Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Đứt gân gót chân và cách phục hồi bằng vật lý trị liệu

06/05/2022 09:55 | Đăng bởi Đại Việt Sport

Tin liên quan

Chấn thương chân - Tập vật lý trị liệu cho đôi chân khoẻ mạnh

Gân gót chân còn được gọi là gân Asin (Achilles). Đây là gân có vai trò quan trọng trong quá trình di chuyển của con người. Chúng ta có thể cảm nhận rõ ràng nhất vận động của gân này khi thực hiện động tác nhón gót chân.

dut-gan-got-chan

Do nằm ở vị trí thấp nhất cơ thể, chịu nhiều tác động từ trọng lượng, lại thường xuyên hoạt động nên gân gót chân có thể bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau như sai tư thế, thể thao ở cường độ cao, do ngoại lực tác động… Trong đó, rách (đứt một phần) và đứt (đứt hoàn toàn) gân gót chân có thể xảy ra. Qua trình điều trị chấn thương dạng này đòi hỏi phải đúng cách và sớm đưa người bệnh vào phục hồi chức năng.

Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Đứt gân gót chân bao lâu thì tập vật lý trị liệu để giúp các bạn hiểu hơn về chấn thương thường gặp này cũng như cách xử lý.

Tình trạng đứt gân gót chân thường xảy ra khi nào ?

Gân gót chân được xem là gân khỏe nhất trên cơ thể. Nó được hình thần từ gân cơ bụng chân cùng với gân cơ dép đến bàn vào gót bàn chân. Gân có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các động tác ở  hai chi dưới, trong đó gân cơ bụng chân có vai trò hỗ trợ đẩy trọng tâm cơ thể hướng về phía trước khi chạy, nhảy xa, nhảy cao, còn gân cơ dép có tác dụng giúp chúng ta giữ thăng bằng khi đứng thẳng.

tinh-trang-dut-gan-got-chan-thuong-xay-ra-khi-nao

Đứt gân gót chân là một chấn thương tương đối phổ biến, bao gồm đứt 1 phần hoặc toàn bộ, xảy ra do chuyển động đột ngột và mạnh, từ đó gây ảnh hưởng đến cơ bắp cũng như gân gót.

Các triệu chứng phổ biến là cảm giác đau nhói đột ngột ở vùng gân gót chân, có thể kèm theo tiếng kêu khi gân bị rách, và gây sưng, bầm tím

Cảm giác đau nhói đột ngột ở vùng gân gót chân có thể kèm theo một tiếng bốp khi gân rách và gây sưng, bầm tím.

tinh-trang-dut-gan-got-chan-thuong-xay-ra-khi-nao-2

Một số thống kê liên quan đến tình trạng đứt gân gót chân:

- Giới tính: Nam giới có tần suất đứt gân gót cao hơn nữ giới khoảng 5 lần.

- Tuổi tác: Bệnh có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là trung niên 40 – 50 tuổi.

- Nghề nghiệp: Vận động viên điền kinh, bơi lội, tennis, cầu lông, cầu thủ bóng đá, bóng rổ là những người có nguy cơ bị chấn thương gân gót khá cao do thường xuyên vận động ở cường độ cao.

- Thuốc: Người sử dụng một số loại thuốc gồm steroid, kháng sinh nhóm fluoroquinolone có nguy cơ bị chấn thương dạng này. Ngoài ra là những người có bệnh lý ảnh hưởng đến vùng này như viêm màng bao hoạt dịch, gai gót chân, các bất thường tại vị trí bám gân gót chân.

Dấu hiệu đứt gân gót chân

Đứt gân gót chân thường đi kèm với các chấn thương ở chân. Nhiều người bệnh mô tả hoàn cảnh chấn thương gồm: Tư thế tiếp đất bằng một chân, bàn chân bị gập nhẹ, tiếp đó là một cơn đau buốt tại vùng gót chân. Đây là dấu hiệu phổ biến nhất về mặt lâm sàng. Mức độ đau có thể giảm dần theo thời gian, cảm giác đau thường mơ hồ.

dau-hieu-dut-gan-got-chan

Các triệu chứng khác bao gồm:

- Người bệnh bị hạn chế đi lại. Những trường hợp đứt hoàn toàn người bệnh thậm chí không thể đi lại.

- Sưng, phù nề ở vùng gót chân và lan đến bắp chân.

- Không thể thực hiện tư thế nhón gót chân ở bên phía chân bị tổn thương.

Đó là những triệu chứng có thể quan sát bằng mắt thường. Khi đi khám các bác sĩ sẽ tiến hành sờ nắn. Gân gót là một dải liền, cứng chắc, kéo dài từ bấp chân tới gót. Thông qua sờ nắn có thể nhận thấy sự không liên tục của gân. Người bệnh cũng không thể thực hiện động tác gập bàn chân theo yêu cầu của bác sĩ.

Chẩn đoán đứt gân gót chân

Đứt gân gót chân có thể chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng như bối cảnh bị chấn thương, đau ở vị trí gót chân, người bệnh bị hạn chế vận động, không gập được bàn chân, không thực hiện được động tác nhón gót.

chan-doan-dut-gan-got-chan

Các triệu chứng gián tiếp bao gồm sưng nề ở vùng gót, xuất hiện mảng bầm tím, đau nhẹ ở gót chân.

Trong trường hợp đứt không hoàn toàn các triệu chứng có thể không rõ ràng.

Bên cạnh các biểu hiện bất thường thì đứt gân gót chân có thể được xác định dựa vào chẩn đoán hình ảnh, gồm: Siêu âm gót chân giúp ghi nhận vùng mất liên tục hoặc vùng giảm âm tương đương với vị trí bị chấn thương; Chụp cộng hưởng từ giúp xác định chính xác vị trí cũng như mức độ tổn thương.

Phương pháp điều trị đứt gân gót chân

Phần lớn các trường hợp bị đứt gân gót chân được điều trị bằng phương pháp ngoại khoa. Các bác sĩ phẫu thuật sẽ tiến hành làm phẫu thuật để nối lại 2 đầu gân bị đứt, sau đó tiến hành cố định chân bị tổn thương bằng nẹp bột. Trường hợp bị đứt hoàn toàn có thể thực hiện ghép gân từ các cơ ở xung quanh hoặc sử dụng vật liệu nhân tạo để nối ghép.

phuong-phap-dieu-tri-dut-gan-got-chan

Trường hợp chỉ bị đứt một phần gân gót người bệnh có thể được điều trị theo hướng bảo tồn, các biện pháp phổ biến gồm có:

- Nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, hạn chế vận động chân phía bên tổn thương.

- Thực hiện chườm lạnh.

- Kê cao chân bị đau ở tư thế bàn chân gấp.

- Sử dụng các loại thuốc có tác dụng giảm đau, giảm viêm.

Nếu các biện pháp trên không có hiệu quả thì người bệnh sẽ được tư vấn chuyển sang điều trị bằng phẫu thuật nhằm mục đích rút ngắn thời gian hồi phục

Các nguy cơ biến chứng sau mổ nối gân gót chân

Một số biến chứng thường gặp sau phẫu thuật mổ nối gân Asin là:

bien-chung-sau-mo-noi-gan-got-chan

- Đứt trở lại (3 – 6%): Thường do người bệnh tập sai động tác, sử dụng lực lên cổ chân nhiều hoặc quá sớm sau khi phẫu thuật.

- Nhiễm trùng tại vết mổ (dưới 1%): Có thể xảy ra vào ngày thứ 5 – 7 sau mổ với các biển hiện như vết mổ bị đau, đỏ, chảy dịch có màu đục.

- Huyết khối tĩnh mạch ở chi dưới (dưới 1%): Xảy ra từ ngày thứ 3 tới 2 tuần sau mổ. Biểu hiện là chân mổ bị sưng, cảm giác nặng.

- Huyết khối động mạch phổi (dưới 0.2%): Bệnh nhân có biểu hiện bị đau ngực, khó thở.

- Rối loạn cảm giác da tại vị trí quanh vết mổ: Do tổn thương thần kinh cảm giác trong khi thực hiện phẫu thuật, có thể phục hồi từ từ.

- Vết thương lâu lành: Thường do da bị căng, giảm tưới máu, nhiễm trùng…

Phục hồi chức năng sau nối gân gót chân

Sau khi điều trị nối gân gót thì người bệnh cần trải qua quá trình vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ để tăng cường cơ bắp chân cũng như gân gót. Hầu hết người bệnh có thể phục hồi lại các vận động ở mức độ bình thường như trước đây trong khoảng thời gian từ 4 – 6 tháng. Điều quan trọng là phải chịu khó rèn luyện.

phuc-hoi-chuc-nang-sau-noi-gan-got-chan

Phục hồi sau đứt gân gót tập trung vào sự phối hợp giữa các bộ phận cơ thể cũng như cách mà chúng ta di chuyển. Mục tiêu là đưa người bệnh sớm trở lại với các sinh hoạt bình thường. Phục hồi chức năng nên được thực hiện sớm.

Giai đoạn 1: Hai tuần sau phẫu thuật

Mục tiêu của luyện tập trong giai đoạn này kiểm soát các vết sưng và viêm. Giúp người bệnh thích nghi dần với các sinh hoạt hàng ngày.

Một số điểm cần lưu ý: Đeo nẹp chân liên tục ở tư thế trùng gân gót. Cần sử dụng nạng khi đi lại; Không được tạo áp lực lên chân mới phẫu thuật.

giai-doan-1-tap-phuc-hoi-sau-noi-gan-got-chan

Bài tập gồm có:

- Bài tập tuần hoàn: Tập cử động các ngón chân.

- Bài tập lấy lại tầm vận động các khớp lân cận: Người bệnh tập khớp đầu gối.

Giai đoạn 2: Bắt đầu từ tuần thứ 2 - 6 sau phẫu thuật

Mục tiêu của giai đoạn này là giảm sưng và duy trì chức năng vận động của khớp háng, khớp gối.

Người bệnh tập đi bằng nạng và tỳ lực lên bên chân phẫu thuật.

Gấp dần bàn chân về phía mu chân cho tới khi vuông góc với cẳng chân.

Người bệnh sử dụng nạng khi đi lại nhưng chỉ tỳ 20 – 50% lực lên chân bị đau, khi đi cũng không được duỗi quá mức.

Khi ngủ cần đặt chân cao để giảm tình trạng phù nề ở chân.

giai-doan-2-tap-phuc-hoi-sau-noi-gan-got-chan

Bài tập gồm có:

- Tập động tác gấp, duỗi, và nghiêng khớp cổ chân.

- Tập sức mạnh: Giống như giai đoạn trước, có thể sử dụng dây thun hoặc dây kháng lực.

- Các bài tập khác bao gồm tập sức mạnh cho cơ trung tâm và các bài tập giúp làm giãn cơ.

- Mỗi ngày tập 2 – 3 lần, trong khoảng thời gian 15 – 30 phút.

Giai đoạn 3: Bắt đầu từ tuần thứ 8 - 16 sau phẫu thuật

Tập bỏ nạng dần dần, nhưng nếu thấy đi lại khó khăn thì vẫn quay lại sử dụng nạng thêm một thời gian.

Dần dần tập gấp bàn chân về phía mu của bàn chân.

Tăng dần sức mạnh cho phần cơ bụng chân.

giai-doan-3-tap-phuc-hoi-sau-noi-gan-got-chan

Bài tập gồm có:

- Tập sức mạnh cho khớp cổ chân.

- Tập sức mạnh cơ bụng chân.

Sau khoảng 16 tuần tập vật lý trị liệu người bệnh có thể phục hồi chức năng và trở về với cuộc sống bình thường. Riêng đối với những người chơi thể thao, vận động mạnh thường xuyên thì cần tham khảo thêm chỉ dẫn từ bác sĩ điều trị để trở lại với luyện tập và thi đấu.

dai-viet-sport

Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về Đứt gân gót chân bao lâu thì tập vật lý trị liệu. Phục hồi chức năng trong đó có vật lý trị liệu đóng vai trò rất quan trọng, giúp người bệnh nhanh chóng trở lại với công việc và đời sống thường nhật. Điều này đòi hỏi phương pháp đúng, sự kiên trì và chịu khó. 

Mong rằng qua các thông tin được chia sẻ các bạn hiểu hơn về tình trạng đứt gân gót chân, cách xử lý khi gặp phải tình trạng này. Nếu còn câu hỏi hay thắc mắc nào khác liên quan, hay có nhu cầu mua máy tập phục hồi chức năng hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Daiviet Sport hiện cung cấp các loại máy tập thể thao, thiết bị chăm sóc sức khỏe, thiết bị phục hồi chức năng (tay, chân, cổ…), sản phẩm chính hãng, được bảo hành dài hạn, giao hàng trên phạm vi toàn quốc !

 

 

Bài viết khác

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

Máy tập phục hồi chức năng bàn tay cho người tai biến

Bàn tay của chúng ta có chức năng cầm nắm, là ngôn ngữ cử chỉ. Nó được đánh giá là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngón trong bàn tay chứa nhiều đầu ...

Thiết bị tập đi phục hồi chức năng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị tập đi phục hồi chức năng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo, công dụng của từng loại, cũng như sử dụng sao cho phù hợp. ...

×
Loading...