Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

23/03/2024 10:30 | Đăng bởi Đại Việt Sport

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất quan trọng, bởi đa số họ ở trong độ tuổi lao động, là nguồn lực quan trọng trong gia đình cũng như xã hội. Quá trình phục hồi gồm các biện pháp y học, xã hội học, giáo dục, và kỹ thuật phục hồi chức năng để giúp người bệnh tái hòa nhập xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu về Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân nhé.

Các giai đoạn phục hồi tứ chi cho bệnh nhân

Phục hồi chức năng giai đoạn cấp

giai-doan-phuc-hoi-tu-chi-benh-nhan

Ở giai đoạn này cần tìm hiểu nguyên nhân gây ảnh hưởng tới khả năng vận động của các chi, giải quyết nguyên nhân.

Người bệnh cần được chăm sóc vùng da để đề phòng tình trạng bị loét do tỳ đè. Những vị trí dễ bị loét là vùng chẩm, bả vai, cùng cụt, mông, củ xương đùi, mắt cá, gót chân. Người bệnh nên sử dụng đệm nước hoặc hơi nước, đặt gối mềm để giữ vùng da ở sát xương giúp tránh tỳ đè, lăn trở tư thế sau mỗi 2 – 3h. Để phòng ngừa viêm phổi cần dẫn lưu tư thế, vỗ rung lồng ngực, đảm bảo đường thở được thông thoáng.

Về đường tiêu hóa, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý. Đường tiết niệu cũng cần được chăm sóc sớm, tránh bàng quang bị căng quá mức, dẫn tới biến chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa teo cơ, cứng khớp và co rút; Tập vận động thụ động nhẹ nhàng từ sớm. Cụ thể, có thể sử dụng các dụng cụ chỉnh hình để phòng ngừa.

Phục hồi chức năng giai đoạn 2

giai-doan-phuc-hoi-tu-chi-benh-nhan-2

Mục tiêu là tập cho bệnh nhân độc lập ở trên giường cũng như dưới đệm. Giúp họ biết cách tự chăm sóc thân thể, tự chăm sóc da, đường tiết niệu và đường ruột; Tập di chuyển độc lập cùng với xe lăn; Sử dụng các dụng cụ trợ giúp như nẹp, nạng.

Người nhà hỗ trợ bệnh nhân tập cho các nhóm cơ không liệt như cơ quanh vai, cánh tay, cổ tay, tập cơ thân mình; Tập ngồi dậy có trợ giúp, không có trợ giúp; Tập thăng bằng khi ngồi, gồm có thăng bằng tĩnh và thăng bằng khi di chuyển như là với tay để lấy đồ vật; Tập di chuyển từ giường ra xe lăn và ngược lại; Tập đứng, tập thăng bằng khi đứng, tập di chuyển với sự hỗ trợ của các dụng cụ trợ giúp; Tham gia hoạt động trị liệu, vui chơi giải trí, tực thực hiện các chức năng trong sinh hoạt hàng ngày như đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo, chơi thể thao.

Phục hồi chức năng giai đoạn hội nhập

giai-doan-phuc-hoi-tu-chi-benh-nhan-3

Mục tiêu là tạo ra môi trường thuận loại để người bệnh hòa nhập tốt với cộng đồng.

Các biện pháp tiến hành gồm có cải thiện môi trường sinh hoạt (chiều cao của giường, nhà bếp, nhà vệ sinh), tạo thêm tay vịn hoặc lan can; Tìm kiếm công việc phù hợp với khả năng.

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân. Dưới đây là một số thiết bị thường được sử dụng trong các trung tâm trị liệu cũng như hộ gia đình mà các bạn có thể tham khảo.

Dụng cụ tập phục hồi chức năng 3 trong 1

ghe-tap-phuc-hoi-chuc-nang-zasami-kz301

Đây là một trung những thiết bị tập phục hồi phổ biến. Nó có ngoại hình rất giống với 1 chiếc ghế tựa thông thường, với phần khung bằng kim loại và các vị trí để ngồi, tựa lưng, kê tay được bọc nệm để mang tới sự êm ái.

Cấu trúc của dụng cụ tập phục hồi chức năng 3 trong 1 được chia thành 2 phần, gồm phần để ngồi và phần để tập. Khoảng cách giữa 2 phần này và chiều cao của khung tập có thể dễ dàng điều chỉnh để phù hợp với thể trạng của người dùng.

Máy mang tới cho người dùng 3 bài tập: Đạp chân, quay tay và kéo ròng rọc. Trên trục đạp chân và quay tay được trang bị núm kháng lục để điều chỉnh độ nặng – nhẹ, phù hợp với các giai đoạn phục hồi khác nhau của người bệnh.

thiet-bi-phuc-hoi-chuc-nang-kz301

- Bài tập đạp chân: Người dùng người trên thiết bị, đặt chân lên bàn đạp và cài quai chắc chắn, đạp theo chiều tiến tới trước hoặc lùi về sau. Sau một thời gian, khi đã quen thì có thể điều chỉnh núm kháng lực để thay đổi độ nặng.

- Bài tập quay tay: Người dùng ngồi thẳng lưng hoặc hơi tựa vào đệm lưng, đưa 2 tay ra nắm lấy tay quay, nếu 1 bên tay bị yếu thì có thể dùng đai (đi kèm) để cố định với tay quay. Quay theo chiều tiến tới trước hoặc lùi về sau. Sử dụng núm điều chỉnh kháng lực khi đã thành thục. Bạn có thể tập riêng cho tay, chân, hoặc kết hợp cả 2 bài tập trên cùng lúc để tập đồng thời cho tứ chi.

- Bài tập kéo ròng rọc: Người bệnh đưa 2 tay lên nắm lấy phần tay cầm có hình giống như móng ngựa ở phía trên. Nếu có 1 bên tay yếu thì cố định tay đó vào thanh tay cầm bằng đai. Dùng lực để kéo 1 bên tay xuống, tay kia đưa lên. Tiếp đó tay ở cao kéo xuống, tay bên này đưa lên cao, cứ thế lặp lại động tác. Nếu 1 tay yếu thì các bạn có thể sử dụng tay mạnh để tập cho tay yếu.

Một phiên bản khác của máy tập này là thiết bị phục hồi chức năng 4 trong 1, hỗ trợ thêm bài tập kéo giãn đốt sống cổ, dành cho người bị thoái hóa đốt sống cổ, giúp làm giãn khoảng cách giữa các đốt sống, tạo điều kiện cho đĩa đệm về vị trí ban đầu, từ đó hỗ trợ điều trị bệnh. Trường hợp bị thoái hóa đốt sống cổ khiến tay bị ảnh hưởng thì các bạn có thể sử dụng thiết bị này để hỗ trợ tốt hơn.

Xe đạp phục hồi chức năng

xe-dap-phuc-hoi-chuc-nang

Xe đạp tập có nhiều loại khác nhau. Có loại tập riêng cho chân, có loại lại cho phép tập cả chân và tay. Trường hợp người bệnh cần tập phục hồi tứ chi thì các bạn nên sử dụng loại này. Đối với những người có thể trạng còn yếu thì nên chọn xe có bộ khung càng ở 2 bên để giúp người bệnh ngồi vững hơn.

Nhìn chung, cấu tạo của xe đạp tập phục hồi chức năng cũng không khác nhiều so với các loại xe đạp tập thể dục khác. Khi sử dụng, các bạn ngồi trên xe, đặt trên lên bàn đạp, đưa tay nắm lấy tay cầm ở phía trước. Dùng lực để đạp theo chiều hướng tới trước hoặc ngược về sau. Tay cũng quay tới trước hoặc ngược về sau.

Trên xe đạp cũng thường được trang bị núm kháng lực, các bạn có thể điều chỉnh để thay đổi độ nặng nhẹ của bài tập.

Máy tập phục hồi tay chân Dual Bike

dung-cu-tap-phuc-hoi-chuc-nang-dual-bike

Đây là một thiết bị có cấu tạo đơn giản, nhỏ gọn. Nó gồm 1 khung tập, được thiết kế 2 bài tập cơ bản là quay tay và quay chân. Khi tập, người dùng sẽ ngồi ở trên ghế, hoặc mép giường, đặt chân và tay lên bàn đạp, tay quay, tiếp đó đạp và quay theo chiều tiến tới trước, ngược về sau.

Đối với máy tập phục hồi tay chân Dual Bike, người dùng cũng có thể tập riêng cho tay hoặc chân, kết hợp cả 2 động tác cùng lúc để tập tứ chi.

Trên đây Daiviet Sport đã chia sẻ với các bạn một số máy tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Mục tiêu của phục hồi chức năng là phòng ngừa, hạn chế tối đa các biến chứng, giúp người bệnh tự chủ, độc lập trong quá trình chăm sóc bản thân, trở lại với cuộc sống gia đình, xã hội và công việc.

Nếu có nhu cầu mua thiết bị tập phục hồi chức năng cũng như các loại máy tập thể dục, các bạn hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cũng như cung cấp sản phẩm chính hãng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu tập luyện, phục hồi nhé.

 

Bài viết khác

Máy tập phục hồi chức năng bàn tay cho người tai biến

Bàn tay của chúng ta có chức năng cầm nắm, là ngôn ngữ cử chỉ. Nó được đánh giá là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngón trong bàn tay chứa nhiều đầu ...

Thiết bị tập đi phục hồi chức năng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị tập đi phục hồi chức năng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo, công dụng của từng loại, cũng như sử dụng sao cho phù hợp. ...

Lợi ích của massage vật lý trị liệu

Massage vật lý trị liệu là phương pháp mang tới cho cơ thể sự thư giãn, đồng thời còn có tác dụng giảm đau. Không chỉ áp dụng cho những trường hợp bị đau mỏi cơ bắp, liệu pháp này còn được sử dụng ...

×
Loading...