Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Bấm huyệt có tốt không? Có nên bấm huyệt thường xuyên không?

03/01/2023 10:12 | Đăng bởi Đại Việt Sport
Bấm huyệt được coi là liệu pháp chữa bệnh có từ lâu đời nhưng nhiều người luôn nghi ngờ bấm huyệt có tốt không? Liệu có nên bấm huyệt thường xuyên không? Dưới đây Đại Việt Sport sẽ giải đáp mọi thắc mắc đó cho bạn.

Bấm huyệt là gì? Cơ chế trị bệnh của bấm huyệt là gì?

Trước khi biết liệu bấm huyệt có tốt không? Bạn nên hiểu rõ bấm huyệt là gì.

Bấm huyệt là liệu pháp sử dụng đôi bàn tay, tác động vào các huyệt trên cơ thể. Điều này sẽ kích thích các huyệt đạo, tăng khả năng tự hồi phục và chữa lành của cơ thể thông qua hệ thống kinh lạc.

bam-huyet-co-tot-khong-co-nen-bam-huyet-thuong-xuyen-khong

Bấm huyệt chữa được nhiều bệnh lý.

Trong Đông y, cơ thể con người được nhận định có tổng cộng 108 huyệt phân bố đều khắp cơ thể. Có 72 huyệt cơ bản và 36 huyệt quan trọng được coi là “tử huyệt” nối với 12 đường kinh và 8 mạch kỳ kinh. Huyệt, kinh mạch và tạng phủ có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu không biết cách bấm sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, gây ra những mối nguy hiểm không ngờ.

Huyệt được ví như cánh cửa - nơi tà khí xâm nhập vào cơ thể, gây bệnh tật và có mối liên hệ với phủ tạng và kinh mạch. Mục đích của bấm huyệt chính là tăng khả năng lưu thông của khí huyết cân bằng khí ở bên trong và bên ngoài cơ thể.
Bấm huyệt tác động đến da thịt, hệ thống dây thần kinh, mạch máu và cơ quan thụ cảm. Từ đó tăng khả năng sản sinh hormone endorphin, lưu thông khí huyết, giảm đau theo tiết đoạn thần kinh, giúp giãn cơ hiệu quả.

Tại sao bấm huyệt lại chữa được bệnh?

bam-huyet-co-tot-khong-co-nen-bam-huyet-thuong-xuyen-khong

Tại sao bấm huyệt lại chữa được nhiều bệnh.

Bấm huyệt có tốt không? Những điều được giải thích ở dưới đây sẽ chứng minh cho điều đó.
Cách xoa bóp bấm huyệt chính là tác động vào da thịt, ấn sâu vào các huyệt đạo giải phóng các cơn đau nhức, thư giãn cơ và giảm áp lực lên hệ thần kinh.
Tùy vào từng huyệt đạo, bấm huyệt chữa bệnh sẽ đẩy lùi ngoại tà, điều hòa, tăng cường chức năng phủ tạng, hỗ trợ tiêu hóa, thông kinh hoạt lạc, phát huy hiệu quả điều trị các vấn đề bệnh lý cơ thể gặp phải.
Bấm huyệt thường xuyên trong quá trình trị liệu sẽ tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng và phòng nhiều bệnh lý. Hơn nữa, bấm huyệt còn có tác dụng trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp da.
bam-huyet-giup-giam-cang-thang-stress
Với những người thường xuyên bị căng thẳng, stress mệt mỏi nếu biết cách xoa bóp bấm huyệt sẽ giúp điều chỉnh, lập lại cân bằng của hoạt động thần kinh. Đặc biệt, bấm huyệt có hiệu quả trong việc chữa trị các bệnh xương khớp, mất ngủ, các bệnh nan y, mãn tính.
Là một phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, an toàn, cơ thể không phải phụ thuộc vào thuốc. Vì vậy châm cứu bấm huyệt đã trở thành xu hướng trị bệnh được nhiều người lựa chọn.

Tác dụng của bấm huyệt chữa bệnh không dùng thuốc

Bấm huyệt có tốt không? Bấm huyệt tốt vì trong nhiều trường hợp nếu biết cách xoa bóp bấm huyệt có thể chữa được bệnh mà không cần dùng thuốc.

Một số bệnh lý được điều trị hiệu quả bằng liệu pháp xoa bóp bấm huyệt như:

Cách xoa bóp bấm huyệt chữa đau bụng kinh
Khí huyết ứ trệ, khí huyết hư nhược sẽ dẫn tới đau bụng kinh. Nếu biết cách bấm huyệt với các động tác xoa, miết, day, nhào vùng dưới bụng sẽ giúp lưu thông khí huyết, giảm đau bụng kinh. Chi tiết về các huyệt đạo:
bam-huyet-co-tot-khong-co-nen-bam-huyet-thuong-xuyen-khong
Bấm huyệt chữa đau bụng kinh.
Thể thực hàn: Day bấm huyệt Huyết hải, Tử cung, Tam âm giao, Quan nguyên, Trung cực, Tỳ du, Thận du.
Thể hư hàn: Day ấn huyệt Huyết hải, Tử cung, Tam âm giao, Quan nguyên, Trung cực, Tỳ du, Thận du, Khí hải, Nội quan.
Thể huyết ứ: Bấm huyệt Tam âm giao, Trung đô, Huyết hải và day các huyệt Hợp cốc, Thiên khu.
Thể khí trệ: Day huyệt Tam âm giao, Huyết hải, Quan nguyên, Túc tam lý.
Cách bấm huyệt chữa đau đầu giảm nhanh cơn đau
Nguyên nhân gây đau đầu thường do tâm can suy nhược, tạng phủ rối loạn, ngoại tà xâm nhập. Khi xoa bóp bấm huyệt trị đau đầu sẽ tác động tác huyệt vị, giảm áp lực, căng thẳng lên hệ thần kinh, tăng cường lưu thông máu đến não.
Có thể thực hiện các động tác xoa, xát, miết, lăn các huyệt vị tại vùng cổ, vai, gáy, nơi có mạch máu và đầu mối dây thần kinh trung ương.
bam-huyet-co-tot-khong-co-nen-bam-huyet-thuong-xuyen-khong
Bấm huyệt chữa đau đầu, giảm các cơn đau nhanh chóng.
Một số vị trí các huyệt cần tác động:
Huyệt Bách hội: Chính giữa đỉnh đầu
Huyệt Thái dương: Chỗ lõm phía sau đuôi lông mày và đuôi mắt 1 thốn.
Huyệt Tứ thần thông: Ở 4 phía huyệt Bách hội cách 1 thốn về 4 phía.
Huyệt Thượng tinh: Chính giữa đường đỉnh đầu, nằm ở giữa huyệt Bách hội và Ấn đường.
Huyệt Phong trì: Phần lõm nhất của bờ thang cơ ức sau gáy, xương đòn chũm và cơ thang bờ ngoài bám đáy hộp sọ.
Huyệt Hợp cốc: Nằm ở bờ ngoài xương bàn tay ngón 2. Bấm huyệt bàn tay có tác dụng thanh tiết phế khí, giải nhiệt, khu phong…
Cách bấm huyệt chữa bệnh mất ngủ để dễ ngủ hơn
bam-huyet-co-tot-khong-co-nen-bam-huyet-thuong-xuyen-khong
Biết cách bấm huyệt cho giấc ngủ ngon hơn.
Với những người mất ngủ, thường bị tỉnh giấc, xoa bóp bấm huyệt sẽ giúp thư giãn tinh thần, ổn định ngũ chí giúp ngủ ngon sâu giấc hơn.
Các vị trí thực hiện bấm huyệt dễ ngủ gồm vùng đầu, cổ, vai gáy, tay và chân. Các huyệt tác động gồm: Huyệt Bách hội, Thái dương, Thượng tinh, Phong trì.
Cách bấm huyệt chữa bệnh đau vai gáy hiệu quả
Theo Đông y, nguyên nhân gây đau vai gáy thường do cơ thể nhiễm phong hàn thấp, khí huyết ứ trệ, tổn thương kinh lạc. Một số vị trí huyệt cần tác động gồm: Kiên ngung, Kiên trinh, Thiên tông, Khúc trì, Ngoại quan, Hợp cốc, Lạc chẩm, Phong trì, Phong phủ, Thiên trụ, Đại chùy, Kiên trung du, Kiên tỉnh,…
bam-huyet-co-tot-khong-co-nen-bam-huyet-thuong-xuyen-khong
Bấm huyệt chữa đau vai gáy hiệu quả.

Có nên thực hiện xoa bóp bấm huyệt chữa bệnh tại nhà hay không?

Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả. Nhưng điều này chỉ xảy ra khi thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn và kinh nghiệm.

Việc tự ý bấm huyệt tại nhà có thể xảy ra nhiều sai sót ngoài ý muốn: Day ấn quá mạnh gây ra rạn xương, tổn thương cơ, dây thần kinh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm.

Hơn nữa, không phải bệnh mãn tính nào cũng có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt trị liệu vì vậy người bệnh nên thực hiện thăm khám, trị liệu ở các đơn vị Y học cổ truyền uy tín.

bam-huyet-co-tot-khong-co-nen-bam-huyet-thuong-xuyen-khong

Không nên tự ý bấm huyệt tại nhà.

Bấm huyệt chữa được bệnh gì và không chữa được bệnh gì?
Xoa bóp bấm huyệt được chỉ định trong phòng và điều trị một số bệnh lý như: bệnh xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, viêm xoang, bệnh về dây thần kinh,…
Bấm huyệt chống chỉ định với các bệnh như: các chấn thương kín hoặc hở, huyệt vùng da viêm, lở loét; các bệnh ngoại khoa như viêm vòi trứng, viêm ruột thừa, xuất huyết dạ dày, suy tim, gan, thận nặng,…
bam-huyet-co-tot-khong-co-nen-bam-huyet-thuong-xuyen-khong
Không phải tất cả bệnh đều có thể chữa trị bằng bấm huyệt.
Liệu xoa bóp bấm huyệt bao lâu thì khỏi bệnh?
Tùy thuộc vào loại bệnh và thể trạng của cơ thể mà thời gian trị liệu xoa bóp ở mỗi người khác nhau. Thường mỗi lần thực hiện trị liệu kéo dài khoảng 30 phút, mỗi liệu trình từ 14-20 ngày.
Trên đây Đại Việt Sport đã giải đáp đến bạn liệu bấm huyệt có tốt không, bấm huyệt chữa được những bệnh nào. Hi vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.
Tags: thiết bị phục hồi chức năng, ghế massage toàn thân chính hãng, máy tập gym
Bài viết khác

Sự hấp dẫn của tập luyện thể thao ngoài trời

Ngày nay chúng ta có rất nhiều lựa chọn khác nhau để tập luyện thể thao. Nếu muốn bầu không khí sôi động, chuyên nghiệp thì có thể tới phòng gym, aerobic, khiêu vũ thể thao; Để chủ động thì có thể ...

Tập luyện hiệu quả với máy leo cầu thang gym

Để rèn luyện sức khỏe, hiện nay chúng ta có rất nhiều lựa chọn khác nhau, từ tập tại nhà, tới phòng gym, thể thao ngoài trời. Đơn giản như sử dụng chính trọng lượng cơ thể làm đối trọng, hoặc có sự ...

Những loại máy tập gym nào cần thiết trong phòng tập

Đối với những người mới bắt tay vào tập gym thì thế giới máy tập có thể mang đến sự bối rối nhất định vì sự đa dạng cũng như tính năng của từng loại. Còn với những người đang có ý định mở phòng gym ...

×
Loading...