Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Một số máy tập phục hồi chức năng cho chân phổ biến

16/02/2024 09:59 | Đăng bởi Đại Việt Sport

Chân có vai trò nâng đỡ cơ thể và thực hiện chức năng di chuyển. Chấn thương ở bộ phận này khá phổ biến, có thể xảy ra trong khi vận động sinh hoạt, chơi thể thao, hoặc là tai nạn lao động, khi tham gia giao thông. Tổn thương ở chi dưới rất đa dạng, nhẹ thì chỉ ở phần mềm, nặng thì có thể rạn hoặc gãy xương.

Sau quá trình điều trị tích cực thì sớm phục hồi chức năng cho chân rất quan trọng. Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ về Máy tập phục hồi chức năng cho chân. Qua đó giúp các bạn hiểu hơn về thiết bị này cũng như quá trình tập để lấy lại khả năng vận động bình thường cho chi dưới nhé.

Các giai đoạn chấn thương và mục tiêu phục hồi chức năng

cac-giai-doan-phuc-hoi-chuc-nang-chan

Chấn thương chân cũng như ở những vị trí khác trên cơ thể, được chia thành các giai đoạn cấp tính và bán cấp.

- Giai đoạn cấp tính (1 – 3 ngày sau chấn thương): Giai đoạn này cần làm giảm sưng nề, giảm đau. Biện pháp thực hiện là dùng băng ổn định cổ chân hay sử dụng nẹp để cố định, kết hợp chườm lạnh 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần 15 – 20 phút, khi nằm cần kê cao chân bị đau hơn một chút so với tim.

- Giai đoạn bán cấp (1 - 2 tuần sau chấn thương): Giai đoạn này cần kiểm soát tình trạng sưng đau, gia tăng tầm vận động thụ động ở trong mức chịu đau của người bệnh. Nên tiếp tục chườm lạnh nếu vẫn còn sưng đau, xoa bóp nhẹ nhàng bằng ngón tay ở quanh cổ chân, điều trị vật lý trị liệu. Người bệnh tập chủ động tậm vận động gập – duỗi các khớp ở chân.

Mục tiêu phục hồi chức năng sau chấn thương là ngăn ngừa, khắc phục tối đa các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó là hoàn thiện tối đa về chức năng, đưa người bệnh trở lại với sinh hoạt sớm nhất.

Máy tập phục hồi chức năng cho chân

Quá trình phục hồi chức năng cho người bệnh bao gồm các bài tập chủ động và thụ động. Thụ động là các chuyên gia trị liệu sẽ tác động lên cơ thể người bệnh bằng đôi tay hoặc sử dụng các thiết bị hỗ trợ như giường kéo giãn bằng điện, cơ… Chủ động là người bệnh sẽ thực hiện các bài tập với sự hướng dẫn và hỗ trợ của các chuyên gia. Các bài tập có thể là tay không hoặc sử dụng các thiết bị, máy tập phục hồi chức năng.

Máy tập CPM chi dưới

may-cpm-phuc-hoi-chuc-nang-chan

Đây là thiết bị vận động thụ động liên tục, được thiết kể để sử dụng cho chân. Nó được dùng trong giai đoạn dầu của quá trình phục hồi chức năng sau tai biến, phẫu thuật… Thiết bị giúp chi dưới cử động liên tục, quá trình lặp đi lặp lại giúp gia tăng tầm vận động khớp.

Thiết bị tập phục hồi chức năng 3 trong 1

thiet-bi-phuc-hoi-chuc-nang-chan-KZ301

Thiết bị tập phục hồi chức năng 3 trong 1 cung cấp bài tập đạp chân, quay tay và kéo ròng rọc. Nó có cấu tạo tương tự như một chiếc ghế tựa thông thường. Phần khung được làm từ kim loại chắc chắn. Các bộ phận để ngồi, kê tay, tựa lưng được bọc đệm dày. Khoảng cách giữa phần ngồi và các bộ phận để thực hiện bài tập cũng như chiều cao của phần tập quay tay, ròng rọc có thể điều chỉnh cao – thấp để phù hợp với thể trạng của người dùng.

Đối với bộ phận tập đạp chân và quay tay được bố trí núm điều chỉnh kháng lực để có thể thay đổi độ nặng, nhẹ của bài tập. Phần đạp chân được thiết kế dạng dép cài, với nhiều nấc điều chỉnh giúp cố định bàn chân tốt hơn, không bị tuột trong quá trình thực hiện động tác.

Khi sử dụng, người dùng ngồi chắc chắn trên thiết bị, đặt chân lên bàn đạp, cài quai, chọn mức kháng lực phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân. Tiếp đó ngồi thẳng lưng, hơi dựa vào đệm phía sau, dùng lực để đạp theo chiều tiến tới trước, lùi về sau. Người dùng có thể tập chuyên sâu cho chân hoặc kết hợp với cả tập tay.

Xe đạp tập thể dục

xe-dap-tap-phuc-hoi-chuc-nang-chan

Xe đạp tập thể dục có bề ngoài tương đối giống với một chiếc xe đạp thông thường mà chúng ta vẫn sử dụng để đi học, đi làm. Điểm khác biệt duy nhất là nó có hệ thống chân đế để cố định và sử dụng tại chỗ. Thiết bị được làm từ thép chịu lực chuyên dụng nên rất chắc chắn. Yên ngồi được bọc nệm êm ái. Chiều cao của yên và độ ra – vào có thể điều chỉnh được để phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau.

Xe đạp tập thể dục có khá nhiều biến thể. Có loại được thiết kế càng ở 2 bên để người dùng thể lực yếu có thể ngồi vững hơn. Có loại chỉ thuần tập chân, trong khi loại có thể tập liên hoàn kết hợp chân, tay.

Máy tập đi bộ

may-di-bo-phuc-hoi-chuc-nang-chan

Máy tập đi bộ khá phổ biến trong các hộ gia đình cũng như phòng tập gym. Trong những năm gần đây, nhiều trung tâm trị liệu được trang bị loại máy này để hỗ trợ người dùng trong các bài tập đi. Nó dành cho các bệnh nhân bị chấn thương nhẹ hoặc đã phục hồi đáng kể.

Máy chạy bộ được trang bị thảm chống trượt, bàn chạy có hệ thống lò xo giảm chấn nên rất an toàn. Với những người mới tập đi có thể bám vào tay máy để vững vàng hơn. Trên máy được cài sẵn nhiều bài tập đa dạng, người dùng cũng có thể tự thiết lập bài tập cá nhân dựa trên các điều chỉnh về tốc độ, độ dốc, thời gian…

Một số phương pháp phục hồi chức năng cho chân khác

massage-phuc-hoi-chuc-nang-chan

- Dùng nhiệt: Gồm nhiệt nóng và nhiệt lạnh. Các tổn thương mới có thể áp dụng chườm lạnh, khi vùng bị tổn thương còn sưng và nóng. Nó có tác dụng giảm sưng nề, thư giãn, giúp giảm đau và mang lại nhiều lợi ích khi tập cử động chủ động. Nhiệt nóng lại có tác dụng làm mềm các tổ chức, tăng lưu thông máu tới vùng cơ thể bị chấn thương. Chườm nóng trước và trong khi tập luyện có thể làm gia tăng khả năng hồi phục. Bệnh nhân có thể sử dụng túi chườm nước nóng lên vùng bị chấn thương. Lưu ý là không được sử dụng nhiệt sóng ngắn cho các vị trí có sử dụng đinh, nẹp vít, vòng thép kim loại… do các chi tiết này có thể nóng lên và làm hỏng tổ chức, gây viêm rò.

- Massage: Nên thực hiện massage thường xuyên các ổ gãy xương liên khớp, chủ yếu là các kỹ thuật xoa nắn nhẹ nhàng bằng tay, không dùng tới các loại dầu cao, cồn hoặc là thuốc xoa bóp để xoa vào các khớp vì dễ làm xơ cứng và vôi hóa ở cạnh khớp. Nhất là không được đắp thuốc lá vào các khớp vì nó khiến cho khớp đó trở nên cứng hơn, càng khó vận động về sau.

Bên cạnh hoạt động phục hồi chức năng thì cần theo dõi sát sao để phát hiện các biến chứng. Các bạn chỉ áp dụng các bài tập khi hệ thống xương khớp đã ổn định. Trường hợp bị biến chứng thì cần được điều trị trước khi tham gia vận động trị liệu.

Mua máy tập phục hồi chức năng ở đâu ?

ghe-tap-phuc-hoi-chuc-nang-zasami-kz301

Khi có nhu cầu mua máy tập phục hồi chức năng cho chân cũng như các thiết bị tập phục hồi khác, các bạn có thể liên hệ với Daiviet Sport. Chúng tôi cung cấp các máy tập chính hãng, đáp ứng với nhu cầu tập luyện thụ động, chủ động ở các giai đoạn khác nhau, giúp người bệnh lấy lại các chức năng bình thường của cơ thể.

Máy tập phục hồi chức năng tay chân của Daiviet Sport được giao toàn quốc, hướng dẫn sử dụng tại nhà, với nhiều hình thức thanh toán linh hoạt.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty CP xuất nhập khẩu Thể Thao Đại Việt

- Địa chỉ: Số 125 Vũ Tông Phan, Q. Thanh Xuân, Hà Nội

- Điện thoại: 02466.836.247 - 02462.917.247 - 02462.605.567

- Email: cskh@daivietsport.com

Bài viết khác

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

Máy tập phục hồi chức năng bàn tay cho người tai biến

Bàn tay của chúng ta có chức năng cầm nắm, là ngôn ngữ cử chỉ. Nó được đánh giá là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngón trong bàn tay chứa nhiều đầu ...

Thiết bị tập đi phục hồi chức năng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị tập đi phục hồi chức năng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo, công dụng của từng loại, cũng như sử dụng sao cho phù hợp. ...

×
Loading...