Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Bệnh COPD và Phương pháp phục hồi chức năng hô hấp

09/09/2023 09:28 | Đăng bởi Đại Việt Sport

Tắc nghẽn phổi mạn tính (COPD) là bệnh viêm phổi mãn tính xảy ra khi luồng khí bị tắc nghẽn tại phổi. Các biểu hiện gồm khó thở, ho, tiết chất nhầy, thở khò khè. Người mắc bệnh này có nguy cơ bị mắc bệnh tim, ung thư phổi cùng rất nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.

Trong bài viết này Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Bệnh COPD và Phương pháp phục hồi chức năng hô hấp.

Hiểu về bệnh phổi tắc nghẽn COPD ?

COPD gồm: Khí phế thũng – tổn thương túi khí ở trong phổi và Viêm phế quản mãn tính, được đặc trưng bởi sự gia tăng tiết đờm nhày trong phế quản, cùng với đó là biểu hiện ho khác tối thiểu 3 tháng liên tục trong năm và kéo dài 2 năm liên tiếp.

benh-phoi-tap-nghen-copd

COPD xảy ra khi phổi bị viêm, tổn thương, hẹp đường dẫn khí, chủ yếu ảnh hưởng tới những người trung niên hoặc cao tuổi hút thuốc. Thời gian hút thuốc càng dài thì khả năng bị mắc bệnh càng cao.

Mặc dù nguyên nhân chủ yếu do hút thuốc lá, nhưng cũng có thể bắt gặp ở một số trường hợp không hút thuốc lá, đó có thể là người bị giãn phế quản, hen, di chứng lao phổi.

Một số trường hợp bị bệnh tắc nghẽn phổi là do tiếp xúc lâu dài với khói hoặc bụi có hại. Một số ít là do mắc bệnh di truyền hiếm gặp, khiến cho phổ dễ bị tổn thương hơn.

Nhiều người không nhận ra mình bị COPD. Các vấn đề liên quan tới hô hấp có xu hướng trở nên tồi tề hơn theo thời gian và hạn chế các hoạt động bình thường. Việc phát hiện và điều trị kịp thời có thể giúp kiểm soát tốt tình trạng này.

Triệu chứng của COPD

benh-phoi-tap-nghen-copd-2

Các triệu chứng thường gặp của COPD là:

- Tăng khó thở, nhất là khi người bệnh hoạt động.

- Ho khan dai dẳng có đờm.

- Nhiễm trùng ngực thường xuyên.

- Khò khè liên tục.

Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời thì các triệu chứng của bệnh sẽ có những giai đoạn tồi tệ hơn, được gọi là đợt cấp hoặc đợt bùng phát.

Người bệnh nên tới bệnh viện khi có những biểu hiện của COPD, nhất là những người trên 35 tuổi và từng hút thuốc trong thời gian dài. Nếu xác định là bị tắc nghẽn phổi thì nên điều trị sớm để tránh các tổn thương nghiêm trọng. Các bác sĩ sẽ hỏi về thói quen sinh hoạt, đo chức năng hô hấp, chụp X-quang để chẩn đoán bệnh, loại trừ các tình trạng bệnh khác (chẳng hạn như hen suyễn).

Điều trị COPD như thế nào ?

benh-phoi-tap-nghen-copd-3

Theo các bác sĩ: Tổn thương là do COPD gây ra là vĩnh viễn, điều trị có tác dụng làm chậm sự tiến tiển của bệnh. Các biện pháp cụ thể gồm:

- Ngừng hút thuốc: Sử dụng thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh tắc nghẽn phổ, do đó ngừng hút thuốc là rất quan trọng, giúp người bệnh điều trị COPD.

- Sử dụng ống hít và thuốc: Giúp cho việc thở thuận lợi hơn.

- Kháng sinh: Dùng khi người bệnh có các triệu chứng nhiễm khuẩn ở phế quản phổi.

- Thuốc hỗ trợ: Gồm thuốc long đờm, dinh dưỡng, điều trị các bệnh lý phổi khác (đồng mắc) giúp người bệnh cải thiện triệu chứng tốt hơn.

- Thở oxy và thở máy: Người bệnh được thở oxy hoặc thở máy hỗ trợ khi xuất hiện các triệu chứng nặng.

- Phục hồi chức năng phổi: Tập thở, tập thể dục, tập ho hiệu quả, kết hợp với giáo dục sức khỏe.

- Phẫu thuật hoặc ghép phổi: Dùng cho một số ít trường hợp, khi bóng khí lớn, bị biến chứng tràn khí màng phổi.

Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân COPD

Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân COPD gồm những gì?

Phục hồi chức năng hô hấp nhằm mục đích giảm triệu chứng khó thở, cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao khả năng gắng sức, giữ ổn định cũng như cải thiện tình trạng bệnh, giảm số cơn kịch phát khiến phải nhập viện điều trị, giảm thiểu số ngày nằm viện, tiết kiệm chi phí.

phuc-hoi-chuc-nang-benh-copd

Phục hồi chức năng hô hấp bao gồm 3 vấn đề cần giải quyết:

- Giáo dục sức khỏe: Người bệnh được tư vấn cách cai thuốc lá, các kiến thức liên quan tới bệnh lý, hướng dẫn sử dụng thuốc, thở oxy đúng, kỹ năng dùng ống bơm xít hay bình hít, các phương pháp ho khạc đờm, tập thở. Bệnh nhân cũng được học về chế độ dinh dưỡng khoa học giúp cải thiện tình trạng gầy yếu, sút cân, suy dinh dưỡng thường xảy ra khi bị COPD.

- Vật lý trị liệu hô hấp: Chuyên gia trị liệu sẽ hướng dẫn các kỹ thuật cải thiện thông khí, ho khạc đờm, các bài tập vận động động trị liệu giúp tăng cường thể chất cũng như khắc phục hiệu quả bệnh. Bài tập được thiết kế phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

- Hỗ trợ tâm lý & tái hòa nhập xã hôi: Tình trạng rối loạn tâm thần, trầm cảm thường xuất hiện ở nhiều bệnh nhân COPD. Nếu như được hỗ trợ tâm lý sẽ giúp cải thiện được tình trạng này.

Phương pháp thông đờm giúp làm sạch đường thở

phuc-hoi-chuc-nang-benh-copd-2

Đây là một phần của vật lý trị liệu phục hồi chức năng với mục đích là hỗ trợ người bệnh biết cách loại bỏ đờm, dịch tiết từ phế quản để đường thở trên nên thông thoáng hơn.

Phương pháp này được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân có nhiều đờm khiến cản trở khả năng hô hấp hoặc bệnh nhân gặp phải khó khăn khi khạc. Nó gồm có 2 kỹ thuật chính là Kỹ thuật ho có kiểm soát và Kỹ thuật thở mạnh.

Kỹ thuật ho có kiểm soát

Ho thông thường là một phản xạ có tác dụng bảo vệ cho cơ thể, mục đích là tống xuất những vật “lạ” ro khỏi cơ thể. Khi các phế quản bị bám đầy đờm nhớt và gây phản xạ muốn ho. Cơn ho xảy ra do các kích thích tại cổ hong nhưng luồng khí không đủ để có thể đẩy đờm di chuyển. Đối với người bệnh COPD, ho thường làm cho người bệnh bị mệt, khó thở tăng lên, gây lo lắng cho bệnh nhân, tạo ra các tình huống khó xử tại nơi công cộng.

phuc-hoi-chuc-nang-benh-copd-3

Ho có kiểm soát là động tác giúp tống đờm ra ngoài, làm sạch đường thở, giúp bệnh nhân không bị mệt mỏi, giảm tình trạng khó thở. Mục đích của nó là không phải là tránh ho mà là sử dụng ho để lợi dụng tác động của chính nó để làm sạch đường thở. Người bệnh COPD cần một luồng khí đủ mạnh tích lũy ở sau chỗ ứ đọng đờm giúp đẩy đờm di chuyển ra ngoài.

Để thay thế cho các cơn ho thông thường vốn gây mệt mỏi thì người bệnh cần nắm được kỹ thuật ho có kiểm soát. Cụ thể:

- Người bệnh ngồi ở trên giường trong tư thế thoải mái.

- Hít vào thật chậm và sâu.

- Nín thở trong vài giây.

- Ho mạnh 2 lần, lần đầu giúp long đờm, lần sau đẩy đờm ra bên ngoài.

- HÍt vào chậm và nhẹ nhàng, thở chúm môi vài lần trước khi lặp lại thao tác.

Lưu ý: Khi có cảm giác muốn ho, người bệnh không nên nín thở, thay vào đó nên thực hiện kỹ thuật ho có kiểm soát để tống xuất đờm ra ngoài. Tùy thuộc vào sự thành thạo của mỗi người và lực ho mà có khi phải thực hiện vài lần mới đưa được đờm ra ngoài. Một số bệnh nhân có lực ho yếu có thể thay thế bằng kỹ thuật thở ra mạnh.

Kỹ thuật thở ra mạnh

phuc-hoi-chuc-nang-benh-copd-4

Kỹ thuật thở ra mạnh được dùng thay thế cho kỹ thuật ho có kiểm soát trong những trường hợp người bệnh bị yếu mệt và không có đủ lực để ho. Các bước thực hiện như sau:

- Người bệnh hít vào chậm và sâu.

- Nín thở trong vài giây.

- Thực hiện thở ra mạnh và kéo dài.

- Hít vào nhẹ nhàng. Hít thở đều vài lần trước khi lặp lại.

Để hỗ trợ thông đơ có hiệu quả các bạn nên uống đủ lượng nước trong này, nhất là những bệnh nhân đang thở oxy, và trong những ngày thời tiết nóng bức. Chỉ nên dùng các loại thuốc có tác dụng long đờm, loãng đờm, không nên sử dụng thuốc ức chế cơn ho.

Trên đây Daiviet Sport đã chia sẻ với về Bệnh COPD và Phương pháp phục hồi chức năng hô hấp. Nếu các bạn còn câu hỏi nào khác, hoặc có nhu cầu trang bị máy tập thể dục, thiết bị phục hồi chức năng hãy liên hệ với chung tôi để được tư vấn cụ thể cũng như cung cấp sản phẩm cao cấp, chính hãng !

Xem thêm:  dụng cụ vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Bài viết khác

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

Máy tập phục hồi chức năng bàn tay cho người tai biến

Bàn tay của chúng ta có chức năng cầm nắm, là ngôn ngữ cử chỉ. Nó được đánh giá là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngón trong bàn tay chứa nhiều đầu ...

Thiết bị tập đi phục hồi chức năng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị tập đi phục hồi chức năng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo, công dụng của từng loại, cũng như sử dụng sao cho phù hợp. ...

×
Loading...