Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho khớp gối

23/09/2022 15:09 | Đăng bởi Đại Việt Sport

Tin liên quan

Khi nào cần thực hiện điều trị vật lý trị liệu?

Khớp gối là một trong những khớp quan trọng nhất trên cơ thể, đây không chỉ là khớp lớn nhất mà còn rất linh hoạt, gắn liền với cử động của đôi chân. Nhưng cũng chính vì như vậy mà khớp gối cũng là bộ phận chịu nhiều tác động của quá trình thoái hóa cũng như các chấn thương từ bên ngoài.

vat-ly-tri-lieu-khop-goi

Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ về Bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối. Qua đó giúp các bạn hiểu hơn về cấu tạo, chức năng, các vấn đề thường gặp ở khớp gối cũng như phương pháp điều trị.

Vai trò và cấu tạo của khớp gối

Khớp gối nằm ở vị trí trung tâm, tiếp xúc với xương đùi, xương bánh chè và xương ống chân, giúp nâng đỡ trọng lượng của cơ thể. Nó cũng đóng vai trò tương tự như một bản lề, phối hợp hoạt động của hệ thống gân – cơ – dây chằng – sụn khớp – bao khớp.

cau-tao-va-vai-tro-khop-goi

Cấu tạo của khớp gối gồm 3 phần chính:

- Xương: Xương lồi cầu đùi, mâm chày, và xương bánh chè.

- Sụn bọc ở đầu xương: Có tác dụng giảm ma sát trong quá trình vận động.

- Dây chằng: Nằm ở ngoài của khớp gối. Bao gồm các dây chằng bên (trong và ngoài), giúp giữ cho khớp gối ổn định trong các chuyển động xoay, vặn. Dây chằng chéo (trước và sau) bắt chéo nhau và tạo thành hình chữ X, có tác dụng đan chặt và cố định các khớp xương cũng như gân, cơ ở đầu gối, giúp cho các bộ phận này không bị trượt ra trước hoặc sau quá mức.

cau-tao-va-vai-tro-khop-goi-2

Khớp gối có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể của chúng ta. Nó nâng đỡ toàn bộ trọng lượng của cơ thể, và hỗ trợ các di chuyển, đi lại, đứng, ngồi. Tuy nhiên, khớp gối cũng được xem là một khớp khá lỏng lẻo nên rất dễ xảy ra các chấn thương như: Trật khớp, gãy xương, đứt dây chằng, tổn thương sụn khớp. Trong đó dây chằng là dễ bị tổn thương nhất.

Những người có nguy cơ bị chấn thương đầu gối cao gồm vận động viên, những người chơi thể thao – nhất là những môn cường độ cao (bóng đá, bóng rổ, bóng bầu dục, tennis, cầu lông…), bên cạnh đó là những người thường xuyên làm việc nặng.

Các vấn đề thường gặp ở khớp gối

Thoái hóa khớp gối

Đây là hiện tượng thoái hóa loạn dưỡng của khớp, với các biến đổi xảy ra ở bề mặt sụn khớp, sau đó là ở bề mặt khớp, khiến hình thành các gai xương, và cuối cùng dẫn tới biến dạng khớp (hư khớp).

thoai-hoa-khop-goi

Ở giai đoạn đầu, dịch ở trong bao khớp chưa bị ảnh hưởng nhiều nên các tổn thương không quá nghiêm trọng. Nhưng khi tổn thương nhiều thì dịch khớp sẽ ngày càng giảm, ma sát ở các đầu khớp ngày một lớn, mặt sụn bị hao mòn nhanh chóng, từ đó dẫn đến hẹp khe khớp và ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh.

Thoái hóa khớp gối thường xảy ra ở người cao tuổi, nhưng cũng có thể do lao động nặng, đứng ngồi lâu một chỗ, hoặc thừa cân – béo phì. Một số trường hợp chấn thương: Đứt dây chằng khớp gối, vỡ hoặc nứt lồi cầu dưới xương đùi, vỡ xương bánh chè…. Cũng có thể dẫn tới thoái hóa.

Dấu hiệu của thoái hóa là đau quanh khớp gối, lúc đầu nhẹ, hoặc chỉ đau khi đi lại nhiều, lên xuống cầu thang. Càng về sau thì khớp gối có thể bị sưng do tràn dịch khớp, đau tái phát, người bệnh có biểu hiện bị cứng khớp.

Viêm khớp gối

viem-khop-goi

Khi bị viêm khớp, xương sụn bị mòn, dần trở nên xù xì và thô ráp. Gia tăng ma sát ở xương khiến giảm khả năng hấp thụ các chấn động ở sụn khớp, gây ra tình trạng đau đớn và vận động khó khăn. Cơn đau đầu gối thường xuất hiện vào buổi sáng sớm, kèm theo đó là đau cứng khớp gối.

Viêm khớp dạng thấp

viem-khop-dang-thap-khop-goi

Đây là bệnh lý tự miễn gây ra các tổn thương nghiêm trọng ở màng hoạt dịch, sụn khớp, đầu xương dưới sụn. Nó gây đau, cứng khớp, về lâu dài còn làm biến dạng và dính khớp.

Bệnh gout

benh-gout

Đây là bệnh rối loạn chuyển hóa khiến tăng lượng axit uric ở trong máu và khớp xương, chèn ép dây thần kinh. Gout xuất hiện phổ biến ở các khớp ngón tay và chân, nhưng từ chân cũng có thể tác động lên đầu gối.

Chấn thương đầu gối

Chấn thương đầu gối bao gồm bong gân, trật khớp, gãy xương, viêm bao hoạt dịch gối, và các tổn thương xảy ra ở dây chằng, sụn chêm.

bong-gan-khop-goi

Bong gân: Là tình trạng một tổn thương xảy ra ở một vài bó sợi hoặc giãn dây chằng nhưng không đứt. Các biểu hiện gồm đau, bầm tím ở quanh khớp do tụ máu, vùng gân bị bong nóng lên.

Tổn thương dây chằng: Dây chằng bị giãn, đứt do ngã khiến đau, sưng nề, vận động khó. Sau 2 – 3 ngày các triệu chứng có thể tan biến nhưng dần xuất hiện sự teo cơ, liên kết của xương chày và xương đùi lỏng lẻo.

Tổn thương sụn chêm: Khi thực hiện chuyển động xoay một cách đột ngột hoặc mang vác vật nặng, sụn chêm có thể bị rách gây đau kèm sưng nề ở đầu gối. Trong nhiều trường hợp mảnh sụn rách còn có thể lọt vào giữa các khe khớp gây kẹt khớp, bắt buộc phải phẫu thuật.

gay-xuong-banh-che

Gãy xương: Xương bánh chè rất dễ bị gãy nếu có tác động mạnh và đột ngột. Khi nhấn vào thấy đau nhói, bầm tím, mất cử động nếu xảy ra tình trạng gãy rời cả 2 đầu xương.

Trật khớp: Do đầu xương bị lệch khỏi vị trí ban đầu, gây ra tình trạng đau và sưng tấy.

Viêm bao hoạt dịch gối: Bao hoạt dịch là một túi chứa chất lỏng, lót đệm ở bên ngoài khớp gối, có tác dụng giúp cho gân và dây chằng hoạt động trơn tru, nhịp nhàng. Các chấn thương xảy ra ở đầu gối khiến cho bao hoạt dịch bị viêm và gây ra các cơn đau, khiến cho khớp gối bị cứng.

Vật lý trị liệu cho khớp gối

Việc điều trị các tổn thương xảy ra ở khớp gối có nhiều phương pháp, tùy theo bệnh lý và mức độ tổn thương. Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp được sử dụng nhiều, giúp hạn chế tác dụng phụ của việc dùng thuốc, cũng như việc can thiệp không xâm lấn, ít biến chứng và bảo tồn cho người bệnh.

vat-ly-tri-lieu-khop-goi-2

Các kĩ thuật trị liệu được sử dụng phổ biến gồm:

- Sóng siêu âm: Sóng siêu âm xâm nhập sâu vào bên trong khớp gối giúp tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình hồi phục. Kĩ thuật này cũng giúp kháng viêm, giảm đau hiệu quả.

- Điện xung: Khi áp dụng kĩ thuật điện xung, vùng cơ ở quanh gối rung lên, làm giãn cơ, giảm đau, tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình hồi phục.

- Vận động trị liệu: Người bệnh được hướng dẫn các bài tập có tác dụng tăng cường khả năng vận động cho khớp gối, ngăn ngừa tái phát. Các bài tập có thể là tay không hoặc sử dụng các dụng cụ đơn giản, máy tập vật lý trị liệu.

Bài tập nâng chân thẳng

Bài tập này giúp tăng cường sức mạnh cơ đùi trước.

bai-tap-nang-chan-thang

- Người tập nằm ngửa ở trên sàn.

- Co 1 chân lại, lòng bàn chân đặt trên mặt phẳng sàn.

- Chân còn lại đưa thẳng lên, vuông góc với thân, sau đó từ từ hạ xuống.

- Lặp lại 15 lần, sau đó thực hiện tương tự với bên chân còn lại.

Như vậy là hoàn thành 1 hiệp. Bạn có thể thực hiện 2 – 3 hiệp tùy theo thể trạng. Nghỉ 5 giây giữa các hiệp.

Bài tập kéo giãn cho vùng cơ đùi sau

Bài tập kéo giãn giúp bạn cải thiện vùng cơ đùi sau một cách tích cực.

keo-gian-vung-co-dui-sau

- Đứng thẳng, đối diện với bức tường, một chân ở trước, một chân ở sau như thể đang bước đi.

- Khuỵu gối chân trước trong khi giữ thẳng chân sau.

- Giữ yên tư thế trong 20 giây, sau đó lặp lại động tác 2 – 5 lần rồi đổi chân.

- Nếu gối còn yếu, bạn nên đưa tay lên chống tường để lấy điểm tựa.

Bài tập squat

Squat là bài tập mông đùi rất phổ biến trong phòng gym. Tuy nhiên, nó cũng có tác dụng tăng cường khả năng vận động cho khớp gối; Phù hợp với những trường hợp chấn thương không quá nặng, hoặc gần hồi phục.

bai-tap-squat-phuc-hoi-khop-goi

- Đặt 2 chân song song, khoảng cách giữa các chân bằng vai.

- Từ từ khuỵu gối xuống. Điều chỉnh tư thế để lưng hơi hướng về phía trước, đầu gối song song mặt sàn.

- Giữ tư thế trong 5 – 10 giây, sau đó thực hiện lại 5 – 10 lần.

Bài tập nâng bắp chân

Bài tập này cần đến một dụng cụ tập luyện đơn giản là ghế hoặc bục. Bạn cũng có thể sử dụng bậc cầu thang để hỗ trợ.

bai-tap-nang-bap-chan

- Đứng thẳng trước ghế, lần lượt bước các chân lên.

- Sau đó là lần lượt bước từng chân xuống.

- Thực hiện 10 lần, sau đó tăng dần cường độ.

Bài tập nâng chân một bên

Bài tập này không quá phức tạp, về cơ bản nó cũng gần giống như một động tác yoga.

bai-tap-nang-chan-1-ben

- Người bệnh nằm nghiêng ở trên sàn, 2 chân duỗi thẳng.

- Nâng 1 chân lên và tạo thành góc khoảng 60 độ.

- Từ từ hạ chân xuống rồi lại đưa lên.

- Lặp lại động tác 5 – 10 lần rồi đổi bên.

Một số lưu ý giúp bảo vệ khớp gối tốt hơn

Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về Bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối. Đây là vùng khớp quan trọng, để bảo vệ tốt hơn cho khớp gối các bạn cần lưu ý một số điểm sau:

luu-y-giup-bao-ve-khop-goi

- Tránh các tư thế có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khớp gối như: Ngồi xổm, ngồi chéo chân, quỳ gối, khuân vác đồ vật nặng…

- Chị em phụ nữ nên hạn chế đi giày cao gót. Thống kê cho thấy việc sử dụng giày có đế cao hơn 3 cm làm người bị đẩy về trước, khiến cho khó giữ thăng bằng và gia tăng áp lực lên khớp gối.

- Những người chơi thể thao nên trang bị giày chuyên dụng theo từng môn, mang giày có độ ôm vừa phải.

- Nên giữ ấm cho đầu gối, nhất là về mùa lạnh vì phần này có tác dụng bảo vệ cơ, thịt và mỡ nhưng lại ít được cung cấp đủ lượng nhiệt năng cần thiết.

luu-y-giup-bao-ve-khop-goi-2

- Thường xuyên tập các động tác giúp hoạt động chi dưới như đứng lên – ngồi xuống, xoay khớp, nâng chân, căng bắp chân yoga… để giảm đau, tăng cường sức mạnh cho khớp gối.

- Nếu thường xuyên bị đau khớp gối có thể áp dụng massage xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt, tắm bùn hoặc suối khoáng…

Nếu các bạn còn câu hỏi nào khác, hay có nhu cầu mua thiết bị phục hồi chức năng hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể !

 

Bài viết khác

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

Máy tập phục hồi chức năng bàn tay cho người tai biến

Bàn tay của chúng ta có chức năng cầm nắm, là ngôn ngữ cử chỉ. Nó được đánh giá là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngón trong bàn tay chứa nhiều đầu ...

Thiết bị tập đi phục hồi chức năng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị tập đi phục hồi chức năng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo, công dụng của từng loại, cũng như sử dụng sao cho phù hợp. ...

×
Loading...