Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Hiểu về hội chứng ống cổ tay và phương pháp vật lý trị liệu

28/08/2023 14:16 | Đăng bởi Đại Việt Sport

Tin liên quan

Tập vật lý trị liệu tay, ngón tay, cổ tay cho người tai biến

Khi nào cần thực hiện điều trị vật lý trị liệu?

Hội chứng ống cổ tay (còn được gọi là Đường hầm cổ tay) là một bệnh lý tương đối phổ biến, có thể xảy đến với bất cứ ai. Ở giai đoạn đầu thì người bệnh thường bị đau, tê, ngứa ra ở bàn hoặc ngón tay, ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như công việc. Nhiều người chủ quan không thăm khám, điều trị kịp thời khiến cho bệnh trở nặng, gây tình trạng teo cơ, giảm chức năng vận động của bàn tay.

Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Hội chứng ống cổ tay và phương pháp vật lý trị liệu, qua đó giúp các bạn cùng hiểu hơn về bệnh này cũng như biện pháp xử lý phù hợp khi có những triệu chứng nhé.

Triệu chứng của hội chứng ống cổ tay

Các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay thường khá khó nhận biết bởi chúng thường khởi phát chậm mà không có bất cứ chấn thương cụ thể nào xảy đến trước đó. Đôi khi các triệu chứng xuất hiện vào ban đêm khiến cho người bệnh đi ngủ với phần cổ tay bị cong, do đó gây áp lực lên dây thần kinh giữa. Một số biểu hiện thường gặp là:

hoi-chung-ong-co-tay

- Người bệnh bị tê bì tay vào ban đêm.

- Xuất hiện cảm giác ngứa ran, đau nhức tại ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa.

- Cảm giác ngứa ran có thể di chuyển lên cẳng tay, tới vai.

Khi hội chứng ống cổ tay tiến triển nặng hơn thì các triệu chứng cũng xảy ra thường xuyên hơn:

- Người bệnh bị đau cơ và chuột rút nhiều hơn.

- Tay yếu, lực cầm nắm suy giảm khiến cho người bệnh khó thực hiện được các công việc trong sinh hoạt hàng ngày như cài cúc áo, gõ bàn phím máy tính, sử dụng điện thoại.

- Phản ứng thần kinh chậm, thậm chí là mất nhận thức về vị trí của tay ở trong không gian.

Hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm không ?

hoi-chung-ong-co-tay-2

Hội chứng ống cổ tay có diễn tiến chậm từ nhẹ tới nặng. Ở thời gian đầu các triệu chứng có thể xuất hiện và mất đi sau đó vài ngày, người bệnh lại có thể vận động bình thường. Sau đó bệnh dần tiến triển nặng hơn, cơn đau trở nên dữ dội và liên tục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.

Nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách thì tình trạng chèn ép dây thần kinh kéo dài có thể khiến cho người bệnh gặp phải các vấn đề như: Hẹp ống cổ tay, bị đau, tê, giảm cảm giác tại vùng da tay được chi phối bởi dây thần kinh giữa, thậm chí là teo cơ, giảm chức năng vận động bàn tay.

Vật lý trị liệu điều trị hội chứng ống cổ tay hiệu quả mà đơn giản

Có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng trong điều trị hội chứng ống cổ tay. Vật lý trị liệu, cụ thể là các bài vận động trị liệu được sử dụng nhiều vì tính an toàn, không xâm lấn, không tác dụng phụ, đồng thời cho hiệu quả cao nếu người bệnh thực hiện đúng cách và kiên trì.

Tư thế cầu nguyện

tri-lieu-hoi-chung-ong-co-tay

Bài tập này có tác dụng kéo căng gân bàn tay cũng như cấu trúc ống cổ tay, từ đó giảm tình trạng chèn ép dây thần kinh giữa.

Người tập bắt đầu với tư thế chắp tay tương tự như cầu nguyện, sau đó tách các ngón tay ra xa nhau nhất có thể. Tiếp theo đến lượt 2 lòng bàn tay tách nhau ra trong khi các ngón tay giữ lại với nhau.

Bài tập lắc tay

tri-lieu-hoi-chung-ong-co-tay-2

Bài tập này có tác dụng tăng cường, giữ cho các cơ gấp ở bàn tay và dây thần kinh giữa không bị chèn ép, căng cứng, chuột rút. Luyện tập thường xuyên bạn sẽ thấy hiệu quả đáng kể.

Bài tập này cơ bản cũng giống như bạn lắc tay sau khi rửa xong (để tay khô tự nhiên trong không khí). Ưu điểm của nó là bạn có thể thực hiện nhiều lần trong ngày, bất cứ khi nào có thời gian.

Bài tập xòe ngón tay kết hợp duỗi cổ tay

tri-lieu-hoi-chung-ong-co-tay-3

- Người tập đặt 1 tay thẳng ra đằng trước mặt, duỗi thẳng khuỷu tay, mở rộng cổ tay ra sao cho các ngón tay hướng xuống sàn.

- Các ngón tay xòe ra, sử dụng tay còn lại đẻ xoa bóp nhẹ nhàng cổ tay, bàn tay hướng xuống. Lưu ý, trong quá trình này cổ tay và các ngón tay duỗi ở mức tối đa.

- Thực hiện trong khoảng 20 giây rồi đổi bên và lặp lại tư thế.

Các bạn thực hiện động tác này 2 – 3 lần cho mỗi bên tay.

Bên cạnh các bài tập kể trên thì người bệnh cũng cần kết hợp với nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống khoa học để giúp đẩy lùi tình trạng bệnh.

Xây dựng thói quen tốt cho người bị hội chứng ống cổ tay

hoi-chung-ong-co-tay-3

Hội chứng ống cổ tay có thể được cải thiện đáng kể nhờ vào luyện tập cũng như thay đổi thói quen sinh hoạt. Dưới đây là một số thói quen tốt mà người bệnh nên áp dụng.

- Nghỉ ngơi sau khi thực hiện các động tác lặp lại: Dù là bạn chỉ thực hiện các công việc mang tính chất nhẹ nhàng như chơi đàn guitar, đánh máy tính, hay làm việc nặng như cuốc đất, dùng máy khoan… thì việc ở lâu trong một tư thế đều khiến làm gia tăng áp lực cho dây thần kinh cánh tay. Do đó, giữa các khoảng thời gian làm việc hãy dành thời gian để nghỉ ngơi, thực hiện các bài tập vận động trị liệu mà Daiviet Sport đã chia sẻ ở trên.

- Giữ cổ tay thẳng: Những người bị hội chứng ống cổ tay thường khó hoạt động cổ tay, một lưu ý nhỏ là nên tránh các động tác khiến cổ tay uốn cong quá nhiều về cả hai hướng. Thay vào đó, giữ cho tay thẳng càng nhiều thì tình trạng đau càng ít, dây thần kinh hàng giảm bị chèn ép.

hoi-chung-ong-co-tay-4

- Giữ ấm tay: Các cơn đau, tê nhức do hội chứng ống cổ tay sẽ có xu hướng trở nặng khi tiếp xúc với không khí lạnh. Vì vậy, giữa ấm cũng là cách làm đơn giản mà hiệu quả để bạn giảm đau tê một cách nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng găng tay không che ngón hoặc găng tay cho riêng lòng bàn tay nếu như bị hội chứng này.

- Thư giãn: Không cảm thấy bản thân bị căng thẳng quá mức thì các bạn nên điều tiết lại công việc để bản thân có nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi, thư giãn.

- Ngoài các biện pháp kể trên thì các bạn cũng nên thay thế các loại bút mềm và bàn phím nhẹ hơn trong công việc hàng ngày, giúp kiểm soát hội chứng ống cổ tay tốt hơn.

Trường hợp nhận thấy các dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay không thuyên giảm, ảnh hưởng tới công việc và sinh hoạt hàng ngày thì các bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Để lâu có thể khiến tổn thương cơ bàn tay, việc điều trị khó khăn và mất thời gian hơn rất nhiều. Một số trường hợp nặng phải tiến hành phẫu thuật để có thể giải quyết được triệt để.

dai-viet-sport

Trên đây Daiviet Sport đã chia sẻ với các bạn một số thông tin hữu ích về Hội chứng ống cổ tay và phương pháp vật lý trị liệu. Mong rằng các kiến thức có được giúp bạn phòng ngừa hội chứng này tốt hơn, có được cách xử lý phù hợp khi xuất hiện các triệu chứng. Nếu còn câu hỏi nào khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Daiviet Sport là đơn vị cung cấp các máy tập thể dục, thiết bị phục hồi chức năng uy tín – chất lượng tại Việt Nam. Các thiết bị phụ hồi chức năng 3 trong 1, 4 trong 1, giường kéo giãn bằng điện… của Daiviet Sport được giao toàn quốc, hướng dẫn sử dụng chi tiết tại nhà, đáp ứng nhu cầu sử dụng của các bệnh nhân sau phẫu thuật, chấn thương, đối tượng bệnh lý đang trong giai đoạn phục hồi chức năng tích cực !

Xem thêm: thiết bị vật lý trị liệu, máy tập gym tại nhà

Bài viết khác

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

Máy tập phục hồi chức năng bàn tay cho người tai biến

Bàn tay của chúng ta có chức năng cầm nắm, là ngôn ngữ cử chỉ. Nó được đánh giá là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngón trong bàn tay chứa nhiều đầu ...

Thiết bị tập đi phục hồi chức năng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị tập đi phục hồi chức năng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo, công dụng của từng loại, cũng như sử dụng sao cho phù hợp. ...

×
Loading...