Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Bệnh tim mạch và tác dụng của tập thể thao ngoài trời

03/10/2022 14:23 | Đăng bởi Đại Việt Sport

Bệnh lý liên quan đến tim mạch là một trong những nhóm bệnh phổ biến nhất hiện nay, không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của người bệnh, mà nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

nguoi-benh-tim-co-nen-tap-the-duc-ngoai-troi

Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ về Bệnh tim mạch và tác dụng của tập thể thao ngoài trời. Qua đó giúp các bạn hiểu hơn về căn bệnh này cũng như cách phòng ngừa, chăm sóc sức khỏe.

Hệ tim mạch hoạt động như thế nào?

Tim chính là một trong những “cỗ máy” hoàn hảo nhất, có khả năng hoạt động liên tục trong rất nhiều năm. Ngay cả khi chúng ta nghỉ ngơi thì trái tim vẫn hoạt động. Tính trung bình, tim sẽ đập khoảng 2,5 tỷ lần trong cuộc đời một người. Cùng với mạng lưới động mạch, tĩnh mạch, mao mạch, hệ tim mạch duy trì sự sống.

he-tim-mach-hoat-dong-nhu-the-nao

3 chức năng chính của hệ tim mạch gồm:

- Vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng, nội tiết tố đến từng tế bào trên cơ thể, đồng thời loại bỏ các chất thải trong quá trình trao đổi chất, như carbonic, ure…

- Điều hòa nhiệt độ cơ thể, nồng độ pH cũng như lượng nước trong tế bào.

- Bảo vệ cơ thể nhờ vào các bạch cầu, kháng thể, bổ thể lưu chuyển trong mạch máu, chống lại các vi sinh vật hoặc độc tố. Cơ chế tạo thành các cục máu đông cũng giúp cơ thể tránh bị mất máu quá nhiều trong trường hợp bị tổn thương.

Các vấn đề thường gặp ở tim

Bệnh tim mạch là từ dùng để chỉ các tình trạng bệnh lý có liên quan tới cấu trúc và hoạt động của trái tim, mạch máu, mà hậu quả là khiến suy yếu khả năng làm việc của tim.

Các triệu chứng của bệnh tim mạch

Các triệu chứng phổ biến gồm:

trieu-chung-benh-tim-mach

- Đau ở ngực: Đau tức, có cảm giác bị đè ép ở giữa ngực, rõ ràng hơn khi phải gắng sức. Đôi khi đi kèm triệu chứng như đau dữ dội lan ra cả cánh tay trái, cổ, hàm.

- Khó thở: Người bệnh khó thở khi gắng sức. Một số trường hợp nặng có bị khó thở ngay cả khi nằm nghỉ. Đôi khi người bệnh đang ngủ thì đột nhiên thức giấc và thở hổn hển (khó thở kịch phát về đêm).

- Trống ngực: Cảm giác tim đập nhanh, hụt nhịp là triệu chứng ở các bệnh lý khiến rối loạn cơ tim.

- Hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu: Do não không được cung cấp đủ máu. Thường gặp trong các bệnh lý như hẹp động mạch cảnh, rối loạn nhịp tim (nhanh hoặc chậm), hạ huyết áp tư thế. Nếu thiếu máu kéo dài thì người bệnh thường bị ngất.

Các bệnh lý tim mạch phổ biến

Các loại bệnh tim mạch gồm: Bệnh lý mạch máu; Bệnh lý van tim; Rối loạn nhịp tim; Bệnh cơ tim; Bệnh tim bẩm sinh; Tim nhiễm khuẩn.

benh-ly-tim-mach-pho-bien

- Bệnh lý mạch vành: Do mạch vành bị hẹp bởi sự xuất hiện của các mảng xơ vữa bên trong lòng mạch, khiến cho lượng máu đến nuôi dưỡng cơ tim không đủ. Nó bao gồm các cơn đau thắt ở ngực, co thắt động mạch vành, và hội chứng vành cấp tính.

- Bệnh lý van tim: Van tim ngăn cách các buồng tim. Nó có thể đóng – mở một chiều để điều hướng dòng máu đi theo hướng nhất định. Bệnh thường do thoái hóa, thấp tim, và có hai dạng chính là hẹp van tim, hở van tim.

- Rối loạn nhịp tim: Đây là thuật ngữ y học dùng để chỉ sự bất thường có liên quan đến nhịp tim hoặc sự dẫn truyền điện trong tim. Có một số rối loạn được xem là lành tính, có thể cùng tồn tại lâu dài; Nhưng cũng có một số rối loạn ác tính, có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều chỉnh.

benh-ly-tim-mach-roi-loan-nhip-tim

- Bệnh cơ tim: Gồm những bệnh lý có liên quan tới khối cơ tim như: Bệnh tim phì đại, cơ tim thể giãn, cơ tim hạn chế, và bệnh cơ tim thất phải sinh loạn nhịp.

- Bệnh tim bẩm sinh: Là tình trạng có những khiếm khuyết ở tim hoặc mạch máu xảy ra từ trong bào thai khiến cho cấu trúc cũng như chức năng tim của trẻ bị ảnh hưởng.

- Bệnh tim do nhiễm khuẩn: Một số loại nhiễm khuẩn có ảnh hưởng tới tim mạch như: Viêm cơ tim, thấp khớp cấp, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

- Suy tim: Là hậu quả của những tổn thương, hoặc rối loạn chức năng của tim dẫn tới cơ quan này không đủ khả năng tiếp nhận hoặc bơm máu đến các cơ quan, bộ phận để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Một số nguyên nhân gây suy tim phổ biến như: Nhồi máu cơ tim, van tim gây hở, hẹp van tim, viêm cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, suy tim do loạn nhịp tim nhanh trong thời gian dài. Bệnh cũng có thể bắt gặp ở người đái tháo đường, cao huyết áp, cường giáp. Tình trạng suy tim cũng có thể bắt gặp ở người đang hóa trị ung thư hoặc sử dụng một số loại thuốc đặc trị khác.

Chăm sóc sức khỏe tim mạch

Dưới đây là môt số biện pháp giúp bạn chăm sóc sức khỏe tim mạch hiệu quả:

cham-soc-suc-khoe-tim-mach

- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc là nguyên nhân gây rất nhiều bệnh nguy hiểm trong cơ thể, trong đó có bệnh tim mạch. Khói thuốc có chứa tới 7.000 hóa chất độc hại, ảnh hưởng tới nhiều chức năng của cơ thể, trong đó có quá trình cung cấp oxy đến tim. Ảnh hưởng của khói thuốc không chỉ tới người hút thuốc mà cả những người hít phải (thụ động).

- Duy trì thể trạng: Thừa cân, béo phì không chỉ gây ra áp lực lớn tới xương khớp, mà còn liên quan mật thiết với đái tháo đường, cholesterol cao và tình trạng tăng huyết áp, với nhiều biến chứng nguy hiểm.

- Theo dõi huyết áp thường xuyên: Huyết áp cao khiến tim phải làm việc nhiều và nhanh hơn bình thường, về lâu dài bạn có thể mắc phải bệnh tim liên quan tới tăng huyết áp – một trong những tình trạng có tỉ lệ tử vong hàng đầu trong các bệnh lý tim mạch.

cham-soc-suc-khoe-tim-mach-2

- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Các bạn nên chọn thực phẩm chứa chất béo lành mạnh (cá, dầu thực vật), hạn chế chất béo xấu – khiến gia tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch, phát triển các bệnh tim mạch, đột quỵ.

- Ngủ đủ giấc: Việc ngủ đủ giấc là rất quan trọng để giữ gìn sức khỏe tim mạch. Nếu không ngủ đủ giấc thì nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch cũng gia tăng. Các nhà khoa học nhận thấy việc ngủ ít gây gián đoạn các quá trình sinh học trong cơ thể, và ảnh hưởng tới các bệnh lý nền đang có, liên quan tới huyết áp, dễ bị viêm nhiễm. Do đó bạn nên ngủ đủ 7 – 8h mỗi ngày.

- Tập thể dục: Luyện tập thể dục thể thao mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể. Đối với tim mạch thì hoạt động này giúp ổn định huyết áp, giữ mức cholesterol ổn định, hạn chế các chất béo tích tụ ở trong tim và cơ thể.

Tập thể dục ngoài trời có tốt cho tim mạch không ?

tap-the-duc-ngoai-troi-co-tot-cho-tim

Trong năm nguy cơ chủ yếu khiến làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh tim mạch là: Tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá, béo phì, lười vận động, thì luyện tập thể dục thể thao không chỉ giúp tăng cường vận động mà còn giảm cân hiệu quả, đồng thời hỗ trợ phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, và bệnh động mạch vành.

Vận động thể chất còn giúp giảm huyết áp động mạch, giảm các thành phần mỡ có hại ở trong máu (LDL, cholesterol toàn phần), làm gia tăng các thành phần mỡ có lợi (HDL), từ đó giảm tiến triển của xơ vữa động mạch.

Thể dục ngoài trời còn giúp tăng khả năng trao đổi chất, vận chuyển cũng như sử dụng oxy tại các mô của cơ thể, tăng khả năng đáp ứng của cơ thể khi cần gắng sức. Điều này đối với bệnh nhân bệnh tim mạch rất ý nghĩa, bởi bản thân đang bị giảm khả năng gắng sức.

tap-the-duc-ngoai-troi-co-tot-cho-tim-2

Trái với suy nghĩ rằng người bệnh tim mạch nên nghỉ ngơi nhiều và hạn chế vận động, những người bệnh có sự luyện tập thường xuyên sẽ có tâm lý thoải mái hơn, giảm triệu chứng bệnh, có khả năng tự lập tốt hơn.

Cỏ thể nói việc vận động thể chất đóng góp không nhỏ vào quá trình phục hồi chức năng tim mạch của bệnh nhân, đặc biệt là khi tập ngoài trời. Ở ngoài tự nhiên, bên cạnh những lợi ích về sức khỏe và tinh thần thì người bệnh còn có thể hít thở không khí trong lành, nạp thêm vitamin D từ ánh nắng, thưởng thức phong cảnh đẹp.

Một số hình thức vận động ngoài trời tốt cho tim mạch

hinh-thuc-van-dong-ngoai-troi-tot-cho-tim

- Đi bộ ngoài trời: Đây là môn thể dục đơn giản, dễ thực hiện. Chỉ với một đôi giày, cùng với khoảng thời gian 30 phút mỗi này bạn sẽ thu được nhiều lợi ích như: Tăng lưu lượng máu, xương khớp và tim khỏe hơn, dễ ngủ và ngủ sâu giấc, cải thiện sức khỏe tinh thần.

- Chạy bộ ngoài trời: Khi chạy bộ bạn nên kết hợp với tập hít thở đều và nhịp nhàng. Điều này sẽ giúp gia tăng hiệu quả hơn nữa lên hệ thống tim mạch.

- Khí công dưỡng sinh: Các động tác của bộ môn này mang tính chất nhẹ nhàng, chậm rãi, có tác dụng giải phóng cơ thể cũng như tâm trí.

hinh-thuc-van-dong-ngoai-troi-tot-cho-tim-2

- Đạp xe ngoài trời: Đây là hình thức tập luyện giúp tăng cường sức mạnh, duy trì sự cân bằng, cải thiện sức khỏe hệ thống tim mạch.

Ngoài ra, các bạn còn có thể tập yoga, bơi lội, tập xà đơn, xà kép. Hiện nay tại nhiều công viên và không gian công cộng được xây dựng các khu chức năng chuyên về dụng cụ tập thể dục ở công viên. Các khu này thường tập trung hàng chục dụng cụ, đáp ứng nhu cầu tập luyện cho từng nhóm cơ cũng như từng bộ phận trên cơ thể, từ chân – đùi, hông – eo, tay – vai. Ngoài thiết bị tập luyện còn có thiết bị khởi động để làm nóng cơ thể, thiết bị massage giúp giãn cơ sau khi tập thể lực, sức bền. Không chỉ có máy tập cho người lớn mà còn có cả thiết bị vận động cho trẻ em như: Thang vận động ngang, thang vận động dọc, rào vượt lắc hông, thanh tập nhảy zíc zắc…

Các dụng cụ thể thao ngoài trời có thiết kế đơn giản, dễ sử dụng, lại rất chắc chắn, các bạn có thể tìm cho mình 1 – 2 thiết bị phù hợp, bắt tay vào luyện tập, giúp phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng của bệnh tim mạch, cùng với rất nhiều lợi ích sức khỏe khác.

dai-viet-sport

Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về Bệnh tim mạch và tác dụng của tập thể thao ngoài trời. Mong rằng các thông tin trong bài viết giúp các bạn hiểu hơn về bệnh lý này, từ đó chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn.

Nếu còn câu hỏi nào khác, hoặc có nhu cầu trang bị các loại máy tập thể thao, thiết bị ngoài trời… Hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể.

Tags: Dụng cụ vật lý trị liệu

Bài viết khác

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

Máy tập phục hồi chức năng bàn tay cho người tai biến

Bàn tay của chúng ta có chức năng cầm nắm, là ngôn ngữ cử chỉ. Nó được đánh giá là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngón trong bàn tay chứa nhiều đầu ...

Thiết bị tập đi phục hồi chức năng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị tập đi phục hồi chức năng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo, công dụng của từng loại, cũng như sử dụng sao cho phù hợp. ...

×
Loading...