Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Ghế tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng phổ biến

06/03/2023 08:50 | Đăng bởi Đại Việt Sport

Tin liên quan

10 loại thiết bị vật lý trị liệu cần có cho các trung tâm PHCN

Máy tập vật lý trị liệu cho người tai biến phổ biến nhất

Từ lâu chúng ta đã biết tới Vật lý trị liệu là một trong những chuyên ngành của Y học Phục hồi chức năng. Phương pháp này sử dụng các tác nhân vật lý như: Cơ học, siêu âm, xung điện, nhiệt độ, vận động… để tác động vào cơ thể người bệnh, giúp phục hồi lại các chức năng bị suy giảm.

ghe-tap-vat-ly-tri-lieu-4-in-1

Vật lý trị liệu được ứng dụng phổ biến trong các bệnh thần kinh, cơ – xương – khớp, hô hấp, tim mạch, hoặc sau phẫu thuật. Ngày nay, phương pháp này rất phổ biến vì ít để lại tác dụng phụ như dùng thuốc, cũng không có biến chứng và rủi ro như phẫu thuật.

Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu về Các loại ghế tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng phổ biến. Qua đó cùng hiểu hơn về thiết bị này, lợi ích khi sử dụng, cũng như sử dụng sao cho hiệu quả.

Ghế tập vật lý trị liệu là gì? Công dụng

Các thiết bị vật lý trị liệu phục hồi chức năng rất đa dạng, được chia thành các nhóm:

thiet-bi-vat-ly-tri-lieu

- Nhóm sử dụng năng lượng ánh sáng: Đèn hồng ngoại, đèn tử ngoại, la - ze công suất thấp, và la - ze cường độ cao.

- Nhóm sử dụng năng lượng điện: Gồm có máy điện phân, máy điện xung, máy radio.

- Nhóm sử dụng năng lượng từ trường: Máy từ trường công suất thấp, máy từ trường siêu dẫn.

- Nhóm sử dụng năng lượng sóng điện từ: Sóng ngắn, vi sóng.

- Nhóm sử dụng năng lượng sóng cơ học: Sóng siêu âm, sóng xung kích.

- Nhóm sử dụng tác động cơ học: Máy kéo cột sống, giường kéo giãn, máy nén áp lực hơi, ghế 3 trong 1, 4 trong 1.

- Ngoài ra còn có các thiết bị điều trị bằng dòng nước, áp suất...

ghe-tap-vat-ly-tri-lieu

Như vậy có thể thấy ghế tập vật lý trị liệu thuộc vào nhóm các thiết bị sử dụng tác động cơ học; Được thiết kế để mang đến cho người dùng các bài tập quay tay, đạp chân, kéo giãn tay, kéo giãn cổ… thích hợp với những người có thể trạng yếu đang trong giai đoạn hồi phục, người bệnh tai biến.

Sử dụng ghế tập phục hồi chức năng giúp người bệnh dần lấy lại khả năng vận động cho tay, chân, cổ. Ngoài ra còn phục hồi cơ khớp, phản xạ dây thần kinh, kích thích tuần hoàn máu tới các cơ quan và bộ phận, kéo giãn các khớp.

Những đối tượng được khuyến khích sử dụng ghế tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng bao gồm: Người phục hồi sau tai biến, sau phẫu thuật, liệt nửa người, có bệnh lý xương khớp, cần tăng cường vận động cho các chi bị yếu, người bị thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, bệnh nhân Parkinson.

Nguyên lý hoạt động của ghế tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng

ghe-tap-vat-ly-tri-lieu-zasami-kz401

Hiện nay trên thị trường có 2 loại ghế tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng phổ biến là 3 trong 1 và 4 trong 1. Cả hai đều được thiết kế dạng ghế ngồi có tựa lưng và tay ghế. Khi dùng, người bệnh ngồi trên ghế, tựa vào đệm lưng, đặt tay lên 2 bên và thực hiện các bài tập.

Ghế ngồi tập phục hồi chức năng có phần khung được làm từ sát hoặc thép nên rất chắc chắn. Các điểm tiếp xúc với mặt sàn được bọc cao su để chống trơn trượt. Các phần tiếp xúc với cơ thể như mông, lưng, tay được bọc đệm mút dày rất êm ái.

Ghế được chia thành 2 phần chính là ghế ngồi và khung tập. Khoảng cách giữa 2 bộ phận này có thể được rút gần hoặc giãn cách để phù hợp với thể trạng của người dùng. Phần khung tập cũng có thể hạ thấp hoặc kéo dài cho cao hơn. Ở trên phần quay tay và đạp chân được gắn núm kháng lực, khi điều chỉnh có thể tăng thêm độ nặng (hoặc giảm nhẹ) cho bài tập.

Ghế tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng 3 trong 1

Ghế tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng 3 trong 1 hỗ trợ các động tác đạp chân, quay tay, và kéo giãn tay.

tap-dap-chan-ghe-vat-ly-tri-lieu

Bài tập đạp chân: Người dùng ngồi trên thiết bị, đặt 2 chân vào bàn đạp có dạng như chiếc dép ở bên dưới, cài quai. Tựa lưng vào ghế đệm và đặt tay lên 2 bên. Từ từ đạp theo chiều hướng tới trước hoặc ngược về phía sau. Tăng – giảm kháng lực nếu cần thiết.

tap-quay-tay-ghe-vat-ly-tri-lieu

Bài tập quay tay: Người dùng ngồi trên ghế, lưng thẳng hoặc hơi ngả về sau, chân buông thoải mái. Đưa 2 tay ra nắm lấy tay cầm ở đằng trước. Nếu 1 bên tay yếu thì có thể nhờ người nhà dùng đai (đi theo ghế) để cố định tay đó với tay quay. Từ từ quay tay theo chiều hướng ra phía trước hoặc ngược về sau. Tăng – giảm kháng lực nếu cần tập nhẹ hoặc nặng hơn.

tap-keo-tay-ghe-vat-ly-tri-lieu

Bài tập kéo giãn tay: Người dùng ngồi trên ghế, lưng thẳng, đưa lên nắm lấy thanh cầm bằng nhựa có hình móng ngựa ở phía trên. Nếu 1 bên tay yếu thì có thể nhờ người nhà cố định tay đó với tay cầm (sử dụng đai đi cùng thiết bị). Dùng lực để kéo dây lệch xuống 1 bên, sau đó kéo qua bên kia, lặp lại động tác.

Ghế tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng 4 trong 1

Các bài tập trên ghế tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng 4 trong 1 về cơ bản cũng như 3 trong 1, chỉ thêm bài tập kéo giãn cổ sử dụng tạ.

tap-keo-gian-co-ghe-vat-ly-tri-lieu

Bài tập kéo giãn cổ: Người dùng ngồi trên thiết bị, cố định phần đầu với đai (đi kèm thiết bị), sau đó quay ra sau để thêm tạ vào khung đỡ ở phía sau. Ngồi ngay ngắn với lưng và cổ thẳng để lực từ tạ thông qua hệ thống dây kéo cùng ròng rọc giúp kéo giãn cột sống cổ.

Nếu tay yếu không thể sử dụng đai cổ và cho tạ vào khung đỡ thì người nhà có thể hỗ trợ bệnh nhân. Tuy nhiên, cần lưu ý là cần thêm tạ từ từ. Và về lâu dài thì trọng lượng tạ cũng không được quá 1/6 trọng lượng cơ thể.

Những trường hợp chỉ định và chống chỉ định sử dụng ghế tập trị liệu

Nhìn chung ghế tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng có thể sử dụng cho rất nhiều trường hợp khác nhau. Đặc biệt là những người bị chấn thương sau tai nạn khiến các chức năng trên cơ thể, đặc biệt là tay – chân – cổ bị suy yếu, giảm biên độ vận động.

Những trường hợp được khuyến khích sử dụng gồm: Người bị đau khớp, viêm khớp, chấn thương xương khớp, đau thắt lưng, đau cổ, người bị vẹo cột sống, đối tượng cần cải thiện chức năng hô hấp cũng như tim mạch, phục hồi lại vận động sau phẫu thuật, chấn thương thể thao.

Những trường hợp chống chỉ định gồm: Chấn thương gây gãy, xẹp lún, trượt thân đốt sống; Bị loãng xương ở mức độ nặng; Mắc các bệnh về tủy sống; Bị hội chứng thắt lưng, cột sống cổ do viêm thấp khớp; Người bị thoái hóa cột sống có các gai xương lớp; Đau lưng cấp tính; Người bị lao phổi, hen xuyễn.

thiet-bi-phcn-kz401-dv

Trên đây là một số chia sẻ về Các loại ghế tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng phổ biến. Mong rằng các thông tin trong bài viết giúp bạn hiểu hơn về ngành Y học Phục hồi chức năng, cũng như lĩnh vực Vật lý trị liệu, và một số thiết bị được sử dụng phổ biến.

Nếu còn câu hỏi nào khác hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể. Trường hợp có nhu cầu mua thiết bị phục hồi chức năng đáp ứng nhu cầu sử dụng trong gia đình hoặc mở các Trung tâm trị liệu… hãy liên hệ với chúng tôi.

Daiviet Sport cung cấp các thiết bị phục hồi chức năng chính hãng, trong đó có ghế tập vật lý trị liệu. Sản phẩm được là từ thép dày, bên ngoài sơn tĩnh điện, khung ghế chắc chắn, đệm ghế dày, các bài tập được thiết kế phù hợp với người dùng.

Thiết bị phục hồi chức năng của Daiviet Sport được giao tại nhà trên phạm vi toàn quốc, hướng dẫn sử dụng chi tiết, hình thức thanh toán linh hoạt, hoàn toàn yên tâm trong quá trình sử dụng !

 

 

 

Bài viết khác

Máy tập gym gập bụng Ab Crunch Machine

Nếu như bạn muốn giảm mỡ vòng 2 nhanh chóng, hiệu quả, hay xây dựng cơ bụng 6 múi thì sử dụng các máy tập bụng sẽ cho kết quả lý tưởng. Những thiết bị này được thiết kế để hỗ trợ cho các bài tập ...

Chia sẻ kiến thức về: Máy tập gym Back Extension Bench

Back Extension trong tiếng Việt có nghĩa là “bài tập cho cơ lưng dưới”, còn có tên gọi khác là Hyperextension. Nó thường được thực hiện với sự hỗ trợ của ghế tập lưng dưới Back Extension Bench. Vậy, ...

Chia sẻ kiến thức về: Máy tập gym Assisted Pull Up Machine

Kéo xà là một trong những biện pháp tuyệt vời giúp cải thiện phần thân trên. Nó nhắm vào lưng và bắp tay của người tập, ngoài ra là các cơ phụ trợ ở cánh tay và vai. Tùy thuộc vào cách bạn đặt tay ...

×
Loading...