Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Bệnh lý cột sống - Bài tập vật lý trị liệu cho cột sống lưng

23/09/2022 14:58 | Đăng bởi Đại Việt Sport

Tin liên quan

Thoái hóa cột sống lưng - Điều trị với vật lý trị liệu

Chữa đau lưng hiệu quả bằng vật lý trị liệu

Cột sống là một chuỗi xương khớp chồng lên nhau, nối liền đầu, mình, tay, chân, giúp cơ thể vận động linh hoạt. Nó đóng vai trò rất quan trọng: Là trụ cột duy nhất nâng đỡ cơ thể, chứa đựng hệ thống thần kinh, nối liền và điểu khiến khớp xương thông qua các cơ bắp, dây chằng, dây thần kinh. Trong cấu trúc cột sống còn chứa đĩa đệm, có vai trò giảm tác động của trọng lực lên cột sống, bảo vệ thần kinh não tủy.

bai-tap-vat-ly-tri-lieu-cho-cot-song-lung

Khi hoạt động hoặc sinh hoạt không đúng cách có thể tác động tiêu cực đến cột sống và gây ra các bệnh lý, chấn thương, ảnh hưởng đến sức khỏe, phổ biến nhất là thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa dệm, cong vẹo… tại nhiều vị trí khác nhau. Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ tổng hợp bài tập vật lý trị liệu cho cột sống lưng, giúp các bạn phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến cột sống.

Bệnh lý tại cột sống là gì?

Cột sống ngoài định hình cơ thể còn tham gia vào rất nhiều hoạt động như di chuyển, xoay trở, nhưng cũng chính vì như vậy mà rất dễ gặp vấn đề. Bệnh lý cột sống rất phổ biến ở những người có tuổi và thường xuyên phải vận động nhiều.

benh-ly-thuong-gap-voi-cot-song

Triệu chứng khiến người bệnh đi khám nhiều nhất là các cơn đau ở lưng, gây khó chịu, công việc và sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng, kèm thêm lo âu, suy nhược.

Đau lưng tại cột sống có thể đến từ xương, đĩa đệm ở giữa các đốt sống, dây chằng xung quanh, tủy sống và rễ, cơ dọc lưng, dây thần kinh…

Nguyên nhân gây bệnh lý thường gặp tại cột sống

Do sự căng thẳng, quá tải

Do sự căng giãn quá mức hoặc chấn thương của các bộ phận, gồm: Căng cơ hoặc dây chằng; Co thắt các cơ ở cạnh cột sống; Chấn thương cột sống do ngã, tai nạn lao động, tai nạn giao thông…

chan-thuong-cot-song-do-cang-thang-qua-tai

Các hoạt động gây căng cơ hoặc co thắt là do người bệnh cố sức để nâng vật nặng không đúng cách, tập lyện thể dục thể thao quá độ khiến cho các bộ phận phải gồng chịu lực rồi lại giãn đột ngột gây ra tình trạng đau nhức.

Do sự bất thường cấu trúc

Những dị dạng kéo dài hoặc tổn thương về cấu trúc khiến hoạt động của cột sống bị ảnh hưởng. Các bất thường gồm: 

- Vỡ đĩa đệm: Đĩa đệm có hình đĩa, bên trong chứa dịch, vị trí nằm ở giữa các đốt sống, hấp thụ lực tác động, giúp cột sống được linh hoạt, có thể uốn cong, vặn xoắn. Khi có lực tác động quá mức vào lưng gây vỡ đĩa đệm sẽ dẫn tới những áp lực lên rễ thần kinh với biểu hiện là đau lưng, có thể lan xuống mông, đùi.

thoat-vi-dia-dem-gay-benh-ly-tai-cot-song

- Thoát vị đĩa đệm cột sống: Những vận động ở cột sống quá mức trong thời gian dài hoặc tác động của quá trình lão hóa sẽ khiến di lệch đĩa đệm, gây chèn ép lên tủy sống. Nếu thần kinh ở đoạn cột sống thắt lưng bị ảnh hưởng sẽ rây ra tình trạng đau thần kinh tọa. Biểu hiện là các cơn đau nhỏ từ mông và đi xuống phía sau chân. Đau kéo dài khiến chi dưới bị suy yếu tê bì, mất cảm giác, rối loạn đại tiểu tiện.

- Viêm khớp: Viêm xương khớp có thể gây ra các vấn đề ở khớp hông, lưng dưới, cùng nhiều vị trí khác. Trong nhiều trường hợp, khối viêm khiến cho không gian ở xung quanh tủy sống bị thu hẹp và gây ra chứng hẹp ống sống.

thay-doi-do-cong-cua-cot-song-gay-benh-ly-tai-cot-song

- Thay đổi độ cong của cột sống: Khi đường cong sinh lý của cột sống bị biến dạng diễn ra trong thời gian dài mà không được điều chỉnh sẽ gây ra tình trạng mất thăng bằng cho cơ, các dây chằng, đĩa đệm. Người bệnh có thể bị cong vẹo cột sống vĩnh viễn; Không chỉ cột sống cong lệch sang 1 bên mà còn xảy ra các cơn đau nhức dai dẳng, gây khó khăn trong sinh hoạt.

- Thoái hóa cột sống: Thoái hóa đĩa đệm diễn ra theo thời gian và tuổi tác, các chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại tạo nên sự thay đổi về mặt cấu trúc cũng như khả năng chịu áp lực của cột sống. Thoái hóa ở giai đoạn cuối có thể dẫn đến gai xương, thu hẹp ống sống, chèn ép rễ thần kinh, gây đau lưng và rối loạn chức năng thần kinh tại 2 chân.

Do động tác và tư thế

Đau tại cột sống và vùng lưng cũng có thể là hệ quả từ những lao động nặng nhọc hàng ngày cũng như tư thế xấu, có thể kể đến:

dong-tac-va-tu-the-gay-benh-ly-tai-cot-song

- Ngồi khom lưng, bắt chéo 2 chân khi sử dụng máy tính.

- Vặn xoắn cột sống nhiều trong khi tập luyện thể dục thể thao.

- Đẩy, kéo, mang, vác vật nặng quá sức và không đúng cách.

- Đeo cặp sách, ba lô nặng, lệch qua một bên.

- Phải đứng hoặc ngồi nhiều trong khoảng thời gian dài.

- Căng cổ liên tục về phía trước (ở những người làm nghề lái xe, nhân viên văn phòng, người làm việc thường xuyên với máy tính).

Nguyên nhân khác

- Xẹp đốt sống: Mỗi đốt sống đều có hình trụ, ở bên trong là mô xương xốp. Khi có chấn thương quá mức sẽ gây ra tình trạng xẹp đốt sống, biến dạng toàn bộ cấu trúc. Xẹp đốt sống cũng có thể bắt nguồn từ loãng xương và gây gù, vẹo cột sống ở những người cao tuổi.

xep-dot-song-gay-benh-ly-tai-cot-song

- Ung thư cột sống: Một khối u ở bên trong cột sống có thể chèn, đè lên các dây thần kinh, từ đó gây ra tình trạng đau lưng.

- Nhiễm trùng cột sống: Sốt và nóng, đau nhiều ở lưng cũng có thể do nhiễm trùng cột sống.

- Lao cột sống: Bản chất của căn bệnh này là 1 khối viêm áp xe kéo dài, ăn lan dần ra trong côt sống và phá vỡ cấu trúc ban đầu.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh lý ở cột sống

Nếu có một trong các yếu tố sau thì người bệnh rất dễ gặp phải các bệnh lý ở cột sống:

nhung-nguy-co-gay-benh-ly-o-cot-song

- Thường xuyên lao động nặng (công nhân bốc vác).

- Phụ nữ trong thai kì.

- Lối sống ít tập luyện, lười vận động.

- Người có thể lực kém, thể trạng yếu.

- Người cao tuổi.

- Thừa cân, béo phì.

- Người hút thuốc lá.

- Tập luyện thể dục thể thao không đúng kĩ thuật.

- Yếu tố di truyền.

- Bệnh lý viêm khớp.

Các triệu chứng của bệnh lý ở cột sống

Triệu chứng chính của các bệnh lý ở cột sống lưng là các cơn đau ở lưng, có thể lan ra các bộ phận khác như chân, mông. Cơn đau có thể biến mất nếu người bệnh được nghỉ ngơi, điều chỉnh lại tư thế đúng mà không cần phải can thiệp gì nhiều.

 trieu-chung-benh-ly-o-cot-song

Tuy nhiên, nếu người bệnh bị đau lưng mà kém theo các vấn đề như: Sụt cân, sốt cao, có khối sưng viêm ở lưng, đau dai dẳng không cải thiện cả khi nghỉ ngơi, cơn đau lan xuống chân, đau sau khi chấn thương, tiểu tiện không tự chủ, bí tiểu, tê bì mất cảm giác, chân yếu khi đi lại… thì nên đến bệnh viện.

Chẩn đoán các bệnh ở cột sống

Để chẩn đoán các bệnh thường gặp tại cột sống các bác sĩ sẽ tiến hành hỏi bệnh để tìm hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh khởi phát, quan sát trực tiếp cột sống, đánh giá tình trạng.

chup-x-quang-chan-doan-cac-benh-cot-song

Người bệnh cũng được chỉ định chụp lại tình trạng cụ thể, phổ biến nhất là chụp X- quang để đánh giá cấu trúc cũng như phần cứng, lỗ hẹp liên hợp; Chụp CT để nắm sâu hơn về cấu trúc xương, chẩn đoán lao và u cột sống.

Còn để khảo sát về các phần mềm như cơ, dây chằng, tủy, rễ thần kinh sẽ tiến hành MRI.

Những trường hợp nghi ngờ dây thần kinh bị chèn ép sẽ được chỉ định đo điện co để phát hiện các bất thường.

Bài tập vật lý trị liệu cho cột sống lưng

Dưới đây là những bài tập hàng ngày, với các động tác co giãn cơ lưng, cơ bụng, di động cột sống… giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý ở cột sống lưng.

1. Kéo giãn cơ lưng bên chân co

keo-gian-co-lung-ben-chan-co-tap-vat-ly-tri-lieu-cot-song-lung

Người tập nằm ngửa trên giường hoặc sàn, 1 chân duỗi thẳng, để bàn chân lên còn gan bàn chân thì ấn xuống bề mặt sàn.

Chân còn lại thì co gối, 2 tay kéo sát đầu gối về hướng ngực, hít vào.

Sau đó các bạn duỗi thẳng chân để trở về tư thế ban đầu, thở ra.

Đổi chân và thực hiện thêm 1 lần nữa.

2. Bài tập kéo giãn cơ lưng hai bên

keo-gian-co-lung-hai-ben-tap-vat-ly-tri-lieu-cot-song-lung

Đầu tiên bạn co 2 chân, đan 2 tay để kéo sát 2 gối về hướng của ngực, hít vào.

Duỗi thẳng 2 chân về vị trí ban đầu, thở ra.

3. Nghiêng xương chậu ra sau

nghieng-xuong-chau-ra-ngoai-tap-vat-ly-tri-lieu-cot-song-lung

Co đầu gối, đặt 2 bàn chân trên mặt sàn

Gồng cơ bụng, ấn lưng xuống sát với mặt sàn, hít vào.

Thư giãn cơ bụng, thở ra.

Để tăng cường độ khó các bạn thực hiện gồng cơ bụng, ấn lưng sát mặt sàn, nhấc mông lên khỏi mặt sàn, hít vào. Từ từ hạ mông xuống, giữ lưng sát với mặt sàn đồng thời thở ra.

4. Kéo giãn cơ bên thân mình

keo-gian-co-ben-tap-vat-ly-tri-lieu-cot-song-lung

Người tập đan 2 tay sau gáy hoặc để dọc song song với cơ thể.

Nghiêng 2 chân sang cùng một bên (càng gần với mặt sàn càng tốt), hít vào.

Trở về vị trí ban đầu, thở ra.

Đổi bên và thực thực hiện lại động tác.

5. Động tác giãn nhóm cơ dạng

gian-co-dang-tap-vat-ly-tri-lieu-cot-song-lung

Hai bàn tay đan vào nhau và đặt sau gáy, hoặc đặt 2 tay song song cơ thể.

Một chân duỗi thẳng và được nâng đỡ ở trên sàn, chân còn lại giơ lên cao 45 độ, khép và hơi xoay sang phía đối diện, duỗi bàn chân đồng thời hít vào.

Giữ mông ở bên chân giơ cao ở sát mặt sàn, đầu gối thẳng, từ từ hạ chân, thở ra.

Đổi chân và thực hiện lại động tác. 

6. Tập mạnh cơ lưng

tap-manh-co-lung-tap-vat-ly-tri-lieu-cot-song-lung

Đặt 2 tay dọc theo cơ thể hoặc đan sau gáy.

Nâng đầu và ngực lên khỏi mặt sàn, hít vào.

Hạ thân người xuống, trở về tư thế ban đầu, thở ra.

7. Di động cột sống

di-dong-cot-song-tap-vat-ly-tri-lieu-cot-song-lung

Hóp bụng, đồng thời với hít vào.

Uốn cong lăng lên phía trên và cúi đầu xuống, thở ra.

Trong quá trình thực hiện không di chuyển tay và chân. Động tác phải thực hiện luân phiên, liên tục.

8. Giữ thăng bằng, tập mạnh nhóm cơ lưng

giu-thang-bang-tap-vat-ly-tri-lieu-cot-song-lung

Tay phải đưa thẳng ra phía trước, hướng lên phía trần nhà.

Chân trái duỗi thẳng sau, hướng lên trần, mắt nhìn theo tay, hít vào.

Hạ chân về tư thế ban đầu, thở ra.

Đổi bên và thự hiện lại động tác.

9. Kéo giãn nhóm cơ lưng

keo-gian-cot-song-lung-tap-vat-ly-tri-lieu-cot-song-lung

Ngồi trên hai gót chân, mông giữ ở trên gót.

Cúi dầu sát mặt sàn, cúi đầu về phía đằng trước.

Hai tay trượt trên mặt sàn, hướng tới phía trước.  

Trong quá trình thực hiện động tác thì hít vào thở ra đều đặn.

dai-viet-sport

Trên đây là một số Tổng hợp bài tập vật lý trị liệu cho cột sống lưng từ Daiviet Sport. Mong rằng những thông tin trong bài viết giúp các bạn hiểu hơn về các bệnh lý thường gặp ở cột sống lưng, nắm được các bài tập giúp dự phòng và hỗ trợ điều trị, chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn.

Nếu còn câu hỏi nào khác liên quan đến trị liệu, hay có nhu cầu mua máy tập vật lý trị liệu như: Phục hồi chức năng 3 in 1, 4 in 1, giường kéo giãn bằng điện, giường kéo giãn cơ… Hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể !

 

 

 

Bài viết khác

Máy tập phục hồi chức năng tứ chi cho bệnh nhân

Hàng năm, trên thế giới có rất nhiều người gặp phải các vấn đề như đột qụy, tổn thương cột sống, khiến các chi trên cơ thể bị suy yếu, teo cơ, thậm chí là liệt. Việc phục hồi cho bệnh nhân là rất ...

Máy tập phục hồi chức năng bàn tay cho người tai biến

Bàn tay của chúng ta có chức năng cầm nắm, là ngôn ngữ cử chỉ. Nó được đánh giá là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngón trong bàn tay chứa nhiều đầu ...

Thiết bị tập đi phục hồi chức năng

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thiết bị tập đi phục hồi chức năng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo, công dụng của từng loại, cũng như sử dụng sao cho phù hợp. ...

×
Loading...