hấp nhằm mục đích giảm triệu chứng khó thở, cải thiện chất lượng sống, gia tăng khả năng gắng sức, giúp người bệnh ổn định hoặc cải thiện bệnh.

phuc-hoi-chuc-nang-ho-hap

Phục hồi chức năng thường không được sử dụng ở trong giai đoạn cấp tính của các bệnh lý hô hấp. Phương thức trị liệu cũng tùy theo từng bệnh cụ thể mà thay đổi. Do đó, yêu cầu sẽ không giống nhau mặc dù đều cùng mục tiêu là phục hồi chức năng hô hấp.

Trong điều trị phục hồi bệnh lý mãn tính, vận động hô hấp trị liệu có vị trí quan trọng và được sử dụng rộng rãi với mục đích gia tăng dung tích hô hấp mà không bị tăng sự tiêu thụ oxy, điều này đồng nghĩa với việc không gây mệt với người bệnh.

Đối với các bệnh hô hấp mãn tính (phổi tắc nghẽn mãn tính – COPD, giãn phế quản, hen phế quản…) thì vận động hô hấp trị liệu còn có tác dụng rất quan trọng. Do tác động trên các yếu tố sinh lý cũng như cơ học của chứng năng hô hấp mà hô hấp trị liệu giúp người bệnh đào thải các chất dịch ra bên ngoài để quá trình thông khí diễn ra thuận lợi, kiểm soát nhịp thở và tạo thư giãn trong khi cơn khó thở đang diễn ra, tăng cường trao đổi khí thông qua các bài tập thở hiệu quả cũng như tập cho lồng ngực giãn nở hết mức. Nó cũng giúp duy trì tầm vận động bình thường cho cột sống, khớp vai, tránh được biến dạng của tư thế xấu, tăng tiến mức độ hoạt động cho bệnh nhân.

phuc-hoi-chuc-nang-ho-hap-2

Muốn đạt được các kết quả như trên thì người bệnh cần phải tập thở đúng cách, vận động cơ hoành hiệu quả, tập luyện cho các cơ hô hấp phụ ít hiệu năng được thoải mái. Nếu có đờm thì người bệnh cần tập ho có hiệu quả cũng như dẫn lưu bằng tư thế.

Để bác sĩ chỉ định phương pháp phục hồi chức năng hô hấp phù hợp thì trước tiên người bệnh cần được đánh giá về chức năng thông khí phổi. Từ trên cơ sở đó các bác sĩ mới đưa ra quyết định áp dụng kỹ thuật phù hợp.

Phân loại phục hồi chức năng dựa vào tình trạng bệnh lý

Căn cứ trên kết quả thăm dù chức năng thông khí của phổi, các bệnh lý thuộc hệ thống hô hấp sẽ được phân chia như sau:

Nhóm bệnh lý phổi rối loạn thông khí hạn chế

tinh-trang-benh-ly-phoi

Mục đích của việc phục hồi lại chức năng phổi rối loạn thông khí hạn chế nhằm mục đích tăng cường thông khí phổi, giảm triệu chứng khó thở, giảm chức năng cần thiết cho việc thở do có khả năng điều khiển được nhịp thở cũng như thúc đẩy được hoạt động tối đa của các cơ hô hấp có chức năng hỗ trợ người bệnh đủ oxy trong các sinh hoạt thường nhật.

Các bệnh thường gặp ở nhóm này là: Tràn dịch màng phổi, viêm phổi mô kẽ, xơ phổi, ung thư phổi, lao phổi ổn định…

Chỉ định kỹ thuật: Tập ho hữu hiệu, tập thở bằng cơ hoành trong các tư thế, tập thở cơ hoành có trợ giúp (có trở kháng), tập thở cơ hoành với dụng cụ (thường là gậy, thang tường, ròng rọc, đai vải), các kỹ thuật vận động giúp tăng cường thể lực.

Nhóm bệnh lý phổi kèm rối loạn thông khí tắc nghẽn

tinh-trang-benh-ly-phoi-2

Các bệnh thường gặp trong nhóm này gồm: Tắc nghẽn phổi mạn tính, giãn phế quản, mưng mủ ở phổi phế quản, viêm phổi, áp xe phổi.

Mục đích của việc phục hồi chức năng trong nhóm bệnh này là tống đẩy các chất đờm dịch trong đường khí phế quản và làm thông thoáng đường dẫn khí, tăng cường thông khí phổi, giảm cảm giác khó thở, dự phòng viêm nhiễm tái phát.

Các kỹ thuật được áp dụng gồm: Tập ho hữu hiệu, tập thở cơ hoành, tập thở cơ hoành có sử dụng dụng cụ, dẫn lưu tư thế, kết hợp với kỹ thuật vỗ và rung lồng ngực, vận động trị liệu giúp tăng cường thể lực.

Nhóm bệnh lý phổi kèm rối loạn thông khí hỗn hợp

tinh-trang-benh-ly-phoi-3

Các bệnh nằm ở trong nhóm này gồm: Các bệnh sau phẫu thuật lồng ngực, các đợt cáp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi, phổi bị áp xe.

Mục đích của việc phục hồi chức năng trong nhóm bệnh này nhằm tăng thông khí phổi, tống đẩy các chất đờm dịch, giảm tình trạng khó khở, dự phòng tái phát viêm nhiễm.

Các kỹ thuật được được áp dụng gồm: Tập ho hữu hiệu, tập thở bằng cơ hoành, dẫn lưu tư thế, kết hợp với vỗ & rung lồng ngực, vận động trị liệu tăng cường thể lực.

Các kỹ thuật giúp phục hồi chức năng hô hấp

Kỹ thuật vỗ lồng ngực

Mục đích làm rung cơ học, giúp long đờm dãi đang ự đọng ở trong phổi. Động tác này tạo ra các sóng cơ học tác động qua thành ngực tới phổi.

ky-thuat-vo-long-nguc

Vị trí thực hiện tại phần tương ứng với phân thùy phổi, vỗ ở phía sau và hai bên thành ngực.

Cách thực hiện: Người thực hiện chụm bàn tay lại, các ngón khép. Khi vỗ lên thành ngực sẽ tạo ra một lớp đệm không khí nằm giữa tay với ngực. Vai, khuỷu, cổ tay luôn ở trạng thái thoải mái và mềm mại, không lên gân. Tốc độ cũng vừa phải, không quá mạnh để tránh gây đau, khó chịu cho bệnh nhân.

Bàn tay có thể di chuyển theo các hướng đi lên – xuống dưới – lan ra xung quanh theo vòng tròn. Khi thực hiện vỗ nên lót khăn mỏng ở trên da, không vỗ vào các vùng xương nhô lên như: Cột sống, xương đòn xương bả vai.

Kỹ thuật rung lồng ngực

ky-thuat-vo-rung-long-nguc

Rung lồng ngực là kỹ thuật cơ học, có tác dụng làm long đờm, di chuyển đờm vào phế quản để đờm được khạc nhổ ra bên ngoài.

Kỹ thuật này được tiến hành khi người bệnh thở ra. Người thực hiện đặt hai tay lên phía sau thành ngực, luồn tay vào các kẽ sườn của người bệnh. Khi người bệnh hít vào sâu sẽ đẩy các xương sườn ra và chống lại lực nén. Khi người bệnh thở ra thì người thực hiện sẽ ấn tay đồng thời rung nhẹ và nhanh vào thành ngực để cho đờm dãi từ phế quan được tống xuất ra bên ngoài.

Kỹ thuật tập thở bụng (thở cơ hoành)

ky-thuat-tap-tho-bung

Người bệnh nằm người hoặc ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, đầu gối gấp 45 độ, hai khớp háng xoay ra bên ngoài. Khi hít vào thì cơ hoành hạ xuống và bụng phồng lên, còn khi thở ra thì cơ hoành nâng lên, bụng lại lõm xuống.

Người thực hiện đặt 1 tay lên vùng thượng vị của người bệnh để theo dõi nhịp thở. Để người bệnh thở bình thường vài nhịp rồi yêu cầu thở sâu để đẩy tay của người thực hiện, trong khi tay của người thực hiện sẽ kháng lại lực đẩy đó cho tới khi bệnh nhân có thể thở được bằng bụng.

Chú ý: Không nên thở ra một cách ép buộc vì điều này dễ gây ra tình trạng xẹp phổi. Nên tránh kiểu thở mà kéo dài quá mức khiến ngày càng thở dốc. Chỉ nên tập thở trong thời gian ngắn để tránh tình trạng gây tăng thông khí phổi. Người bệnh cũng nên tập thở ở các tư thế khác nhau như nằm, ngồi, đi lại, lên xuống cầu thang. Ngoài ra, nên để tay lên vùng thượng vị để có thể kiểm soát hơi thở.

Trên đây là một số chia sẻ về phục hồi chức năng hô hấp giúp người bệnh chủ động và tích cực hơn trong việc phù hồi lại chức năng hô hấp. Nếu còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu mua thiết bị phục hồi chức năng các bạn hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể !

Xem thêm:  thiết bị vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Bài viết khác

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

Máy tập phục hồi chức năng bàn tay cho người tai biến

Bàn tay của chúng ta có chức năng cầm nắm, là ngôn ngữ cử chỉ. Nó được đánh giá là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngón trong bàn tay chứa nhiều đầu ...

Thiết bị tập đi phục hồi chức năng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị tập đi phục hồi chức năng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo, công dụng của từng loại, cũng như sử dụng sao cho phù hợp. ...

×
Loading...