Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Bệnh động mạch vành và các yếu tố nguy cơ khi chạy bộ

15/02/2022 15:27 | Đăng bởi Đại Việt Sport

Bệnh động mạch vành là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, khá phổ biến. Nhiều người có tâm lý e ngại vận động khi mắc bệnh, do sợ ảnh hưởng tiêu cực. Tuy nhiên, lời khuyên của các bác sĩ, chuyên gia thể thao là nên vận động phù hợp sẽ tốt hơn.

benh-dong-mach-vanh-va-cac-yeu-to-nguy-co-khi-chay-bo

Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Bệnh động mạch vành và các yếu tố nguy cơ khi chạy bộ. Qua đó cùng hiểu hơn về căn bệnh này cũng như cách tập luyện thể dục thể thao phù hợp, giúp duy trì sức khỏe tốt, hỗ trợ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh nhé.

Bệnh mạch vành là gì?

Bệnh mạch vành là tình trạng một hoặc nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp, bị cản trở do sự tạo thành những mảng bám tích tụ ở thành mạch. Điều đó khiến cho các mạch trong cơ thể vốn có tính mềm mại và đàn hồi cao nay trở nên cứng và hẹp hơn do mảng bám, cholesterol, và các chất khác tích tụ theo thời gian, tạo thành xơ vữa động mạch.

benh-dong-mach-vanh-va-cac-yeu-to-nguy-co-khi-chay-bo-1

Khi bệnh tiến triển, sự lưu thông máu qua các động mạch ngày càng trở nên khó khăn hơn. Hậu quả là cơ tim không được nhận đủ lượng máu và oxy cần thiết và dẫn đến các cơn đau thắt ở ngực, nhồi máu cơ tim. Hầu hết các cơn nhồi máu là do máu đông di chuyển đến đoạn hẹp của mạch, gây ra tình trạng tắc mạch và hạn chế thậm chí ngừng cung cấp máu cho tim, gây ra các tổn thương nghiêm trọng, lâu dài.

Với sự tăng nặng theo thời gian, bệnh còn khiến cho cơ tim phải hoạt động nhiều hơn, bị suy yếu dần và dẫn đến suy tim, loạn nhịp, đây là những biến chứng rất nguy hiểm.

1. Biểu hiện của bệnh mạch vành

benh-dong-mach-vanh-va-cac-yeu-to-nguy-co-khi-chay-bo-2

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh động mạch vành là các cơn đau thắt xảy ra ở tim, ngực. Người bệnh cảm thấy: Nặng nề ở ngực, tim như bị dồn ép, đau ran vùng ngực, nóng rát, ngực bị tê, đầy bụng, ngực đau âm ỉ, cảm giác như tim bị bóp chặt.

Trong cơn đau ngực có thể kèm theo buồn nôn, ra mồ hôi, mệt mỏi, khó thở. Các triệu chứng ở nữ giới thường nhẹ hơn so với nam.

Các triệu chứng khác bao gồm: Đánh trống ngực, tim đập nhanh, chóng mặt. Người bệnh cũng có thể gặp các triệu chứng khác nữa.

2. Nguyên nhân gây bệnh mạch vành

benh-dong-mach-vanh-va-cac-yeu-to-nguy-co-khi-chay-bo-3

Trong cuộc sống và sinh hoạt có nhiều yếu tố được xác định có thể khiến tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Các nghiên cứu chuyên sâu tập trung vào 2 nhóm nguy cơ chính gồm: Nguy cơ không thay đổi được và nguy cơ có thể thay đổi được.

Yếu tối nguy cơ không thể thay đổi

- Do tuổi tác: Tuổi càng cao thì càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Nhất là nam giới trên 50 và nữ giới trên 55 tuổi.

benh-dong-mach-vanh-va-cac-yeu-to-nguy-co-khi-chay-bo-4

- Do giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành và các bệnh tim mạch nói chung cao hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, sau mãn kinh thì nguy cơ mắc bệnh ở nữ lại cao hơn nam.

- Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh mạch vào sẽ cao hơn ở những người có ông bà, bố mẹ, anh chị mắc các bệnh tim mạch.

- Các bệnh liên quan: Bệnh mạch vành dễ gặp hởn những người bị cao huyết ấp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì.

Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi

benh-dong-mach-vanh-va-cac-yeu-to-nguy-co-khi-chay-bo-5

- Lười vận động: Những người thường xuyên ngồi nhiều, đứng lâu do tính chất công việc, ít vận động, di chuyển sẽ có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao.

- Hút thuốc lá: Thói quen hút thuốc không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mà còn cả những bệnh khác như ung thư vòm họng, ung thư phổi…

- Lạm dụng rượu bia: Uống quá nhiều rượu bia cũng là nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim và khiến xuất hiện những cơn đau thắt ở vùng ngực.

Phương pháp điều trị bệnh mạch vành

benh-dong-mach-vanh-va-cac-yeu-to-nguy-co-khi-chay-bo-6

-  Thay đổi lối sống: Việc từ bỏ lối sống thiếu lành mạnh, xây dựng những thói quen tốt sẽ giúp phòng ngừa và làm chậm quá trình diễn tiến của bệnh. Người bệnh nên ngưng hút thuốc, tránh cả khói thuốc để không biến bản thân thành người hút thuốc thụ động, hạn chế tối đa rượu bia.

- Ăn uống khoa học: Nên tránh các loại thức ăn nhanh, chế biến chiên rán nhiều dầu mỡ, thực hiện chế độ ăn ít muối và ít đường. Nên tăng cường các thực phẩm tốt cho tim như ngũ cốc thô, rau quả xanh, trái cây, các loại đậu, hạt…

benh-dong-mach-vanh-va-cac-yeu-to-nguy-co-khi-chay-bo-7

- Kiểm soát tốt các bệnh lý: Người bệnh nên thường xuyên đi khám để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan như: Đái tháo đường, béo phì, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu… 

- Tâm trạng tích cực: Người bệnh nên có lối sống tích cực, vui vẻ, tránh căng thẳng quá mức, làm việc điều độ và cân đối để nghỉ ngơi hợp lý.

- Thường xuyên luyện thể dục thể thao: Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để hiểu hơn về tình trạng bệnh lý của bản thân và được tư vấn cách thức vận động phù hợp.

benh-dong-mach-vanh-va-cac-yeu-to-nguy-co-khi-chay-bo-8

- Điều trị bằng thuốc: Nếu việc thay đổi lối sóng không đủ để đẩy lui bệnh mạch vành các bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp.

- Phẫu thuật: Phẫu thuật đặt stent, phản xung động ngoại biên tăng cường… là những phương pháp được sử dụng trong y học hiện đại để điều trị bệnh mạch vành ở giai đoạn nặng, lâu năm.

Người bệnh mạch vành có nên chạy bộ ?

benh-dong-mach-vanh-va-cac-yeu-to-nguy-co-khi-chay-bo-9

Như đã nói ở trên, một trong những nguyên nhân gây bệnh mạch vành là ít vận động. Một số quan niệm cho rằng: Bệnh nhân tim cần nghỉ ngơi và hạn chế tối đa vận động. Điều này không đúng! Ngay cả với người có bệnh, việc vận động thường xuyên giúp tâm trạng thoái mái hơn, ít bị các triệu chứng và có khả năng tự lập tốt hơn với tình trạng bệnh lý của bản thân.

Những môn thể thao được khuyến khích cho người bệnh động mạch vành là: Aerobic, đạp xe, đi bộ, yoga, chạy bộ, bơi lội.

benh-dong-mach-vanh-va-cac-yeu-to-nguy-co-khi-chay-bo-10

Các môn thể thao thiên về sức bền như đi bộ, chạy bộ giúp tăng cường vận động, cơ thể trở nên hoạt bát, các biến chứng của bệnh như tai biến, nhồi máu cơ tim cũng ít gặp hơn. Nó giúp giảm huyết áp động mạch, giảm các thành phần mỡ có hại (LDL) trong máu, tăng thành phần mỡ có lợi (HDL), từ đó giảm sự hình thành và phát triển của xơ vữa động mạch.

Đi bộ, chạy bộ thường xuyên còn có tác dụng tăng cường quá trình trao đổi chất ở bên trong cơ thể, vận chuyển oxy và dinh dưỡng đến các mô, tăng cường khả năng đáp ứng của cơ thể khi dùng sức. Điều này rất quan trọng với người bệnh tim – vốn giảm khả năng gắng sức. Bên cạnh đó, trái tim khi được luyện tập thường xuyên sẽ đập chậm hơn khi vận động động mạnh.

Các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành khi chạy bộ

benh-dong-mach-vanh-va-cac-yeu-to-nguy-co-khi-chay-bo-11

Chạy bộ có nhiều phương pháp: Chạy chậm, chạy với tốc độ trung bình, chạy nướt rút, chạy chuyển đổi (nước rút xen kẽ nghỉ ngắn), chạy băng đồi vượt dốc, chạy marathon… Người bệnh động mạch vành cần căn cứ vào mức độ bệnh, mức độ tăng huyết áp, suy tuần hoàn… để lựa chọn các bài tập phù hợp.
Các yếu tố tăng nguy cơ bệnh mạch vành có thể xảy đến gồm:

- Tập quá sức: Tập ở tốc độ cao hoặc thời gian kéo dài.

- Thay đổi cường độ tập một cách đột ngột.

benh-dong-mach-vanh-va-cac-yeu-to-nguy-co-khi-chay-bo-12

Nguyên tắc chung là tập nhẹ nhàng, phù hợp thể trạng. Người bệnh không được tập nếu bị đau thắt ngực không ổn định (đau cả khi ngồi không vận động), bị nhồi máu cơ tim cấp, suy tuần hoàn độ 2 – 3, huyết áp cao trên 180/100 mmHg.

Thông số mạch khi tập đi bộ, chạy bộ cần phải thấp hơn mức có thể gây ra tình trạng đau ngực, khó thở 10 – 12 nhịp/phút. Nếu bạn tập và thấy cơn đau xuất hiện khi đạt 125 nhịp/phút thì nên khống chế để duy trì ở 110 – 115 nhịp/phút.

benh-dong-mach-vanh-va-cac-yeu-to-nguy-co-khi-chay-bo-13

Lúc mói bắt đầu người bệnh nên tập đi bộ nhanh, và chuyển đổi luân phiên giữa đi bộ nhanh và chạy bước nhỏ tùy theo thể trạng. Thời gian tập 20 – 30 phút/buổi, 5 – 6 buổi/tuần. 

Sử dụng máy chạy bộ tại nhà

Người bệnh mạch vành nói riêng và người bệnh tim nói chung nên sử dụng máy chạy bộ tại nhà.
Máy chạy bộ là thiết bị hỗ trợ các bài tập đi bộ, chạy bộ ngay tại nhà mà không phải đến các phòng tập hoặc ra ngoài trời. Người tập vì thế không cần phải di chuyển xa, có thể duy trì hoạt động tập luyện thường xuyên, liên tục không bị ngắt quãng.

benh-dong-mach-vanh-va-cac-yeu-to-nguy-co-khi-chay-bo-14

Hiện nay trên các máy chạy bộ hiện đại đều được trang bị cảm ứng và màn hình hiển thị thông số tập, trong đó có cả huyết áp, nhịp tim, lượng calo tiêu thụ. Đối với người bệnh các chỉ số này sẽ giúp điều chỉnh hoạt động hợp lý.

Một ưu điểm khác của máy chạy bộ là hệ thống an toàn gồm đệm giảm chấn, bàn chạy chống trượt, khóa từ an toàn tự động ngừng hoạt động của máy khi người dùng chẳng may gặp sự cố (ví dụ như hụt chân).

benh-dong-mach-vanh-va-cac-yeu-to-nguy-co-khi-chay-bo-15

Chạy bộ trong nhà cũng tránh được gió máy, thời tiết lạnh về mùa đông khiến gia tăng nguy cơ bệnh do thân nhiệt xuống thấp.

Chạy bộ ở nhà cũng là nơi người bệnh có thể nhanh chóng tiếp cận với thuốc, nước trong trường hợp bất chợt có cơn đau. Người nhà cũng ở ngay gần để có thể trợ giúp khi cần. 

Việc sử dụng máy chạy bộ điện rất tiện lợi với các bài chạy tự động được cài đặt sẵn, bài tập thủ công có thể thiết lập theo ý thích, các nút điều khiển được bố trí trong tầm tay.

benh-dong-mach-vanh-va-cac-yeu-to-nguy-co-khi-chay-bo-16

Trên đây là một số chia sẻ về Bệnh động mạch vành và các yếu tố nguy cơ khi chạy bộ từ Daiviet Sport. Thông qua các nội dung được chia sẻ trong bài viết chúng ta đã hiểu hơn về bệnh mạch vành: Nguyên nhân, triệu chứng, các điều trị, và vai trò của hoạt động thể dục thể thao trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh.

Nếu các bạn có câu hỏi hay thắc mắc nào khác cần tư vấn, hoặc có nhu cầu trang bị máy chạy bộ cho gia đình hãy liên hệ với chúng tôi. Daiviet Sport hiện có đầy đủ các mẫu máy chạy bộ từ giá rẻ, tầm trung, tới cao cấp, máy sử dụng trong gia đình, chuyên dụng cho phòng tập, đơn năng, đa năng… đáp ứng nhu cầu tập luyện từ đơn giản đến chuyên sâu. Sản phảm chính hãng, bảo hành dài hạn, giao hàng trên phạm vi toàn quốc !

Bài viết khác

Sự hấp dẫn của tập luyện thể thao ngoài trời

Ngày nay chúng ta có rất nhiều lựa chọn khác nhau để tập luyện thể thao. Nếu muốn bầu không khí sôi động, chuyên nghiệp thì có thể tới phòng gym, aerobic, khiêu vũ thể thao; Để chủ động thì có thể ...

Tập luyện hiệu quả với máy leo cầu thang gym

Để rèn luyện sức khỏe, hiện nay chúng ta có rất nhiều lựa chọn khác nhau, từ tập tại nhà, tới phòng gym, thể thao ngoài trời. Đơn giản như sử dụng chính trọng lượng cơ thể làm đối trọng, hoặc có sự ...

Những loại máy tập gym nào cần thiết trong phòng tập

Đối với những người mới bắt tay vào tập gym thì thế giới máy tập có thể mang đến sự bối rối nhất định vì sự đa dạng cũng như tính năng của từng loại. Còn với những người đang có ý định mở phòng gym ...

×
Loading...