Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Lộ trình tập phục hồi chức năng dây chằng chéo sau

12/12/2022 14:47 | Đăng bởi Đại Việt Sport

Trong số các chấn thương liên quan tới dây chằng khớp gối thì xảy ra tại dây chằng chéo sau chỉ chiếm chưa tới 10%. Tuy nhiên, các dấu hiệu của nó lại khó nhận biết cũng như chẩn đoán nên nhiều trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời.

phuc-hoi-day-chang-cheo-sau

Trong nội dung dưới đây, Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Lộ trình tập phục hồi chức năng dây chằng chéo sau. Qua đó cùng hiểu hơn về nguyên nhân, các triệu chứng cũng như vật lý trị liệu cho người bị đứt dây chằng này.

Cấu trúc và chức năng của dây chằng chéo sau

Cấu tạo của khớp gối bao gồm phần dưới của xương đùi và phần trên của xương chày, xương bánh chè ở đằng trước. Các xương được liên kết với nhau bởi hệ thống 4 dây chằng.

Dây chằng bên trong và dây chằng bên ngoài có nhiệm vụ giữ cho khớp gối vững chắc khi chúng ta xoay trở.

cau-tao-chuc-nang-day-chang-cheo-sau

Dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau bắt chéo với nhau tạo thành hình chữ X, chức năng chính là giữ cho khớp gối vững chắc, không bị trượt ra phía đằng trước hay đằng sau quá mức.

Dây chằng chéo sau có vị trí ở trung tâm của khớp gối, gồm 2 bó sợi dày chạy từ trước về sau nên chắc chắn hơn so với dây chằng chéo trước. Nó có tác dụng giữ khớp gối vững chắc, ngăn chặn sự di lệch quá mức của xương chày so với xương đùi, hỗ trợ các động tác hàng ngày như chạy, nhảy, leo, trèo…

Lộ trình chi tiết tập phục hồi chức năng dây chằng chéo sau

Người bệnh sau phẫu thuật được khuyên nên sớm vận động để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Các bài tập vận động được áp dụng tùy theo giai đoạn.

phuc-hoi-chuc-nang-day-chang-cheo-sau

1 – 2 ngày sau phẫu thuật

Thực hiện chườm đá 20 phút, ngày 2 – 3 lần để giảm đau và sưng ở khớp.

Tập vận động cho xương bánh chè.

Tập khép khớp háng, vận động khớp cổ chân ở nhiều tư thế khác nhau.

Thực hành nâng toàn bộ chân khỏi giường nằm với sự hỗ trợ của người nhà hoặc bác sĩ trị liệu.

Người bệnh có thể được chỉ định các bài tập kéo dài trong khoảng 1h đồng hồ để tránh huyết khối tĩnh mạch sâu.

Tập cơ đùi và bắp chân.

Người bệnh cần sử dụng nẹp trong 4 – 6 tuần cho đến khi kiểm soát tốt cơ lực.

Từ ngày thứ 2 sau phẫu thuật

Bệnh nhân sử dụng 2 nạng với 50% trọng lượng cơ thể được đặt ở trên chân đã phẫu thuật, có sử dụng miếng đệm đầu gối.

Từ 3 – 7 ngày sau phẫu thuật

Áp dụng các bài tập giảm sưng đau khớp gối, phục hồi tầm vận động; Cũng tương tự như ngày 1 và 2 sau phẫu thuật nhưng tăng thêm cường độ.

Thực hiện đeo nẹp cả ngày và đêm.

Tăng cường kiểm soát các cơ đùi.

Có thể sử dụng 2 nạng kèm miếng đệm đầu gối để hỗ trợ.

phuc-hoi-chuc-nang-day-chang-cheo-sau-2

Từ tuần thứ 2 – 4 sau phẫu thuật

Bệnh nhân vẫn sử dụng nẹp kéo dài đầu gối và áp dụng các bài tập trong nẹp và nâng chân với nẹp.

Xen kẽ với đó là tháo nẹp ngày 3 lần và tập gập gối khoảng 60 độ.

Qua tuần thứ 4 tập uốn cong đầu gối 90 độ.

Mở rộng khớp đầu gối từ 60 độ về 0 độ.

Cố gắng kiểm soát chuyển động để tăng cường cơ ở vị trí đầu gối đã mở rộng hoàn toàn.

Có thể đặt thêm trọng lượng lên bên chân phẫu thuật.

Tập đi bộ với nạng trong khoảng thời gian từ tuần thứ 4 – 6.

Trong quá trình tập nếu đầu gối bị đau thì ngừng lại và chườm lạnh.

Mục tiêu là sang đến tuần thứ 4 khớp gối duỗi được hoàn toàn, gập vào được 90 độ và cơ đùi mạnh hơn.

phuc-hoi-chuc-nang-day-chang-cheo-sau-3

Từ tuần 5 - 6 sau phẫu thuật

Tiếp tục tập các bài vận động trong khi mang nẹp cũng như tháo nẹp.

Cố gắng duy trì khả năng mở rộng đầu gối tối đa.

Thực hành uốn cong đầu gối thành 90 độ và sau đó là 110 độ.

Tập động tác giúp mở rộng đầu gối từ 60 về 0 độ.

Tập nâng – khép khớp háng với phần đầu gối mở rộng tối đa.

Sử dụng nẹp khi vận động cũng như nghỉ ngơi.

Đi lại bằng nạng và để chân phẫu thuật chịu 75% trọng lượng của cơ thể.

Tới tuần thứ 6 thì có thể tháo nẹp ở ống chân.

Tập nhún chân ở mức độ giới hạn, mở rộng đầu gối tới 90 độ và ngược lại, tăng dần tốc độ.

Tập đi lên – xuống cầu thang.

phcn-anh-thuc-te-11

Từ tuần 7 – 10 sau phẫu thuật

Tập gập gối tăng dần lên tới 120 độ, cho tới khi khớp gối gấp được hoàn toàn 3 tháng sau thời điểm phẫu thuật.

Tập squat 90 độ.

Tập nâng toàn bộ chân cùng với siết chặt háng, đeo quả tạ 1 – 2 kg để mở rộng hết cỡ đầu gối.

Chân bên phẫu thuật phải chịu được hoàn toàn trọng lượng cơ thể ở thời điểm 8 tuần sau phẫu thuật.

Tập đi lên xuống cầu thang, đi bộ, đạp xe tốc độ chậm, sử dụng thiết bị phục hồi chức năng 3 trong 1, 4 trong 1.

Từ tuần thứ 11 – 16 sau phẫu thuật

Củng cố các bài tập trên, sử dụng thiết bị phục hồi chức năng có sử dụng núm kháng lực để tăng thêm độ khó.

Các bài tập gập và mở rộng khớp gối được thực hiện một cách chủ động và bình thường.

Tập chạy bộ ở tốc độ chậm.

phuc-hoi-chuc-nang-day-chang-cheo-sau-4

Từ tháng thứ 5 – 6 sau phẫu thuật

Áp dụng các bài tập cho đùi và cơ bắp chân để tăng cường sức mạnh tổng thể cho chi dưới.

Chạy bộ với tốc độ trung bình nhưng không thực hiện chạy vòng hoặc có xoay đầu gối.

Có thể tham gia các hoạt động thể thao mang tính chất nhẹ nhàng.

Từ tháng thứ 7 trở đi

Người bệnh có thể trở lại với các hoạt động thể chất thường ngày như chạy, nhảy.

Sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm khi khớp gối bị sưng.

Hiểu về tình trạng chấn thương dây chằng chéo sau

Chấn thương dây chằng chéo sau là gì ?

Chấn thương dây chằng chéo sau xảy ra khi bị kéo giãn quá mức và dẫn đến bị đứt một phần hay hoàn toàn, và được chia thành các cấp độ như sau:

chan-thuong-day-chang-cheo-sau

- Cấp độ I: Người bệnh bị đứt dây chằng chéo sau một phần.

- Cấp độ II: Đứt dây chằng chéo sau nhiều hơn cùng với khớp gối lỏng lẻo hơn so với cấp I.

- Cấp độ III: Bị đứt dây chằng chéo sau hoàn toàn khiến đầu gối trở nên rất lỏng lẻo.

- Cấp độ IV: Đứt dây chằng chéo sau cùng với đứt các dây chằng khác tại khớp gối, gãy rạn xương, rách sụn chêm...

Nguyên nhân gây chấn thương dây chằng chéo sau

nguyen-nhan-chan-thuong-day-chang-cheo-sau

Nguyên nhân gây chấn thương dây chằng chéo sau rất đa dạng, thường do tác động bởi một lực rất mạnh từ trước ra sau và đẩy mạnh cẳng chân về phía đằng sau khi người bệnh ở tư thế đang ngồi hoặc khuỵu chân.

Người tham gia giao thông bị thắng gấp hoặc bị tông thẳng vào phía trước của cẳng chân; Vận động viên thể thao ở các môn có cường độ vận động cao, ví dụ cầu thủ bị đối phương vào bóng nguy hiểm… Là những người dễ bị chấn thương dây chằng chéo sau. Trong nhiều trường hợp, chấn thương có thể kèm theo gãy chân.

Dấu hiệu chấn thương dây chằng chéo sau

Như đã đề cập ở trên, chấn thương dây chằng chéo sau thường kín đáo, khó phát hiện cũng như chẩn đoán chính xác. Khi mới bị rách, đứt dây chằng người bệnh thường có những biểu hiện sau:

dau-hieu-chan-thuong-day-chang-cheo-sau

- Đau ở nhiều cấp độ từ nhẹ tới vừa.

- Sưng vùng gối kèm theo hiện tượng bị cứng khớp.

- Đi lại khó khăn.

Qua một thời gian mạn tính, các triệu chứng đau ở khớp gối không còn. Tuy nhiên, các dấu hiệu sau lại xuất hiện:

- Khớp gối lỏng lẻo.

- Cảm giác khớp gối không vững khi đi lại, vận động.

Điều trị đứt dây chằng chéo sau

dieu-tri-chan-thuong-day-chang-cheo-sau

Các bác sĩ sẽ điều trị bảo tồn đối với trường hợp bị đứt dây chằng nhẹ, chưa hoàn toàn. Trường hợp nặng sẽ được chỉ định phẫu thuật nhằm mục đích tái tạo lại dây chằng, phổ biến nhất là phẫu thuật nội soi.

Việc điều trị ngoài nối lại dây chằng bị đứt, phục hồi lại chức năng của đầu gối còn nhằm mục đích giải quyết tình trạng teo cơ, lỏng ở khớp gối, làm cho đầu gối vững chắc và người bệnh có thể trở lại cuộc sống, sinh hoạt bình thường.

Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về Lộ trình tập phục hồi chức năng dây chằng chéo sau. Để đạt hiệu quả điều trị và phục hồi chức năng thì người bệnh cũng cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ăn nhiều hoa quả, uống đủ nước, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc là và các chất kích thích khác.

Nếu còn câu hỏi nào khác hay có nhu cầu mua dụng cụ phục hồi chức năng, máy tập thể dục… Hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể !

Bài viết khác

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

Máy tập phục hồi chức năng bàn tay cho người tai biến

Bàn tay của chúng ta có chức năng cầm nắm, là ngôn ngữ cử chỉ. Nó được đánh giá là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngón trong bàn tay chứa nhiều đầu ...

Thiết bị tập đi phục hồi chức năng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị tập đi phục hồi chức năng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo, công dụng của từng loại, cũng như sử dụng sao cho phù hợp. ...

×
Loading...