Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Thực phẩm cần tránh khi bệnh nhân tiểu đường tập gym

07/01/2022 14:47 | Đăng bởi Đại Việt Sport

Bệnh tiểu đường, hay còn gọi là đái tháo đường được hiểu là tình trạng rối loạn chuyển hóa với lượng đường trong máu người bệnh luôn ở mức cao do bị thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng với insulin (cũng có thể là cả 2), từ đó dẫn đến các rối loạn chuyển hóa đường, đạm, chất béo, và chất khoáng ở bên trong cơ thể.

thuc-pham-can-tranh-khi-benh-nhan-tieu-duong-tap-gym

Người bệnh đái tháo đường cần kiểm soát lượng đường máu bằng thuốc, bên cạnh đó là chế độ tập luyện thể dục thể thao, dinh dưỡng phù hợp. Đây được coi như kiềng 3 chân, không thể thiếu một. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường có nên tập gym không, chế độ dinh dưỡng như thế nào, cần kiêng những gì thì không phải ai cũng  biết.

Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ cùng các bạn chia sẻ về Thực phẩm cần tránh khi bệnh nhân tiểu đường tập gym. Qua đó cùng tìm ra câu trả lời cho các vấn đề nêu trên nhé.

Lợi ích của thể dục thể thao đối với bệnh nhân tiểu đường

thuc-pham-can-tranh-khi-benh-nhan-tieu-duong-tap-gym-1

Tập thể dục thể thao nói chung có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Điều này diễn ra theo 2 cách như sau:

- Đầu tiên, nó làm tăng độ nhạy của các tế bào đối với insulin – một loại hóc môn có tác dụng vận chuyển đường tới các tế bào, và có tác dụng giúp làm giảm lượng đường trong máu. Điều này đồng nghĩa với việc các tế bào có thể sử dụng insulin tốt hơn, hiệu quả hơn để hấp thụ đường từ trong máu và chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể.

thuc-pham-can-tranh-khi-benh-nhan-tieu-duong-tap-gym-2

- Thứ hai, vận động giúp tăng cường cơ bắp và cơ thể sẽ sử dụng đường làm năng lượng, thậm chí không cần tăng insulin để làm điều này.

Chính vì vậy hoạt động tập luyện thể dục thể thao có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu cả trước mắt cũng như lâu dài khi chúng ta xây dựng được thói quen tập luyện thường xuyên.

thuc-pham-can-tranh-khi-benh-nhan-tieu-duong-tap-gym-3

Không chỉ vậy, thể dục thể thao cũng là giải pháp giúp ngăn ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm của căn bệnh đái tháo đường, đáng kể nhất là các bệnh lý có liên quan đến tim mạch. Hoạt động thể lực thường xuyên còn giúp giảm nồng độ của chất béo trong máu, ổn định huyết áp.

Người bệnh tiểu đường có nên tập gym ?

1. Hiểu hơn về gym

thuc-pham-can-tranh-khi-benh-nhan-tieu-duong-tap-gym-4

Lo ngại về tác động của gym lên bệnh nhân tiểu đường có lẽ đến từ việc quan niệm rằng gym là phương pháp tập nặng, và nó không phù hợp với người có thể trạng yếu. Trên thực tế, gym là một hình thức thể dục có lịch sử lâu đời, phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Gym có nhiều phương pháp tập luyện khác nhau, phổ biến nhất là Cardio và Body building.

Phương pháp cardio bao gồm các bài tập toàn thân, giúp cải thiện tim mạch như, tăng sức bền: Đi bộ, chạy bộ, đạp xe, nhảy dây. Người tập có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ như: Máy tập chạy bộ, xe đạp tập thể dục, xe đạp trượt tuyết, máy tập leo cầu thang, máy tập chèo thuyền, máy tập cưỡi ngựa…

thuc-pham-can-tranh-khi-benh-nhan-tieu-duong-tap-gym-5

Thể hình - Body building hướng tới các bài tập nặng với tạ, xây dựng cơ thể cường tráng với các cơ được bắp phát triển và cắt nét rõ ràng. Người tâp thường xuyên sử dụng các thiết bị như: Ghế đẩy ngực bằng – trên – dưới, máy tập ép ngực, máy tập đá chân trước, máy tập móc đùi sau, máy tập đạp đùi…

2. Người bị tiểu đường có nên tập gym ?

Các bác sĩ chuyển khoa trong lĩnh vực nội tiết và đái tháo đường đều đưa ra khuyến nghị nên hoạt động thể chất cho người bệnh. Cụ thể, nên tập ít nhất 2.5 tiếng mỗi tuần với cường độ trung bình và mạnh. Tập 2 – 3 buổi đối kháng mỗi tuần để giúp tăng cường cơ bắp, thực hiện các bài tập với tạ, chống đẩy.

thuc-pham-can-tranh-khi-benh-nhan-tieu-duong-tap-gym-6

Ngoài ra không nên để quá 2 ngày mà không có hoạt động thể chất nào. Không nên ngồi lâu quá 30 phút liên tục trong ngày. 

Như vậy có thể thấy việc tập gym, bao gồm cả các bài tập thể hình với tạ hoàn toàn thích hợp với người bệnh tiểu đường. Ngoài ra còn có thể kết hợp với những bài tập, môn thể thao khác tùy theo sở thích và điều kiện của mỗi người.

Những bài tập gym cho người tiểu đường

1. Bài tập đi bộ & chạy bộ

thuc-pham-can-tranh-khi-benh-nhan-tieu-duong-tap-gym-7

Chỉ cần một đôi giày tốt là ai cũng có thể bắt đầu bài tập đi bộ. Hình thức vận động này được khuyến khích cho người bệnh tiểu đường, nhất là các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Người bệnh được khuyên nên đi bộ ít nhất 3 lần/tuần.

Các bạn có thể đi bộ, chạy bộ trong công viên, sân chung cư, kết hợp với đi chợ, đến công sở (nếu quãng đường ngắn). Ngoài ra có thể sử dụng máy chạy bộ điện tại nhà, đến các phòng tập và sử dụng máy chạy bộ chuyên dụng phòng gym. 

2. Sử dụng xe đạp tập

thuc-pham-can-tranh-khi-benh-nhan-tieu-duong-tap-gym-8

Xe đạp tập thể dục cấu tạo gần giống như xe đạp bình thường nhưng cố định để sử dụng tại chỗ. Đây là thiết bị tập rất phổ biến trong các phòng tập gym, cũng như trong các hộ gia đình.

Sử dụng xe đạp tập giúp trái tim hoạt động mạnh mẽ hơn, tăng số nhịp tim, phổi cũng được cải thiện và làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra sử dụng xe đạp còn giúp cải thiện lưu lượng máu xuống chân, giúp cho khí huyết lưu thông thuận lợi.

3. Tập thể hình với giàn tạ

thuc-pham-can-tranh-khi-benh-nhan-tieu-duong-tap-gym-9

Như đã nói ở trên, tập tạ tay, ghế tạ, hay sử dụng giàn tạ đa năng giúp xây dựng cơ bắp, đối với người bệnh tiểu đường nó không chỉ là body đẹp, hay cải thiện tình trạng sức khỏe, mà còn có tác dụng tăng khả năng hấp thu và chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng, được đốt cháy trong quá trình hoạt động.

Các bạn có thể tập tạ 2 – 3 buổi/tuần. Nên tập xen kẽ 2 – 4 – 6 hoặc 3 – 5 – 7, những ngày còn lại có thể đi bộ, chạy bộ, đạp xe, hoặc tập các môn khác nữa như bơi lội, yoga, aerobic, tập khí công dưỡng sinh… Điều này sẽ giúp phát triển các cơ, đồng thời cải thiện sức bền, hiệu suất làm việc của hệ thống tim mạch, cũng như khả năng hô hấp của phổi.

Một số lưu ý khi tập luyện với bệnh nhân tiểu đường

thuc-pham-can-tranh-khi-benh-nhan-tieu-duong-tap-gym-10

Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi tập luyện để hiểu hơn về tình trạng bệnh lý của bản thân, cũng như các phương pháp và bài tập phù hợp.

Đối với người bệnh đã xuất hiện một số biến chứng như bệnh mạch máu ngoại biên, loét ở chân, tổn thương thần kinh, suy thận… thì cần có hình thức tập luyện phù hợp, được tư vấn bởi các chuyên gia thể hình, bác sĩ điều trị.

thuc-pham-can-tranh-khi-benh-nhan-tieu-duong-tap-gym-11

Người bệnh cần chú ý đến mức đường huyết trước – trong – sau khi tập luyện, nhất là khi tham gia các bài tập nặng để có sự điều chỉnh phù hợp. 

Trường hợp sử tập luyện ngoài trời (nhất là người bệnh nặng, bệnh nhân cao tuổi) nên mang theo điện thoại di động để có thể liên lạc với người nhà khi cần. Hoặc tốt nhất là nên sử dụng các thiết bị thể thao tại nhà như: Máy chạy bộ điện gia đình, xe đạp tập, giàn tạ đa năng…

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

1. Thực phẩm người tiểu đường nên ăn

thuc-pham-can-tranh-khi-benh-nhan-tieu-duong-tap-gym-12

Những thực phẩm mà người bệnh tiểu đường nên ăn gồm:

- Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ quả được chế biến theo các phương pháp hấp, luộc. Nên hạn chế ăn các món rán, xào, chiên nhiều dầu mỡ. Các loại củ như ngô, khoai, sắn cung cấp nhiều tinh bột nên khi ăn nhiều các thực phẩm này thì nên cắt giảm bớt cơm.

thuc-pham-can-tranh-khi-benh-nhan-tieu-duong-tap-gym-13

- Thịt cá: Người bệnh nên ăn cá, thịt nạc heo, thịt gà bỏ da, thịt đã loại bỏ mỡ. Và cũng nên ưu tiên cho các phương pháp chế biến đơn giản như hấp, luộc để hạn chế bớt dầu mỡ.

- Chất béo: Sử dụng các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu oliu, mỡ của các loại cá béo…

- Rau củ: Tăng cường các loại rau củ quả trong chế độ ăn. Chế biến đơn giản như luộc, hấp, trộn salad để hạn chế chất béo.

thuc-pham-can-tranh-khi-benh-nhan-tieu-duong-tap-gym-14

- Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường các loại trái cây tươi trong chế độ ăn. Nhưng không nên chế biến thêm kem, sữa. Cần hạn chế các loại quả chín ngọt như sầu riêng, quả hồng chín, xoài chín… vì chúng có hàm lượng đường rất cao.

Tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng trong ngày cho người bệnh tiểu đường như sau: 1 – 1.2 gr protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể, tương đương 15 – 20% nguồn cung cấp năng lượng. Lipit khoảng 25% tổng số năng lượng, không quá 30%. Gluxit 30 – 60% tổng số năng lượng. Bạn có thể qui đổi 1 gr protein = 1 gr carb, cung cấp 4 calo; Và 1 gr chất béo cung cấp khoảng 9 calo.

2. Thực phẩm bệnh nhân tiểu đường nên tránh

thuc-pham-can-tranh-khi-benh-nhan-tieu-duong-tap-gym-15

Trong quá trình điều trị cũng như luyện tập thể dục thể thao, thể hình, người bệnh tiểu đường nên hạn chế các thực phẩm sau:

- Gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ được chế biến theo phương pháp nướng (khoai lang nướng, khoai tây nướng, ngô nướng…).

- Hạn chế chất béo xấu có nhiều trong mỡ động vật, do nhiều cholesterol khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe.

thuc-pham-can-tranh-khi-benh-nhan-tieu-duong-tap-gym-16

- Không nên ăn nội tạng động vật, gia của các loại gia cầm như gà, vịt, chim.

- Nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường hoặc chất béo như: Bánh kẹo, mứt hoa quả, siro, nước ngọt có ga…

3. Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh tiểu đường

thuc-pham-can-tranh-khi-benh-nhan-tieu-duong-tap-gym-17

Ngoài việc nắm rõ các thực phẩm được phép sử dụng cũng như hạn chế thì người bệnh tiểu đường cũng cần nắm được nguyên tắc ăn uống để giảm nguy cơ làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn, hoặc gây biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:

- Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để không làm tăng huyết áp đột ngột. Điều này cũng rất hợp với việc tập gym, vì việc chia nhỏ bữa ăn giúp người tập hấp thụ hết các chất dinh dưỡng và chuyển hóa thành năng lượng cho tập luyện, không tạo calo thừa và chuyển thành mô mỡ tại các bộ phận trên cơ thể.

thuc-pham-can-tranh-khi-benh-nhan-tieu-duong-tap-gym-18

- Nên ăn đúng giờ, không ăn quá nhiều, nhưng cũng không nên để cơ thể bị đói.

- Sau khi ăn thì có thể nghỉ một lúc, nhưng không nên nằm hoặc ngồi lâu. Nên dành thời gian để tập luyện.

Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về Thực phẩm cần tránh khi bệnh nhân tiểu đường tập gym.

thuc-pham-can-tranh-khi-benh-nhan-tieu-duong-tap-gym-19

Qua những thông tin được chia sẻ có thể thấy việc tập luyện thể dục thể thao, trong đó có tập gym là cần thiết và rất quan trọng đối với người bệnh tiểu đường. Hoạt động này không chỉ hỗ trợ điều trị, giảm nguy cơ biến chứng mà còn giúp phòng ngừa bệnh đối với những người bình thường. Ngoài hoạt động tập luyện thì chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng là một yếu tố cần thiết để người bệnh tiểu đường có được sức khỏe tốt.

thuc-pham-can-tranh-khi-benh-nhan-tieu-duong-tap-gym-20

Nếu còn câu hỏi hay thắc mắc nào khác liên quan đến phương pháp tập gym, kĩ thuật chạy bộ, đạp xe, các bài tập với tạ, hay có nhu cầu trang bị các thiết bị hỗ trợ tập luyện như máy chạy bộ, xe đạp thể dục, giàn tạ đa năng… các bạn hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể !
 

Bài viết khác

Sự hấp dẫn của tập luyện thể thao ngoài trời

Ngày nay chúng ta có rất nhiều lựa chọn khác nhau để tập luyện thể thao. Nếu muốn bầu không khí sôi động, chuyên nghiệp thì có thể tới phòng gym, aerobic, khiêu vũ thể thao; Để chủ động thì có thể ...

Tập luyện hiệu quả với máy leo cầu thang gym

Để rèn luyện sức khỏe, hiện nay chúng ta có rất nhiều lựa chọn khác nhau, từ tập tại nhà, tới phòng gym, thể thao ngoài trời. Đơn giản như sử dụng chính trọng lượng cơ thể làm đối trọng, hoặc có sự ...

Những loại máy tập gym nào cần thiết trong phòng tập

Đối với những người mới bắt tay vào tập gym thì thế giới máy tập có thể mang đến sự bối rối nhất định vì sự đa dạng cũng như tính năng của từng loại. Còn với những người đang có ý định mở phòng gym ...

×
Loading...