Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Nguy hiểm của gãy xương chậu và phương pháp vật lý trị liệu

06/03/2023 09:04 | Đăng bởi Đại Việt Sport

Tin liên quan

Gãy lồi cầu ngoài xương cánh tay - tập phục hồi chức năng hiệu quả

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng sau gãy xương

Gãy xương chậu chiếm khoảng 1 - 2% trên tổng số các ca chấn thương gãy xương. Xương chậu là xương có tính chất xốp nên khi bị gãy sẽ gây chảy máu rất nhiều (có thể lên tới 1.700–2.400ml).

gay-xuong-chau

Có nguyên nhân khác nhau có thể gây ra tình trạng gãy xương chậu. Phương pháp điều trị cũng khác nhau phụ thuộc và kiểu gãy cũng như mức độ tổn thương của từng trường hợp cụ thể. Quá trình phục hồi chức năng cho người bệnh sau điều trị gãy xương cũng rất quan trọng để nhanh chóng trở về cuộc sống, sinh hoạt ngày thường.

Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Nguy hiểm của gãy xương chậu và phương pháp vật lý trị liệu.

Phân loại gãy xương vùng chậu

Khung chậu đúng như tên gọi của mình có hình dáng tương tự như một cái chậu, nhưng thắt lại ở chính giữa. Nó được cấu tạo từ: 2 xương chậu, xương cùng, và xương cụt. Trong đó, xương chậu là quan trọng nhất, được tạo thành từ 3 xương nhỏ gồm: Xương mu, xương ngồi, xương chậu. Vị trí tiếp giáp của 3 xương này được gọi là ổ cối, có khớp mu ở đằng trước, khớp cùng chậu ở phía sau.

phan-loai-tinh-trang-gay-xuong-chau

Gãy xương chậu được chia làm hai loại chính là:

- Gãy xương chậu ổn định: Bệnh nhân thường chỉ bị gãy 1 đường tại khung xương chậu, đầu xương gãy không bị di lệch và vẫn nằm đúng vị trí. Nguyên nhân gây gãy xương ổn định thường do tác động của ngoại lực ở mức độ thấp.

- Gãy xương chậu không ổn định: Chấn thương dạng này thường nặng và phức tạp hơn so với dạng trên. Thường có từ 2 đường gãy trở lên, với các đầu xương di chuyển ra khỏi vị trí tự nhiên ban đầu. Nguyên nhân chủ yếu của gãy xương không ổn định là do tác động lớn của ngoại lực.

Ngoài cách phân loại như trên thì chúng ta còn có thể phân loại gãy xương chậu theo kiểu gãy hở hoặc kín. Gãy xương hở là tình trạng xương gãy đồng thời có vết thương hở ở ngoài da. Gãy xương kín là trường hợp xương chậu bị gãy và hoàn toàn không có tổn thương ở ngoài da.

Nguyên nhân gãy xương chậu

Nguyên nhân gây tình trạng gãy xương chậu khá đa dạng, nhưng phổ biến nhất là bị chấn thương.

nguyen-nhan-gay-xuong-chau

- Do vấp ngã: Đa số trường hợp người bệnh bị ngã ở tư thế ngồi.

- Do chấn thương: Thường do xương chậu bị đè ép trong các tai nạn giao thông (xe nghiến qua vùng chậu), bị vật nặng chèn ép, rơi từ trên cao xuống, sập hầm, hoặc bị vùi lấp.

- Do vận cơ quá mức: Thường gặp ở các vận động viên thể thao, tham gia các bộ môn võ thuật, hoặc có một số động tác mạnh đột ngột khi xảy ra tai nạn lao động. Người bệnh có thể bị gãy gai chậu trước nếu như căng cân đùi quá nhiều, bị gãy gai chậu trước do cơ thẳng trước kéo mạnh, hoặc bị gãy cánh chậu do cơ mông nhỡ bị kéo giãn quá mức.

Triệu chứng gãy xương chậu

Như đã nói ở trên, gãy xương chậu thường do tác động của lực rất mạnh. Tại mỗi vị trí gãy thường có những triệu chứng sau:

trieu-chung-gay-xuong-chau

- Gãy khung chậu: Người bệnh bị đau dữ dội, hạn chế vận động, có dấu hiệu bị tổn thương tại các cơ quan lân cận trong khung chậu cũng như ổ bụng: Rách niệu quả hoặc niệu đạo, vỡ bàng quang, tổn thương ở cơ quan sinh dục; Ở nữ còn có thể bị tổn thương ở cả tử cung và buồng trứng.

- Gãy thành chậu, rìa chậu: Người bệnh không thể thực hiện động tác gấp đùi vào bụng, bị đau dữ dội tại vị trí gãy, ấn vào thấy đau nhiều hơn.

- Gãy ổ cối: Đau nhiều ở khớp háng, mất khả năng đứng, khớp háng không cử động được.

Để chẩn đoán chính xác tình trạng gãy xương chậu thường kết hợp thăm khám lâm sàng với chụp chiếu. Hình ảnh trên phim X-quang sẽ giúp phát hiện ra vị trí bị gãy, kiểu gãy…

Gãy xương chậu có nguy hiểm không ?

Xương chậu là một trong những xương lớn nhất trong cơ thể, có nhiệm vụ nâng đỡ phần thân trên. Khi bị gãy sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng vận động của người bệnh. Nguy cơ bị mất máu nhiều sẽ gây đe dọa tới tính mạng của người bệnh nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời.

gay-xuong-chau-co-nguy-hiem-khong

Gãy xương chậu vì thế rất nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể:

- Tổn thương xương khớp cũng như các cơ quan ở bên trong vùng xương chậu.

- Ảnh hưởng đến hệ thống tiết niệu, do các cơ quan trong hệ thống này nằm gần hoặc ở phía trong của xương chậu. Nguy hiểm nhất là khi ảnh hưởng tới niệu đạo, bàng quang.

- Tới cơ quan sinh dục: Do xương chậu bao bọc cơ quan sinh dục nên khi bị gãy sẽ tác động trực tiếp đến âm đạo, tử cung, buồng và vòi trứng.

gay-xuong-chau-co-nguy-hiem-khong-2

- Đến trực tràng: Trực tràng nằm bên trong khung chậu do đó cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng trực tiếp khi gãy xương. Nó còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng (do bên trong trực tràng chứa phân), và gây tử vong.

Đoạn cuối ống tiêu hóa (trực tràng) nằm bên trong khung chậu. Do đó, trực tràng là cơ quan bị ảnh hưởng trực tiếp, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và có thể gây tử vong;

- Tới các cơ quan trong ổ bụng: Bản thân việc bị gãy xương chậu đã là một chấn thương nghiêm trọng, việc bị tổn thương tới các cơ quan nội tạng càng khiến cho vấn đề trở nên phức tạp hơn. Các cơ quan ở bên trong ổ bụng có thể bị chấn thương nhất là gan và tá tràng, chiếm 17% các trường hợp gãy xương chậu.

Phương pháp điều trị gãy xương chậu

Việc điều trị gãy xương chậu phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Các phương pháp phổ biến được sử dụng bao gồm:

Điều trị bảo tồn

Áp dụng cho các trường hợp gãy ổn định, các xương không di lệch hoặc di lệch không đáng kể khỏi vị trí tự nhiên.

dieu-tri-gay-xuong-chau

Các kỹ thuật thường được áp dụng là:

- Sử dụng dụng cụ hỗ trợ đi lại: Có tác dụng tránh dồn trọng lượng cơ thể lên 2 chân. Thời gian thường kéo dài vài tháng (tối đa 3 tháng) hoặc tới khi xương lành lại.

- Dùng thuốc: Gồm có thuốc giảm đau, chống đông máu để ngăn ngừa nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch chân, khung chậu.

Phương pháp phẫu thuật

Áp dụng cho những người bị gãy xương chậu không ổn định. Người bệnh có thể chỉ cần phẫu thuật 1 lần, nhưng cũng có thể nhiều lần để điều chỉnh lại các xương bị gãy.

dieu-tri-gay-xuong-chau-2

Các kỹ thuật chủ yếu gồm:

- Cố định xương chậu với thiết bị hỗ trợ được đưa từ ngoài vào như thanh nẹp kim loại, ốc, vít.

- Phẫu thuật mở và cố định ở bên trong. Các mảnh xương di lệch được đưa về đúng tư thế, và bác sĩ cố định xương với các dụng cụ gắn ở mặt ngoài của xương.

Phục hồi chức năng gãy xương chậu

Điều trị phục hồi chức năng sau gãy xương chậu đòi hỏi phải tiến hành từ sớm để ngăn ngừa các biến chứng, giúp tuần hoàn tốt hơn, duy trì lực cơ cũng như tầm vận động ở các khớp còn lại.

Các biện pháp phục hồi chức năng bao gồm:

Giai đoạn bất động trên giường

phuc-hoi-chuc-nang-sau-gay-xuong-chau

- Người bệnh nằm tập thở ở trên giường để ngăn các biến chứng ở phổi.

- Tập gồng các cơ ở đáy chậu, cơ ụ ngồi, cơ tứ đầu, cơ dạng, cơ khép đùi.

- Tập cử động bàn chân, cổ chân để tăng tuần hoàn máu xuống chân.

- Tập vận động có lực đối kháng với các bộ phận còn lại của cơ thể như: Tay, bụng, lưng.

Sau thời gian bất động

Người bệnh có thể ngồi dậy, đứng lên và tập đi lại, tập các bài giúp tăng tầm vận động khớp.

phuc-hoi-chuc-nang-sau-gay-xuong-chau-2

- Tập chủ động có trợ giúp từ các dụng cụ vật lý trị liệu như: Thiết bị phục hồi chức năng 3 trong 1, 4 trong 1, xe đạp tập tại chỗ…

- Hướng dẫn người bệnh di chuyển bằng nạng, dần dần đi nhiều và xa hơn, sau đó bỏ nạng để đi.

- Áp dụng một số kỹ thuật vật lý trị liệu giảm đau như nhiệt trị liệu, điện giảm đau, dùng máy kích thích liền xương…

Trong quá trình này người bệnh cũng có thể kết hợp sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm, phòng ngừa tắc mạch máu, dùng kháng sinh nếu không may có nhiễm trùng…

Một số bài tập phục hồi chức năng sau gãy xương chậu

Việc áp dụng các bài tập phục hồi chức năng ban đầu được thực hiện tại bệnh viện với sự hướng dẫn của các bác sĩ. Sau khi đã nắm vững thì người bệnh có thể tự tập tại nhà, định kì đi khám để bác sĩ nắm bắt tình trạng phục hồi cũng như điều chỉnh các bài tập cho phù hợp.

Bài tập căng cơ kheo

bai-tap-cang-co-kheo

- Chọn vị trí tập gần với cửa ra vào.

- Người bệnh ở tư thế nằm ngửa trên sàn.

- Duỗi thẳng chân không bị đau trên sàn.

- Từ từ nâng bên chân đau đặt lên tường và giữ cho chân đau ở vị trí thẳng nhất có thể. Bạn sẽ thấy căng ở mặt sau đùi.

- Giữ tư thế trong 15 – 30 giây, sau đó hạ xuống.

- Lặp lại động tác 3 lần.

Bài tập căng cơ tứ đầu đùi

bai-tap-cang-co-tu-dau

- Người bệnh đứng song song với tường, chân không đau ở bên trong.

- Mắt nhìn thẳng, tay ở cùng bên chân không đau chống vào tường.

- Tay ở bên chân đau nắm lấy cổ chân bị đau và từ từ kéo cho gót chân chạm vào mông. Trong khi thực hiện không cong hoặc vặn lưng.

- Giữ cho 2 gối chạm nhau.

- Giữ tư thế trong 15 – 30 giây.

Bài tập căng cơ khép háng

bai-tap-cang-co-khep-hang

- Người bệnh ở tư thế nằm ngửa, gập gối, đặt 2 bàn chân lên sàn.

- Dạng hai gối ra xa nhau.

- Từ từ làm căng cơ mặt trong đùi.

- Giữ tư thế 15 – 30 giây.

- Lặp lại động tác 03 lần.

Bài tập khép háng cùng lúc

bai-tap-khep-hang-cung-luc

- Người bệnh ở tư thế nằm, chống 2 tay từ bàn cho tới khuỷu xuống sàn để nâng phần thân trên.

- Đầu gối gập 90 độ.

- Đặt vào giữa hai gối một quả bóng cao su hoặc chiếc gối mềm.

- Từ từ ép 2 chân vào trong khoảng thời gian 5 giây rồi thả lỏng.

- Làm 2 lượt, mỗi lần 15 giây.

dai-viet-sport

Trên đây là một số chia sẻ về Nguy hiểm của gãy xương chậu và phương pháp vật lý trị liệu từ Daiviet Sport. Mong rằng các thông tin trong bài viết giúp bạn hiểu hơn về tình trạng chấn thương này cũng như các bài tập giúp người bệnh nhanh chóng bình phục hơn.

Nếu còn câu hỏi nào khác, hay có nhu cầu mua các loại máy tập thể dục, thiết bị phục hồi chức năng, hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể !

 

 

Bài viết khác

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

Máy tập phục hồi chức năng bàn tay cho người tai biến

Bàn tay của chúng ta có chức năng cầm nắm, là ngôn ngữ cử chỉ. Nó được đánh giá là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngón trong bàn tay chứa nhiều đầu ...

Thiết bị tập đi phục hồi chức năng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị tập đi phục hồi chức năng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo, công dụng của từng loại, cũng như sử dụng sao cho phù hợp. ...

×
Loading...