Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Phục hồi chức năng phòng ngừa thương tật thứ phát

09/04/2024 14:22

Thương tật thứ phát (hay thứ cấp) là những di chứng xảy ra sau khi mắc một bệnh lý nhất định. Tình trạng này ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, cuộc sống của bệnh nhân, do đó cần được áp dụng các biện pháp dự phòng hợp lý, hỗ trợ người bệnh phục hồi chức năng hiệu quả.

Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu về một số Bài tập phục hồi chức năng phòng ngừa thương tật thứ phát.

Thương tật thứ phát là gì?

Thương tật thứ phát là một khái niệm của y học, chỉ các khiếm khuyết xảy đến sau một bệnh lý, khiếng người bệnh phải nằm bất động lâu ngày. Các thương tổn dạng này thường là teo cơ, co rút cơ khớp, cứng khớp, nhiễm trùng do tì đè, loãng xương… Những đối tượng thường bị gồm trẻ em bị bại não, sốt bại liệt, người cao tuổi bị đột quỵ hoặc chấn thương sọ não…

thuong-tat-thu-phat-la-gi

Cũng tương tự như các dạng dị tật khác, các tổn thương thứ cấp là yếu tố góp phần khiến cho cuộc sống của người bệnh trở nên khó khăn hơn, cụ thể:

- Cứng và đau nhức khớp gây hạn chế các cử động thông thường.

- Hạn chế trong các sinh hoạt hàng ngày, nhất là gặp khó khăn khi tự chăm sóc bản thân.

- Hạn chế đi lại và di chuyển.

- Thương tật thứ cấp xảy ra ở trẻ gây trở ngại trong học hành, sinh hoạt và di chuyển tới trường, khó trong giao lưu, kết bạn với trẻ cùng trang lứa.

- Hạn chế tham gia vào các công việc của gia đình, sinh hoạt cộng đồng.

- Duy trì công việc cũng trở nên khó khăn hơn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới thu nhập.

Nguyên nhân gây các thương tật thứ cấp

nguyen-nhan-gay-thuong-tat-thu-phat

Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng thương tật thứ cấp gồm:

- Tư thế giải phẫu không đúng, gây tình trạng bị đau nhức, nguyên nhân này thường gặp ở những bệnh nhân bị viêm khớp hoặc là chấn thương hệ xương khớp.

- Bị co cứng hoặc co rút, thường gặp ở một số bệnh lý thần kinh như tai biến mạch máo não, bại liệt, bại não, chấn thương ở tủy sống.

- Bất động lâu ngày do các bệnh lý hoặc chấn thương nghiêm trọng như: Sau gãy cổ xương đùi ở người già, nhồi máu cơ tim, hôn mê… Người bệnh thường gặp các tổn thương thứ cấp như loét do tì đè, co rút cơ hoặc là cứng khớp.

- Quy trình chăm sóc không đúng hoặc do sự thiếu hiểu biết của người chăm sóc bệnh nhân khiến người bệnh mắc phải các thương tật thứ cấp.

Dấu hiệu nhận biết thương tật thứ phát

Các thương tật thứ phát thường gặp gồm:

Teo cơ

dau-hieu-thuong-tat-thu-phat

Là cơ bắp bị teo nhỏ về kích cỡ do nằm bất động lâu ngày hoặc dây thần kinh chi phối cơ đó gặp tổn thương. Tình trạng này thường gặp trong các bệnh lý như chấn thương, viêm đa dây thần kinh, hoặc là di chứng từ một số bệnh lý chuyển hóa (thiếu vitamin B, đái tháo đường…). Người bệnh có thể phục hồi nếu được hướng dẫn tập luyện các bài tập tăng cường sức mạnh cơ đúng cách.

Co cứng cơ

Co cứng cơ là hiện tượng cơ bị cứng, ngay cả khi đang nghỉ ngơi, thường gặp ở các trường hợp đột quỵ, liệt tủy… Nó gây hạn chế cử động khớp, kéo dài có thể khiến co rút cơ và cứng khớp.

Các bài tập cần thực hiện khi bị co cứng cơ gồm có vận động khớp để ngăn ngừa cứng khớp, kết hợp sử dụng các dụng cụ chỉnh hình để duy trì tư thế giải phẫu đúng càng lâu càng tốt.

Co rút cơ

dau-hieu-thuong-tat-thu-phat-2

Là tình trạng mô mềm và cơ bị co ngắn khiến cho các khớp không thể hoạt động hết giới hạn. Để phân biệt với co cứng cơ thì người bệnh cần thực hiện các cử động chi một cách thụ động. Có thể nhận thấy khớp của người bị co cứng cơ vẫn có thể cử động hết giới hạn còn người có cơ thì không, bên cạnh đó gân cơ sẽ nổi lên, kéo nữa sẽ gây đau.

Co cứng và co rút cơ đều dẫn tới tình trạng cứng khớp, biến dạng khớp.

Cứng khớp và biến dạng khớp

Người bình thường có thể thực hiện các cử động khớp một cách dễ dàng, mềm mại mà không đau. Khi khớp bị viêm, co rút cơ thì tầm vận động bị hạn chế, khớp luôn ở trong một tư thế, rất khó để cử động cho hết tầm (cứng khớp). Khớp bị viêm hoặc bất động lâu ngày sẽ dẫn tới biến dạng, lệch trục, không thể trở về tư thế tự nhiên ban đầu.

Vận động trị liệu là gì ?

Trong phục hồi chức năng, các bài tập vận động có vai trò vô cùng quan trọng. Tập luyện giúp duy trì sức mạnh cơ và sự linh động của cơ cũng như mô mềm, đề phòng cứng khớp. Nó còn có công dụng ngăn ngừa các biến chứng tắc mạnh do huyết khối ở chi dưới, hoặc là hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng.

Các bài tập phục hồi chức năng có thể được thực hiện dưới hình thức chủ động (người bệnh tự tập) hoặc bị động (người khác tập cho người bệnh). Các bài tập phổ biến gồm: Tập thụ động theo tầm vận động khớp, tập chủ động theo tầm vận động khớp, bài tập có kháng trở, bài tập kéo giãn…

Bài tập thụ động theo tầm vận động khớp

tri-lieu-thuong-tat-thu-phat

Tầm vận động của khớp là phạm vi mà khớp có thể cử động trong đó. Nguyên tắc chung là tập lần lượt, bắt đầu từ các khớp ở gần tới khớp xa. Mỗi khớp có cách vận động riêng, ví dụ: Khớp tay có thể gập và duỗi, khớp vai có thể gập duỗi, dạng, khép, xoay.

Cử động dạng là cử động đi ra xa khỏi cơ thể, ngược lại, khép là gần lại cơ thể. Gập là cử động về phía đằng trước cơ thể, duỗi là ra phía sau cơ thể.

Các bài tập làm mạnh cơ

Đây là những bài tập giúp duy trì hoặc gia tăng sức mạnh cho cơ, giữ cho cơ không bị teo, duy trì hoạt động chức năng của bệnh nhân. Bài tập này được áp dụng cho những người đang bị yếu liệt, cần phục hồi chức năng. Để cơ bị teo trở nên mạnh hơn thì cần cử động kết hợp với vật nặng như tạ tay, tạ đĩa, trọng lượng thường từ 0.5 – 2 kg, tùy theo khớp lớn hay nhỏ, cũng như phụ thuộc vào sức mạnh cơ của mỗi người.

tap-co-tay-tri-lieu-voi-bong

Để tập mạnh cho cơ ở bàn và ngón tay thì bạn có thể áp dụng bài tập nắm bóng gai. Chuẩn bị 1 quả bóng gai nhỏ bằng cao su, nắm chắc rồi thả ra, làm như vậy 15 – 20 lần, ngày làm 2 lần trở lên.

Tập mạnh cơ ở bàn và ngón tay bạn cũng có thể sử dụng kìm bóp tập cơ tay. Lúc đầu điều chỉnh ở mức độ nhẹ, khi quen có thể tăng dần độ nặng. Ngày tập vài lần.

tap-co-tay-tri-lieu-vs-kim-bop-tay

Để tập mạnh cơ ở cẳng tay và cánh tay có thể sử dụng tạ đơn hoặc tạ đòn nhỏ. Ngồi trên ghế hoặc giàn tạ đa năng và thực hiện bài tập cuốn tạ cho cơ bắp tay trước. Làm 5 – 6 lượt, ngày tập 1 – 2 lần, khi quen có thể tăng số lượt thực hiện cũng như độ nặng của tạ.

Với tạ tay bạn cũng có thể tập bài đưa tạ ra phía trước mặt (duỗi thẳng tay), và dang tạ qua 2 bên (tới vai) để tăng cường sức mạnh cho các cơ ở tay.

Bài tập có kháng trở

thiet-bi-phuc-hoi-chuc-nang-kz301

Người bệnh có thể sử dụng các loại xe đạp tập thể dục, thiết bị phục hồi chức năng 3 trong 1, 4 trong 1 … Trên các thiết bị này đều được trang bị núm điều chỉnh kháng lực để người tập có thể điều chỉnh tùy theo nhu cầu. Các bài tập phổ thông là đạp chân, quay tay, tập kéo giãn tay.

Bài tập kéo giãn

Các bài tập kéo giãn khá đa dạng, nhưng tốt nhất các bạn nên trang bị giường kéo giãn bằng điện hoặc cơ để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình này. Hoặc có thể tới các trung tâm trị liệu để được chuyên gia thực hiện, hướng dẫn chi tiết.

Các bài kéo giãn – nhất là kéo giãn cột sống có thể ảnh hưởng tới rễ thần kinh, tủy sống… do đó cần được thực hiện cẩn thận để tránh các rủi ro.

Trên đây Daiviet Sport đã chia sẻ với các bạn một số Bài tập phục hồi chức năng phòng ngừa thương tật thứ phát. Nếu còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu mua thiết bị phục hồi chứ năng, máy tập thể dục… hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cũng như cung cấp thiết bị chính hãng, đáp ứng tối đa nhu cầu tập luyện, phục hồi chức năng nhé !

Xem thêm:  dụng cụ tập vật lý trị liệu thiết bị thể thao công viên

Bài viết khác

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

Máy tập phục hồi chức năng bàn tay cho người tai biến

Bàn tay của chúng ta có chức năng cầm nắm, là ngôn ngữ cử chỉ. Nó được đánh giá là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngón trong bàn tay chứa nhiều đầu ...

Thiết bị tập đi phục hồi chức năng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị tập đi phục hồi chức năng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo, công dụng của từng loại, cũng như sử dụng sao cho phù hợp. ...

×
Loading...