Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Vật lý trị liệu tác dụng như thế nào đến khả năng hồi phục?

10/01/2024 10:38 | Đăng bởi Đại Việt Sport

Vật lý trị liệu là biện pháp điều trị và hồi phục cho người bệnh thông qua hoạt động tập luyện hoặc sử dụng các tác nhân vật lý để tác động lên cơ thể, nhất là hệ thống cơ – xương – khớp để giúp giảm đau, lấy lại khả năng vận động. Vậy vật lý trị liệu các tác dụng như thế nào đến khả năng hồi phục? Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu chi tiết về vấn đề này nhé.

Tìm hiểu về Vật lý trị liệu

tim-hieu-ve-vat-ly-tri-lieu

Vật lý trị liệu là một trong những nhánh của y học hiện đại, giúp điều trị bệnh, phòng ngừa và phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Nó không can thiệp phẫu thuật, không sử dụng thuốc nhưng vẫn mang tới công dụng giảm đau, tăng cường khả năng vận động, giúp người bệnh nhanh chóng trở lại với cuộc sống và sinh hoạt thường nhật.

Vật lý trị liệu được chia thành các hình thức như: Vận động trị liệu, kỹ thuật thủ công và sử dụng các loại máy móc hiện đại.

- Kỹ thuật thủ công: Là thủ thuật được thực hiện bởi các kỹ thuật viên được đào tạo về giải phẫu và sinh lý học. Những người này sử dụng đôi bàn tay hoặc một số dụng cụ thô sơ để tác động lên cơ thể người bệnh với mục đích điều chỉnh cấu trúc xương khớp, cơ…

- Phương thức vật lý: Sử dụng các công cụ, máy mọc hiện đại để hỗ trợ quá trình điều trị, phục hồi chức năng: Nó gồm nhiệt trị liệu (bao gồm cả nhiệt nóng và nhiệt lạnh), thủy trị liệu, kéo giãn, điện trị liệu…

- Vận động trị liệu: Là biện pháp chủ động, người bệnh thực hiện các động tác phù hợp, giúp tăng cường sức mạnh cơ bắp, khớp linh hoạt hơn, lấy lại biên độ vận động.

Vai trò của phục hồi chức năng

vai-tro-cua-phuc-hoi-chuc-nang

Mục đích của phục hồi chức năng là giúp cho người bệnh phục hồi lại khả năng vận động, có thể tự chăm sóc bản thân, giao tiếp bình thường. Ngoài ra còn giúp tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tái phát sau quá trình điều trị cũng như ngăn ngừa các biến chứng do tổn thương để lại. Nó cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính như: Tiểu đường, ung thư, bệnh lý tim mạch. Quá trình phục hồi cũng mang đến cho người bệnh những suy nghĩ tích cực, tinh thần thoải mái, hạn chế các dấu hiệu căng thẳng, tự ti, từ đó hòa nhập xã hội tốt hơn.

Phục hồi chức năng có 3 hình thức là: Phục hồi tại bệnh viên, trung tâm; Phục hồi tại nhà; Và phục hồi trong cộng đồng. Khi thực hiện sẽ cần phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để mang tới hiệu quả tối ưu.

Các phương pháp phục hồi chức năng thông dụng gồm: Vật lý trị liệu, tâm lý trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu, vận động trị liệu.

Hiểu về vật lý trị liệu phục hồi chức năng

hieu-ve-vat-ly-tri-lieu-phcn

Qua các thông tin ở trên có thể thấy: Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là 1 phương pháp điều trị, giúp giải quyết được nhiều bệnh lý mà không cần phải sử dụng thuốc, không can thiệp phẫu thuật, cũng như không dùng tới các thực phẩm chức năng khác.

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng giúp cho những người sau phẫu thuật, sau đột quỵ, người gặp khó khăn trong sinh hoạt đời thường, hay bị đau nhức các bộ phận trên cơ thể… có cuộc sống tốt hơn. Do đó, phương pháp này được nhiều người lựa chọn.

Có một số người vẫn nhầm rằng 2 phương pháp này giống nhau, trên thực tế thì vật lý trị liệu là một nhánh nhỏ của phục hồi chức năng. Còn Phục hồi chức năng là 1 trong 3 nhánh lớn của y học hiện đại, cùng với Phòng ngừa bệnh và Điều trị bệnh. Vật lý trị liệu sử dụng các yếu tố vật lý trong điều trị, có biện pháp chủ động và bị động. Còn phục hồi chứ năng có quy mô rộng hơn, vì ngoài vật lý còn áp dùng nhiều kỹ thuật y học khác, kết hợp với cả giáo dục, tâm lý học, kinh tế học, giao tiếp… để giúp người bệnh không chủ phục hồi lại vận động mà còn cả chức năng ngôn ngữ, ổn định tâm lý, hòa nhập cộng đồng.

Vật lý trị liệu tác động như nào đến khả năng hồi phục?

Đối tượng áp dụng vật lý trị liệu phục hồi chức năng

ap-dung-vat-ly-tri-lieu-phcn

- Những người cao tuổi, ít vận động, sức đề kháng kém.

- Người mắc bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như viêm phổi, hen…

- Người có các bệnh liên quan tới cột sống, xương khớp như: Thoát vị đĩa đệm cột sống lưng – cổ - thắt lưng, viêm cột sống, thoái hóa xương khớp…

- Người bị đau khớp, viêm xương khớp sau khi vận động, chơi thể thao, lao động nặng nhọc khiến cho cơ thể bị chấn thương, hệ thống xương khớp làm việc kém linh hoạt.

- Bệnh nhân sau đột quỵ đã ổn định sức khỏe cũng cần tập luyện phục hồi chức năng sớm để nhanh chóng di chuyển và sinh hoạt bình thường.

- Những người bị tổn thương thần kinh – cơ, như: Bại não, tai nạn dẫn tới chấn thương sọ não, chấn thương tủy sống, viêm màng não.

ap-dung-vat-ly-tri-lieu-phcn-2

- Dị tật bẩm sinh hoặc di truyền.

- Bệnh nhân sau khi trải qua các phẫu thuật liên quan tới dây chằng, khớp gối, thần kinh cột sống.

- Người thường xuyên bị tăng huyết áp, đau dạ dày, tiểu đường mãn tính.

- Những người mắc chứng tự kỷ, stress, ngại giao tiếp hoặc không thể tiếp xúc với xung quanh.

- Những người hay bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc, đau đầu,... cũng có thể áp dụngphương pháp này để giúp cải thiện tình trạng.

Tác động của vật lý trị liệu tới quá trình phục hồi

tac-dong-cua-vltl-toi-phuc-hoi

- Cải thiện khả năng phục hồi cơ thể: Vỡi những tình trạng như bệnh lý cơ – xương – khớp, cột sống, thoát vị đĩa đệm, sau phẫu thuật, tai nạn… sức khỏe cũng như khả năng hồi phục giảm dần nếu như không được điều trị kịp thời, hoặc chọn phương pháp không phù hợp với tình trạng bệnh. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng sẽ đồng hành cùng với người bệnh. Bệnh nhân có thể nhận thấy tác dụng ngay trong những buổi tập đầu tiên. Hệ thống cơ – xương – khớp cũng như sức khỏe tổng thể được cải thiện, nâng cao. Người bệnh thuận lợi trong sinh hoạt và công việc thường ngày.

- Không cần sử dụng thuốc giảm đau: Áp dụng các biện pháp xoa bóp, sóng âm, nhiệt trị liệu, thủy trị liệu… mang tới tác dụng giảm đau, tránh được tình trạng phụ thuộc vào thuốc giảm đau, kích thích cơ chế tự chữa lành của cơ thể, dần cải thiện tình trạng bệnh. Vật lý trị liệu còn hạn chế đau nhức, giảm đau an toàn và hiệu quả; Bản thân người bệnh cũng tránh được tác tác dụng phụ của thuốc.

tac-dong-cua-vltl-toi-phuc-hoi-2

- Rút ngắn thời gian phục hồi: Phần lớn người bệnh được điều trị bằng vật lý trị liệu sẽ có được khả năng tự phục hồi nhanh chóng khi áp dụng đúng cách, phù hợp với tình trạng bệnh lý. Việc rút ngắn thời gian điều trị và phục hồi giúp cho người bệnh không mất quá nhiều công sức, giảm chi phí tiền bác nhưng vẫn cải thiện được tình trạng bệnh.

- An toàn, tập trung vào điểm cần điều trị: Quá trình điều trị được thực hiện bên ngoài, không cần phẫu thuật cũng như tác động vào bên trong cơ thể, mang đến cảm giác an toàn cho bệnh nhân. Phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng cũng không ảnh hưởng tới các vùng khác mà chỉ tập trung vào vùng cần điều trị, đúng bệnh lý, do đó các buổi trị liệu sẽ mang đến hiệu quả cao, tình trạng bệnh được cải thiên, tâm trạng bệnh nhân cũng được thoải mái hơn, sức khỏe dần hồi phục.

Trên đây là một số chia sẻ về Vật lý trị liệu các tác dụng như thế nào đến khả năng hồi phục? Mong rằng các bạn hiểu hơn về phương pháp này, biết được những lợi ích khi áp dụng cũng như công dụng đối với sức khỏe nói chung, quá trình hồi phục nói riêng. Nếu còn thắc mắc nào khác hoặc có nhu cầu mua thiết bị phục hồi chức năng hãy liên hệ với Daiviet Sport nhé !

Xem thêm:  máy tập phục hồi chức năng tay chân

Bài viết khác

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

Máy tập phục hồi chức năng bàn tay cho người tai biến

Bàn tay của chúng ta có chức năng cầm nắm, là ngôn ngữ cử chỉ. Nó được đánh giá là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngón trong bàn tay chứa nhiều đầu ...

Thiết bị tập đi phục hồi chức năng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị tập đi phục hồi chức năng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo, công dụng của từng loại, cũng như sử dụng sao cho phù hợp. ...

×
Loading...