Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa?

01/02/2021 01:28 | Đăng bởi Đại Việt Sport
Bệnh tổ đỉa là căn bệnh viêm da đặc biệt và khởi phát đột ngột, có diễn tiến vô cùng dai dằng. Bệnh nhân cần sớm nắm bắt được nguyên nhân và các triệu chứng gây bệnh để có cách điều trị hiệu quả, kịp thời.

Bệnh tổ đỉa là căn bệnh viêm da đặc biệt và khởi phát đột ngột, có diễn tiến vô cùng dai dằng. Bệnh nhân cần sớm nắm bắt được nguyên nhân và các triệu chứng gây bệnh để có cách điều trị hiệu quả, kịp thời.

Máy chạy bộ điện món quà tặng sếp dịp Tết 2018

Mua máy chạy bộ nội địa Nhật ở đâu uy tín?

Máy chạy bộ điện Đại Việt có tốt không ?

1. Bệnh tổ đỉa là gì, có lây không?

Theo các chuyên gia, bệnh tổ đỉa là tình trạng da bị viêm nhiễm hoặc viêm da cơ địa, có biểu hiện đặc trưng là mụn nước nổi nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Mỗi nốt mụn nước có kích thước từ 1-2mm và lành lại sau 3 tuần trở lên.

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa?

Căn bệnh này không quá nguy hiểm và không lây lan ra bên ngoài, người thân hoàn toàn có thể chung sống và sinh hoạt bình thường với người bệnh mà không cần phải cách ly. Tuy nhiên, bệnh tổ đỉa hay mề đay đều khó chữa và gây bội nhiễm nếu không phát hiện sớm và kịp thời.

2. Nguyên nhân của bệnh tổ đỉa

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (GV ĐH Y dược TP.HCM), nguyên nhân gây tổ đỉa rất đa dạng nhưng thường gặp nhất ở những yếu tố sau:

● Yếu tố di truyền: Thông thường những gia đình có tiền sử dị ứng, nhiễm khuẩn sẽ tăng nguy cơ bị tổ đỉa, trên 50% bệnh nhân là do di truyền/

● Dị ứng hóa chất sinh hoạt: Phấn hoa, xà phòng, mỹ phẩm, xi măng, bụi phấn,… gây kích ứng da.

● Bị bệnh tổ đỉa do nhiễm khuẩn: Bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc với đất, nước bẩn là yếu tố chủ yếu gây bệnh viêm da và khiến da bị tổn thương

● Do cơ địa: Ở một số bệnh nhân bị hen xuyễn, viêm thận hoặc viêm gan…. Cũng có thể mắc bệnh tổ đỉa. Hơn thế những đối tượng có sức đề kháng yếu, ăn uống và sinh hoạt không khoa học cũng tạo điều kiện để bệnh phát triển trầm trọng hơn.

● Nguyên nhân bệnh tổ đỉa do Nấm: Khi bị nhiễm nấm tay chân, khả năng kháng khuẩn của da sẽ kém đi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

● Rối loạn thần kinh giao cảm: Quá trình tăng tiết mồ hôi tay chân do rối loạn thần kinh giao cảm, đây là nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa khá phổ biến.

● Tác dụng phụ của thuốc: Khi người bệnh lạm dụng quá nhiều loại thuốc điều trị sẽ ảnh hưởng tới hàng rào bảo vệ da và là n guyên nhân làm vi khuẩn xâm nhập gây bệnh cho cơ thể.

3. Triệu chứng của bệnh tổ đỉa

Trên thực tể, các triệu chứng của bệnh tổ đỉa xuất hiện theo đợt và sẽ tái phát nếu có điều kiện thuận lợi. Chỉ sau một đợt tiến triển bệnh sẽ để lại nhiều vết thâm, sẹo hoặc dấu vết nhất định.

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa?1

Dưới đây là một số triệu chứng tổ đỉa điển hình, người bệnh cần chú ý:

● Xuất hiện mụn nước: Đa số là những mụn nước có màu trắng, nhỉ li ti và ăn sâu và ăn sâu vào biểu bì da, sờ thấy cứng và chắc. Mụn nước này liên kết với nhau thành từng đám bọng nước. Mụn nước ở bệnh nhân bị tổ đỉa chỉ xuất hiện ở kẽ ngón táy và các ngón chân, lòng bàn tay và bàn chân.

● Nhiễm khuẩn mụn nước: là những mụn nước sưng màu đỏ hoặc chuyển thành màu đục, đi kèm với hạch bạch huyết, có thể sốt kéo dài.

● Ngứa, nóng rát: ngay sau khi các mụn nước xẹp xuống sẽ khô lại và đóng thành vảy, bong tróc rồi lại lành để lại một điểm dày sừng màu vàng đục trên da của bệnh nhân bị tổ đỉa, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

● Móng tay, móng chân thay đổi hình dáng: Bệnh nhân bị tổ đìa thường có móng tay, móng chân và hạch sưng lên, biến dạng theo thời gian.

4. Bệnh tổ đỉa nên uống thuốc gì?

Căn cứ vào múc độ tổn thương trên da do bệnh tổ đỉa mà các bác sỹ chuyên khoa có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc như sau:

● Thuốc chống dị ứng Chlorpheniramine, Loratadine: Có khả năng đẩy lùi nguyên nhân

● Kem và thuốc mỡ Corticosteroid: Tác động làm cho mụn nước biến mất

● Nước muối sinh lý hoặc dung dịch: Sử dụng nước muối sinh lý sẽ làm vùng da bị tổn thương do bệnh tổ đỉa gây ra và hạn chế tình trạng lây lan nhanh chóng.

● Tiêm Triamcinolone: Tiêm trực tiếp đến vùng thương tổn tác động phục hồi da từ bên trong.

● Thuốc chống nhiễm khuẩn: Hỗ trợ chống nhiễm khuẩn do bệnh tổ đỉa khi mụn nước bong ra.

● Thuốc kháng khuẩn histamin: Giảm ngứa, hạn chế nhiễm trùng, làm lành tổn thương trên da.

Trên đây là toàn bộ thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ về nguyên nhân và cách điều trị bệnh tổ đỉa. Nếu bạn có bất kì thắc mắc cần tư vấn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900/6753 để được tư vấn cụ thể.

Sản phẩm khác : máy chạy bộ, ghế massage.

Bài viết khác

Sự hấp dẫn của tập luyện thể thao ngoài trời

Ngày nay chúng ta có rất nhiều lựa chọn khác nhau để tập luyện thể thao. Nếu muốn bầu không khí sôi động, chuyên nghiệp thì có thể tới phòng gym, aerobic, khiêu vũ thể thao; Để chủ động thì có thể ...

Tập luyện hiệu quả với máy leo cầu thang gym

Để rèn luyện sức khỏe, hiện nay chúng ta có rất nhiều lựa chọn khác nhau, từ tập tại nhà, tới phòng gym, thể thao ngoài trời. Đơn giản như sử dụng chính trọng lượng cơ thể làm đối trọng, hoặc có sự ...

Những loại máy tập gym nào cần thiết trong phòng tập

Đối với những người mới bắt tay vào tập gym thì thế giới máy tập có thể mang đến sự bối rối nhất định vì sự đa dạng cũng như tính năng của từng loại. Còn với những người đang có ý định mở phòng gym ...

×
Loading...