Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Nắm bắt quy trình tập vật lý trị liệu hiệu quả

23/01/2024 10:12 | Đăng bởi Đại Việt Sport

Y học Phục hồi chức năng là một nhánh của y học hiện đại. Nó bao gồm rất nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có vật lý trị liệu. Vật lý trị liệu sử dụng nhiều kỹ thuật để tác động lên cơ thể người bệnh, và được chia thành các biện pháp thụ động và chủ động. Bài tập vận động có tác dụng giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi, củng cố cơ – xương – khớp.

Quy trình tập vật lý trị liệu diễn ra như thế nào? Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu chi tiết nhé.

Những trường hợp cần tập vật lý trị liệu

benh-nhan-tap-vat-ly-tri-lieu

Những tình trạng gây đau hoặc bị hạn chế khả năng vận động thường được hỗ trợ bằng vật lý trị liệu. Cụ thể:

- Đột quỵ (tai biến não): Đột quỵ là 1 sự tắc nghẽn hoặc bị vỡ nguồn cung cấp máu cho não bộ. Phần quan trong nhất của quá trình hồi phục sau tai biến là tập luyện phục hồi chức năng. Nó giúp bệnh nhân có thể thự chiện lại các hoạt động thường ngày, phục hồi lại các chức năng đã mất, đồng thời ngăn ngừa tổn thương thêm.

- Chấn thương cột sống: Chấn thương tại cổ và lưng cần được điều trị sớm. Áp dụng vật lý trị liệu phục hồi chức năng giúp hạn chế các tổn thương cũng như rút ngắn thời gian hồi phục.

- Đau đớn: Nếu như bạn bị đau dữ dội sau khi xảy ra 1 chấn thương hoặc cuộc phẫu thuật, hoặc là do tình trạng thần kinh, cơ… thì vật lý trị liệu có thể giảm bớt cơn đau và cho phép kiểm soát tốt hơn.

- Những trường hợp khác: Người bị khớp gây đau, cứng và hạn chế vận động, như: Viêm cột sống dính khớp, viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, gút… có thể được điều trị bằng vật lý trị liệu. Liệu pháp này giúp giảm đau, cải thiện khả năng vận động, giúp cho người bệnh có thể sử dụng được các khớp của mình thuận lợi hơn mà không gây thêm các tổn thương.

Quy trình vật lý trị liệu và phục hồi chức năng

Đầu tiên, các chuyên gia trị liệu sẽ tiến hành trò chuyện và khám cho người bệnh, yêu cầu thực hiện các xét nghiệm đặc biệt, cũng như xem xét hồ sơ y tế. Tiếp đó, đưa ra 1 kế hoạch điều trị, phục hồi phù hợp với yêu cầu của bệnh nhân. Bác sĩ trị liệu cũng là người đồng hành với bệnh nhân trong quá trình thực hiện các kế hoạch điều trị phục hồi. Họ được đào tạo về sinh lý cơ thể người cũng như các bài tập, kỹ thuật vận động sau một chấn thương hoặc là phẫu thuật.

quy-trinh-vltl-phuc-hoi-chuc-nang

Sau đó, một số biện pháp mà chuyên gia có thể hướng dẫn và áp dụng cho bệnh nhân gồm:

- Nâng cao hiệu quả từ quá trình điều trị tích cực bằng cách sử dụng các phương pháp: Xoa bóp, nhiệt lạnh, nhiệt nóng, sóng siêu âm, điện trị liệu, thủy trị liệu…

- Giúp kéo căng cơ để tăng cường độ dẻo dai.

- Cung cấp các bài tập vận động giúp duy trì hoặc tăng biên độ vận động.

- Cung cấp các bài tập và hoạt động giúp cải thiện khả năng phố hợp cũng như thăng bằng.

- Hướng dẫn người bệnh tự tập khi không có chuyên gia trị liệu.

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là một phần quan trọng không thể thiếu của quá trình hồi phục của nhiều người bệnh, tình trạng. Nếu các bạn đang thăm khám ở trong bệnh viện thì trong nhiều trường hợp, phương pháp này chính là khởi đầu cho một quá trình điều trị sẽ tiếp tục sau khi xuất biện. Nó có thể được thực hiện tại bệnh viện, một cơ sở y tế mở rộng hoặc tại nhà. Người bệnh có thể cải thiện tình trạng của mình thông qua tìm hiểu càng nhiều càng tốt về tình trạng của bản thân cũng như phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia vật lý trị liệu.

Quy trình tập vận động trị liệu

quy-trinh-tap-van-dong-tri-lieu

Như đã đề cập qua ở trên, vận động trị liệu là một trong những biện pháp được sử dụng nhiều trong vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Nó gồm có vận động thụ động, là các chuyên gia sẽ thực hiện các kỹ thuật của đôi tay hoặc một số dụng cụ hỗ trợ để tác động lên cơ thể người bệnh. Ngoài ra là vận động chủ động, nghĩa là người bệnh tự thực hiện (có thể có hoặc không có sự hỗ trợ của chuyên gia, người nhà).

Chúng ta sẽ chủ yếu nói sâu về vận động chủ động, vì nó cần người bệnh phải nỗ lực, các bạn cần biết sâu, trong khi các biện pháp vận động thụ động do chuyên gia thực hiện, người bệnh đơn thuần là tiếp nhận.

Tập vận động trị liệu được chỉ định trong các trường hợp người bệnh chưa thể tự thực hiện được hết tầm vận động của khớp, như 1 phần động tác vận động của bản thân. Nó không được sử dụng trong các trường hợp: Gãy xương mới; Viêm khớp nhiễm khuẩn, lao khớp, tràn máu, tràn dịch khớp; Chấn thương mới, sau 1 - 2 ngày đầu; Người bị sai khớp mà chưa được nắn chỉnh; Không làm được động tác hoặc là làm được nhưng lại khiến cho tình trạng nặng hơn.

Các bước chuẩn bị tập vận động trị liệu

- Người thực hiện: Bác sĩ chuyên khoa phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, hoặc phải là người đã được đào tạo chuyên khoa.

- Phương tiện: Gồm các phương tiện cầ thiết được sử dụng hỗ trợ cho vận động. Người bệnh cũng cần được giải thích chi tiết về mục đích, phạm vi, mức độ, thời gian, kỹ thuật tập vận động.

- Ngoài ra là hồ sơ bệnh án cũng như các chẩn đoán bệnh, chẩn đoán chức năng, đánh giá và theo dõi kết quả tập.

Các bước tiến hành tập vận động trị liệu

cac-buoc-tap-van-dong-tri-lieu

- Người bệnh ở các tư thế thích hợp cho bài tập.

- Tiến hành tập luyện:

+ Người bệnh được yêu cầu vận động chủ động phần cơ thể cần được chăm sóc như: Tự vận động chân, tay, cổ... hoặc những phần cơ thể cần được phục hồi chức năng mà bản thân có thể tực làm được. Nhân viên trị liệu có thể giúp người bệnh triển khai được tối đa tầm vận động khớp cho những phần động tác người bệnh chưa thực hiện được.

+ Có thể sử dụng các công cụ phục hồi chức năng như: Xe đạp tập thể dục, dụng cụ tập phục hồi chức năng 4 trong 1, 3 trong 1... đễ trợ giúp vận động cho người bệnh.

- Mỗi ngày tập 1 - 2 lần, mỗi lần trong khoảng thời gian từ 20 - 30 phút.

Theo dõi người bệnh tập vật lý trị liệu

cac-buoc-tap-van-dong-tri-lieu-2

Trong khi tập cần theo dõi xem người bệnh có bị đau, khó chịu ở đâu không. Ngoài ra là theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở cũng như tình trạng toàn thân.

Sau khi tập cần theo dõi xem người bệnh có bị đau không, trường hợp bị đau quá 3 tiếng sau tập là đã tập quá mức, và đo đó cần phải điều chỉnh. Ngoài ra là cần theo dõi tiến triển tầm vận động của khớp để xử lý.

Tai biến và xử trí trong và sau khi tập vận động

cac-buoc-tap-van-dong-tri-lieu-3

Trong khi tập nếu như người bệnh bị đau, cơn đau có xu hướng gia tăng thì cần ngừng tập để theo dõi thêm.

Sau khi tập nếu tình trạng đau vẫn tiếp tục và xuất hiện những triệu chứng bất thường do tập quá mức thì phải xử trí tai biến và giảm cường độ tập cho các buổi tập kế tiếp.

Trên đây Daiviet Sport đã chia sẻ với các bạn một số thông tin về Quy trình tập vật lý trị liệu. Các bạn hãy áp dụng các kiến thức thu được vào thực tế để giúp chăm sóc sức khỏe bản thân, người thân tốt hơn nhé. Nếu còn câu hỏi nào khác hoặc muốn mua dụng cụ thể dục, thiết bị tập phục hồi chức năng, các bạn hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cũng như cung cấp thiết bị chính hãng, đáp ứng tối đau nhu cầu trị liệu, phục hồi chức năng nhé!

Xem thêm: Dụng cụ phục hồi chức năng

Bài viết khác

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

Máy tập phục hồi chức năng bàn tay cho người tai biến

Bàn tay của chúng ta có chức năng cầm nắm, là ngôn ngữ cử chỉ. Nó được đánh giá là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngón trong bàn tay chứa nhiều đầu ...

Thiết bị tập đi phục hồi chức năng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị tập đi phục hồi chức năng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo, công dụng của từng loại, cũng như sử dụng sao cho phù hợp. ...

×
Loading...