Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Bài tập phục hồi chức năng sau mổ cột sống

23/09/2022 15:02 | Đăng bởi Đại Việt Sport

Tin liên quan

Bệnh lý cột sống - Bài tập vật lý trị liệu cho cột sống lưng

Chữa đau lưng hiệu quả bằng vật lý trị liệu

Cột sống có vai trò vô cùng quan trọng đối với chúng ta, đóng vai trò là cột trụ cho cơ thể, chứa hệ thống thần kinh, nối liên các khớp xương thông qua cơ bắp, dây chằng… Chức năng của cột sống có thể bị suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể kể tới: Tác động của quá trình lão hóa, chấn thương do ngoại lực, sinh hoạt không phù hợp (ít vận động, sai tư thế), do chế độ ăn thiếu lành mạnh…

phuc-hoi-chuc-nang-sau-mo-cot-song

Các vấn đề thường gặp liên quan đến cột sống bao gồm: Thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, viêm cứng khớp cột sống, viêm cột sống dính khớp, đau thần kinh toạ, khối u cột sống, cong vẹo cột sống, gù cột sống... Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào bệnh lý cụ thể cũng như tình trạng bệnh. Mổ cột sống thường được chỉ định cho các trường hợp bị thoái hóa, thoát vị, cong vẹo cột sống. Ưu điểm của phương pháp này là hiệu quả nhanh, nhưng cũng có những rủi ro tiềm ẩn, biến chứng khó lường.

Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Bài tập phục hồi chức năng sau mổ cột sống. Qua đó giúp các bạn hiểu hơn về phương pháp này cũng như cách chăm sóc bản thân sau khi trải qua ca phẫu thuật.

Các yếu tố ảnh hưởng đến mổ cột sống

Sự thành công của một ca phẫu thuật cột sống phụ thuộc vào các yếu tố sau:

yeu-to-anh-huong-den-mo-cot-song

- Phương pháp phẫu thuật: Hiện nay có 2 phương pháp chính là mổ hở và mổ nội soi cột sống. Trong đó mổ hở thường để lại nhiều biến chứng cho người bệnh hơn, thời gian hồi phục cũng lâu hơn.

- Mức độ của bệnh: Những trường hợp trượt đốt sống hoặc có nhiều sai lệch ở bên trong cấu trúc cột sống thì ca phẫu thuật càng phức tạp và có nguy cơ biến chứng.

- Bệnh kèm theo: Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ảnh hưởng nhiều đến kết quả của ca phẫu thuật. Với những bệnh nhân còn có bệnh lý nền thì tỉ lệ rủi ro cũng cao hơn.

yeu-to-anh-huong-den-mo-cot-song-2

- Cơ sở vật chất: Nếu phẫu thuật được thực hiện tại các cơ sở không đủ điều kiện vật chất - kĩ thuật, thiếu thốn về trang thiết bị thì rất dễ xảy ra rủi ro.

- Tay nghề của bác sĩ: Phẫu thuật cột sống vốn rất phức tạp do có liên quan đến hệ thống thần kinh nên đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải trải qua đào tạo bài bản và có kinh nghiệm, ngược lại, hoặc không tuân thủ chặt chẽ quy trình vô khuẩn ở trong buồng phẫu thuật thì sẽ dẫn tới rủi ro.

Các biến chứng thường gặp sau mổ cột sống

Những biến chứng thường gặp sau khi mổ cột sống là:

bien-chung-sau-mo-cot-song

- Đau dai dẳng: Một số bệnh nhân gặp phải biến chứng đau kéo dài, ngay cả trong trường hợp đã được thực hiện phẫu thuật đúng cách.

- Nhiễm trùng: Thường xảy ra ở các ca phẫu thuật cắt đĩa đệm bị thoát vị hoặc thay đĩa đệm nhân tạo. Trường hợp nhẹ thì khu vực nhiễm trùng nằm ở trên miệng vết mổ, chỉ cần dùng kháng sinh. Nặng thì nhiễm trùng lan tới các mô, tủy sống, dây thần kinh thì người bệnh có thể phải mổ lần 2.

- Đĩa đệm nhân tạo bị sai lệch: Trong một số trường hợp, đĩa đệm nhân tạo có thể bị di lệch nếu như điểm bám ở xương suy yếu, hoặc xảy ra tổn thương ở phần cứng.

- Nói khó, nuốt khó: Một số bệnh nhân sau phẫu thuật mổ cột sống có biểu hiện bị sưng đau ở vùng họng, từ đó gây ra tình trạng nói khó khăn, khó nuốt.

bien-chung-sau-mo-cot-song-2

- Tổn thương mạch máu: Thuyên tắc tĩnh mạch hay huyết khối động mạch có thể bắt gặp ở bất cứ ca phẫu thuật cột sống nào.

- Tổn thương nội tạng: Sai sót trong khi thực hiện mổ cột sống cũng có thể dẫn tới một số tổn thương ở niệu quản, ruột của bệnh nhân, do những cơ quan này nằm gần với cột sống và có thể bị chèn ép trong quá trình thực hiện.

- Liệt chi: Chỉ cần sai số 1 mm cũng có thể khiến cho chiếc ốc vít đi vào mạch máu hoặc gây tổn thương rễ thần kinh của người bệnh, gây ra tình trạng liệt chi. Ngoài ra tình trạng này còn xuất hiện do tình trạng xơ hóa cơ và dây chằng sau mổ, ảnh hưởng tới khả năng vận động của người bệnh.

Hồi phục và chăm sóc sau mổ cột sống

hoi-phuc-va-cham-soc-sau-mo-cot-song

Thời gian để người bệnh phục hồi sau phẫu thuật mổ cột sống là 2 – 3 tuần. Trong thời gian này cần tránh vận động mạnh hoặc chơi thể thao. Sau 6 – 8 tuần, người bệnh có thể bắt đầu luyện tập thể thao trở lại. Khoảng thời gian để quay trở lại với các môn thể thao có tính chất đối kháng cao là 8 – 12 tuần, nhưng cũng phải từ từ, có lịch trình và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Việc chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật tập trung vào:

- Thay băng hàng ngày.

- Sử dụng áo nẹp mềm lưng khi ngồi hoặc đinh lại.

- Không bê vác vật nặng, hạn chế lên – xuống cầu thang trong khoảng thời gian 2 tuần đầu sau mổ.

- Cần lưu ý khi chuyển tư thế từ nằm sang ngồi và ngược lại.

hoi-phuc-va-cham-soc-sau-mo-cot-song-2

Khi cần chuyển từ nằm sang đứng bạn thực hiện theo các bước:

+ Dịch toàn bộ cơ thể ra phía sát với mép giường;

+ Nghiêng người sang bên phải;

+ Sử dụng tay trái cùng với khuỷu tay phải để đẩy người lên;

+ Từ từ thả chân xuống dưới giường trong khi tay đẩy thân lên để trở về với tư thế ngồi;

+ Nhích tới mép giường và tiến hành đặt cả 2 chân xuống nền nhà.

Để đẩy nhanh tốc độ hồi phục sau mổ cột sống thì người bệnh cần sớm tập phục hồi chức năng.

Bài tập phục hồi chức năng sau mổ cột sống

Dưới đây là một số bài tập phục hồi chức năng sau mổ cột sống:

#1. Vận động cổ bàn chân cả 2 bên

bai-tap-phuc-hoi-sau-mo-cot-song-1

- Người bệnh nằm ngửa, thả lỏng toàn bộ vùng thắt lưng và mông.

- Từ từ gấp bàn chân về phái đầu gối, sau đó lại đạp bàn chân về phía mặt của giường bệnh.

- Tiến hành 10 lần cho mỗi bên cổ chân.

#2. Bài tập trượt gót chân lên xuống

bai-tap-phuc-hoi-sau-mo-cot-song-2

- Người bệnh nằm ngửa, thực hiện thả lỏng ở vùng thắt lưng và mông.

- Sau đó nhẹ nhàng co gấp đầu gối, rồi lại từ từ duỗi gối.

- Tiến hành 10 lần đối với mỗi bên gối.

#3. Bài tập co giãn cơ vùng bụng

bai-tap-phuc-hoi-sau-mo-cot-song-3

- Người bệnh nằm ngửa, co gấp hai đùi về phía bụng, hai tay thả lỏng ở bên dưới mạng sườn.

- Thực hiện co cứng khối cơ bụng với mục đích ôm chặt 2 bên xương sườn ép về lưng, giữ trong 5 giây.

- Thả lỏng, giữ nhịp thở bình thường trong khi thực hiện động tác.

#4. Bài tập nâng toàn bộ chân

bai-tap-phuc-hoi-sau-mo-cot-song-4

- Người bệnh nằm trên giường hoặc sàn.

- Một chân gấp lại, chân kia duỗi thẳng.

- Thực hiện co khối cơ bụng để giữ cố định cho vùng thắt lưng.

- Từ từ nâng chân duỗi lên cao khoảng 15 – 30 cm, giữ tư thế trong 1 – 5 giây (tùy theo khả năng).

- Từ từ hạ thấp chân.

- Lặp lại động tác 10 lần cho mỗi bên

#5. Bài tập gập gối vào ngực

bai-tap-phuc-hoi-sau-mo-cot-song-5

- Người bệnh nằm ngửa ở tư thế gấp 2 gối

- Sử dụng 2 tay để giữ phần đùi sau và từ từ kéo gối về phía gần với ngực.

- Giữ tư thế trong 20 giây rồi thả lỏng

- Thực hiện 5 lần với mỗi bên chân

#6. Bài tập căng giãn gân cơ khoeo chân

bai-tap-phuc-hoi-sau-mo-cot-song-6

- Người bệnh nằm ngửa với 2 đầu gối gấp lại.

- Sử dụng 2 tay để giữ cố định phần sau đùi.

- Sau đó từ từ thực hiện duỗi thẳng chân cho tới khi cảm nhận rõ ràng sức căng cơ ở vùng gân khoeo.

- Giữ tư thế trong 20 giây rồi thả lỏng.

- Lăp lại 5 lần đối với mỗi bên chân

#7. Bài tập cho cơ bụng

bai-tap-phuc-hoi-sau-mo-cot-song-7

- Người bệnh nằm ở trên sàn, hai đầu gối gấp, hai tay để sau đầu với phần khuỷu tay mở rộng sang hai bên.

- Thực hiện gồng cơ bụng và từ từ nâng phần đầu cùng với 2 vai lên.

- Giữ thẳng lưng trên sàn và giữ đầu trong khoảng thời gian 2 giây.

- Từ từ hạ thấp xuống và làm lại đủ 5 lần.

#8. Bài tập cầu thăng bằng

- Người bệnh ở tư thế nằm ngửa, hai tay duỗi thẳng, bàn chân thì đặt trên sàn, hai đầu gối gấp lại.

- Gồng cứng cơ bụng và cơ mông, từ từ nâng phần khung chậu lên cho tới khi tạo thành 1 đường thẳng từ vai cho tới đầu gối.

- Giữ nguyên tư thế trong 15 giây, sau đó từ từ quay trở về với tư thế ban đầu.

- Lặp lại động tác 5 lần.

#9. Bài tập vắt chéo chân

bai-tap-phuc-hoi-sau-mo-cot-song-9

- Người bệnh ở tư thế nằm với hai đầu gối gấp.

- Thực hiện bắt chéo chân sang phía đùi của chân đối diện.

- Kéo gối của chân đối diện về phía ngực cho tới khi cảm nhận được sức căng ở sau mông hoặc hông.

- Giữ tư thế trong 20 giây rồi thả lỏng.

- Lặp lại 5 lần đối với mỗi bên chân.

Sau vài ngày thực hiện các bài tập vận động đơn giản kể trên, người bệnh có thể bước xuống giường và thực hiện các bài tập phức tạp hơn.

#10. Tựa vào tường tập cơ lưng

bai-tap-phuc-hoi-sau-mo-cot-song-10

- Người bệnh đứng quay lưng về phía tường, tựa lưng vào tường.

- Khoảng cách từ 2 chân tới tường là 30 cm.

- Thực hiện gồng cơ bụng trong khi co 2 chân lên khoảng 45 độ.

- Giữ tư thế trong 5 giây rồi trở về đứng thẳng.

- Lặp lại động tác 10 lần.

#11. Bài tập nhún gót chân

bai-tap-phuc-hoi-sau-mo-cot-song-11

- Người bệnh ở tư thế đứng thẳng, dồn đều trọng lượng lên hai chân.

- Từ từ nhún phần mũi chân đề nâng gót chân lên cao khỏi nền nhà.

- Giữ tư thế trong 5 giây sau đó hạ dần gót chân xuống.

- Lặp lại động tác 10 lần.

Các bạn nên thực hiện các bài tập trên 3 lần/ngày, mỗi động tác 5 – 10 lượt. Việc chú trọng để tập đúng kĩ thuật quan trọng hơn là số lần thực hiện. Ngoài ra các bạn cũng có thể kết hợp với việc sử dụng các máy tập vật lý trị liệu như: Giường kéo giãn, thiết bị phục hồi chức năng 3 trong 1, 4 trong 1… theo chỉ dẫn của bác sĩ để giúp hồi phục tốt hơn.

dai-viet-sport

Trên đây là một số chia sẻ từ Daiviet Sport về Bài tập phục hồi chức năng sau mổ cột sống. Mong rằng qua các thông tin trong bài viết các bạn có thêm được nhiều kiến thức bổ ích để chăm sóc bản thân tốt hơn.

Nếu còn câu hỏi nào khác hay có nhu mua thiết bị phục hồi chức năng, hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể !

Bài viết khác

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

Máy tập phục hồi chức năng bàn tay cho người tai biến

Bàn tay của chúng ta có chức năng cầm nắm, là ngôn ngữ cử chỉ. Nó được đánh giá là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngón trong bàn tay chứa nhiều đầu ...

Thiết bị tập đi phục hồi chức năng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị tập đi phục hồi chức năng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo, công dụng của từng loại, cũng như sử dụng sao cho phù hợp. ...

×
Loading...