Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Phục hồi chức năng chấn thương tủy sống

26/09/2023 09:53

Chấn thương ở tủy sống là một trong những tình trạng sức khỏe vô cùng nghiêm trọng. Việc phục hồi đòi hỏi sự kiên nhẫn và rất nhiều thời gian, kết hợp nhiều phương pháp, kỹ năng chăm sóc của người thân, và đặc biệt là ý chí vượt khó của bản thân người bệnh.

Trong bài viết này các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu về Phục hồi chức năng chấn thương tủy sống, qua đó hiểu hơn về tình trạng này cũng như các biện pháp trị liệu cho người bệnh nhé.

Tổn thương tủy sống là gì ?

ton-thuong-tuy-song

Tủy sống là 1 bộ phần của thần kinh trung ương, nằm ở trong ống sống. Chức năng chủ yếu của tủy là dẫn truyền các tín hiệu thần kinh từ não xuống, đồng thời truyền cảm giác từ cơ thể về não bộ. Đây cũng chính là trung tâm của các phản xạ tự động.

Tổn thương tủy sống là thuật ngữ được dùng để chỉ các vấn đề, bệnh lý làm ảnh hưởng tới tủy, thường là chấn thương cột sống, viêm tủy, xuất huyết hoặc là nhồi máu tại mạch tủy…

Khi tủy bị tổn thương sẽ ảnh hưởng tới khả năng gửi và nhận tín hiệu giữa não bộ và các hệ của cơ thể, từ đó khiến người bệnh bị rối loạn vận động, rối loạn các giác, các phản xạ tự động, ảnh hưởng đến khả năng đại tiểu tiện cũng như chức năng tình dục.

Nguyên nhân và triệu chứng bị tổn thương tủy sống

nguyen-nhan-ton-thuong-tuy-song

Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, mức độ nặng – nhẹ của tổn thương mà người bệnh có những triệu chứng khác nhau. Thường gặp là:

- Người bệnh bị yếu, liệt tứ chi đối với tổn thương tủy cổ; Liệt 2 chân với tổn thương tủy ngực, hoặc thắt lưng, chóp tủy.

- Giảm hoặc mất cảm giác, đau thần kinh.

- Đại tiểu tiện không tự chủ.

- Rối loạn thần kinh thực vật: Đau đầu, vã mồ hôi, nhịp tim chân, mặt đỏ, và tăng huyết áp kịch phát.

- Viêm phổi, suy hô hấp do bị liệt cơ hô hấp.

nguyen-nhan-ton-thuong-tuy-song-2

Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như: Loét da, cứng khớp, dính khớp, tắc mạch chi, viêm phổi, nhiễm khuẩn tiết niệu, thận suy…

Một số nguyên nhân có thể gây tổn thương tủy sống gồm: Chấn thương cột sống (được coi là nguyên nhân hàng đầu); Bệnh lý tủy sống như viêm tủy, xơ cứng; Bệnh lý mạch tủy, gồm xuất huyết tủy, nhồi máu mạch tủy; Bị thoát vị đĩa đệm nặng.

Điều trị cho bệnh nhân bị chấn thương tủy sống

dieu-tri-ton-thuong-tuy-song

Với người bệnh bị tổn thương do chấn thương (tác động của ngoại lực) thì cần đặt bệnh nhân trên tấm ván cứng và phẳng, cố định cổ bằng nẹp, kiểm tra đường dẫn khí cũng như năng hô hấp. Sau đó các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc điều trị tổn thương tủy cấp tính. Những trường hợp nặng hơn cần được phẫu thuật để ổn định lại cột sống, lấy các mảnh xương, dị vật, đĩa đệm bị vỡ.

Còn ở người bệnh bị tổn thương tủy do thoát vị đĩa đệm thì thường có bị rối loạn cảm giác, tê bì ở một số bộ phận do dây thần kinh bị chèn ép, có thể điều trị nội khoa. Khi bệnh nhân có biểu hiện bị teo cơ, liệt vận động, rối loạn đại tiểu tiện do thoát vị cột sống khiến tủy bị tổn thương thì cần mổ sớm để tránh các biến chứng nặng.

dieu-tri-ton-thuong-tuy-song-2

Phục hồi chức năng: Điều trị bằng phục hồi chức năng cần được thực hiện càng sớm càng tốt để tủy nhanh chóng phục hồi và tránh được các biến chứng nguy hiểm. Trong quá trình này, người bệnh sẽ được phục hồi toàn diện về cơ thể sau tổn thương tủy thông qua các biện pháp sau:

- Vận động trị liệu: Gồm nhiều bài tập vận động được thiết kế phù hợp với từng bệnh nhân, mục đích là tăng tầm vận động khớp, hạn chế teo cơ, cứng khớp.

- Tập phục hồi lại chức năng hô hấp: Cải thiện khả năng hô hấp, hạn chế cũng như cải thiện tình trạng viêm phổi.

- Hoạt động trị liệu: Tăng cường khả năng vận động của bàn tay để người bệnh chủ động hơn trong các sinh hoạt thường ngày.

- Phục hồi chức năng đại tiểu tiện: Thực hiện các bài tập cơ đáy chậu, đại tràng, kích thích hậu môn…

Phục hồi chức năng người bệnh chấn thương tủy sống 

Tập vật lý trị liệu cho người bệnh

phuc-hoi-chuc-nang-chan-thuong-tuy-song-2

- Tập thở và ho: Những người bệnh bị chấn thương tủy sống ở những đoạn tủy cao tại vùng cổ và ngực sẽ phải đối diện với tình trạng bị liệt một phần các cơ hô hấp. Do đó, người bệnh mất khả năng ho, từ đó gây ứ đọng đờm dãi, tăng khả năng mắc bệnh viêm phổi. Để khắc phục thì hãy đặt 2 tay trước ngực của bệnh nhân, ấn mạnh xuống cho tới khi người đó ho được. Tuy nhiên, cần lưu ý tránh làm dịch chuyển cột sống.

- Tập vận động: Do người bệnh cần bất động trong khoảng thời gian đầu sau tổn thương nên tình trạng co rút cơ có thể xuất hiện, thường gặp tại các khớp, kèm theo cứng khớp. Bởi vậy, vùng khớp của các chi bị liệt cần được cử động thường xuyên, ở cả tư thế nằm và ngồi, khoảng 10 lần mỗi ngày.

- Tập tăng sức mạnh các cơ tại chi và thân mình:

+ Người bệnh trong tư thế ngồi, 2 tay chống lên bục gỗ thấp (khoảng 15 cm), cố gắng nâng thân mình lên nhờ sức mạnh 2 cánh tay và giữ tư thế trong 10 giây. Thực hiện động tác 10 lần.

+ Người bệnh ở tư thế nằm ngửa, gập người, đưa bàn tay chạm đầu gối, 2 chân duỗi thẳng. Thực hiện động tác 10 lần.

- Tập đứng: Hỗ trợ người bệnh đứng dậy với mục đích cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường đào thải nước tiểu và phân.

Phục hồi khả năng thực hiện các hoạt động trong sinh hoạt thường ngày

phuc-hoi-chuc-nang-chan-thuong-tuy-song-3

- Chăm sóc da: Nếu người bệnh có thể tự lăn trở được thì nên thường xuyên thay đổi tư thế để tránh bị loét. Trường hợp người bệnh không thể tự lăn trở thì người nhà hỗ trợ thay đổi tư thế, nên đặt bệnh nhân trong tư thế nằm nghiêng. Nên sử dụng nệm nước hoặc các nệm lót ngồi để tránh biến chứng loét. Việc chăm sóc da nên được thực hiện hàng ngày.

- Chăm sóc đường tiểu: Hướng dẫn người bệnh cách vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, tự đặt ống thông tiểu cũng như túi đeo nước tiểu. Điều này sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiểu.

- Chăm sóc đường tiêu hoá: Phần lớn người bệnh tổn thương tủy sống bị mất đi khả năng tự rặn đại tiện, do đó cần được hướng dẫn cách dùng tay để lấy phân ra ngoài.

Hỗ trợ về mặt tâm lý

Người bị tổn thương tủy sống trải qua chấn động tâm lý lớn, đễ rơi vào thất vọng, âu lo, chán nản, cáu gắt… Cần được hỗ trợ:

phuc-hoi-chuc-nang-chan-thuong-tuy-song-4

- Gia đình cần thể hiện sự cảm thông, sẵn sàng giúp đỡ người bệnh.

- Thường xuyên động viên, tạo điều kiện để người bệnh được làm việc, vui chơi, giúp giải tỏa căng thẳng.

- Khuyến khích người bệnh tự chăm sóc bản thân, hỗ trợ những khi cần thiết. Không để cho người bệnh tự thực hiện một mình.

- Giải thích tình trạng khuyết tật từ từ, không giấu diếm hay nói dối người bệnh rằng có thể trị khỏi hoàn toàn.

- Động viên người bệnh gặp gỡ những người khác cũng bị cùng bệnh để sinh hoạt, trò chuyện, giúp tinh thần trở nên vui vẻ, lạc quan hơn.

Tập ngồi

Những người bệnh không ngồi được cần được trợ giúp ban đầu. Nên giữ người bệnh trong tư thế ngồi, yêu cầu họ đưa tay ra phía trước, lần lượt đẩy vai một cách nhẹ nhàng ra trước, sau, sang bên trái và phải. Hai chân tách rời, đặt thẳng xuống dưới nền. Thực hành động tác này giúp giữ thăng bằng trong tư thế ngồi, dần về sau bệnh nhân có thể tự ngồi.

Tập đứng

Hỗ trợ người bệnh đứng dậy giúp cải thiện lưu thông máu, đồng thời thuận lợi đào thải phân và nước tiểu.

Thay đổi môi trường sống

phuc-hoi-chuc-nang-chan-thuong-tuy-song-5

Môi trường sống cũng cần được điều chỉnh và thay đổi để phù hợp với sinh hoạt, di chuyển của người bệnh. Cụ thể:

- Mở rộng cửa ra vào, cửa nhà tắm để xe lăn ra vào dễ dàng.

- Không nên để bậc cấp, vật cản tại những lối di chuyển của bệnh nhân.

- Thiết kế tay vịn ở xung quanh khu vực vệ sinh.

- Khu bếp cần có chiều cao phù hợp, đủ tiện nghi để người bệnh có thể thực hiện các công việc nội trợ khi đang sử dụng xe lăn.

Trên đây Daiviet Sport đã chia sẻ với các bạn về Phục hồi chức năng chấn thương tủy sống. Các bạn hãy lưu ý để chăm sóc sức khỏe bản thân cũng như người thân trong gia đình tốt hơn. Nếu còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu mua thiết bị phục hồi chức năng, máy tập thể dục tại nhà hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể cũng như cung cấp thiết bị chính hãng, phù hợp nhu cầu sử dụng, giúp phục hồi nhanh, hiệu quả !

Xem thêm: thiết bị vật lý trị liệu phục hồi chức năng, Máy tập gym

Bài viết khác

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

Máy tập phục hồi chức năng bàn tay cho người tai biến

Bàn tay của chúng ta có chức năng cầm nắm, là ngôn ngữ cử chỉ. Nó được đánh giá là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngón trong bàn tay chứa nhiều đầu ...

Thiết bị tập đi phục hồi chức năng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị tập đi phục hồi chức năng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo, công dụng của từng loại, cũng như sử dụng sao cho phù hợp. ...

×
Loading...