Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Thực đơn ngày Tết có thể gây rối đường ruột

01/02/2021 00:41 | Đăng bởi Đại Việt Sport
Các món ăn cầu kỳ với nhiều gia vị, dầu mỡ, đồ ăn cay nóng cùng đồ uống có gas, cồn để tăng vị giác trong ngày Tết có thể khiến bạn khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy...
Các món ăn cầu kỳ với nhiều gia vị, dầu mỡ, đồ ăn cay nóng cùng với những đồ uống có gas, cồn để tăng vị giác trong ngày.
Tết có thể khiến bạn khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy...

THỰC ĐƠN NGÀY TẾT CÓ THỂ GÂY RỐI ĐƯỜNG RUỘT

Tuy nhìn đẹp mắt và ngon miệng, thực đơn này lại gây lên cho bạn bị yếu đường tiêu hóa vì vốn thực phẩm chứa chất béo, dầu mỡ đã không phải là “người bạn tốt” của hệ tiêu hóa. Việc “thả phanh” chúng ta nạp quá nhiều loại thực phẩm này trong một ngày, từ tinh bột, đạm, dầu mỡ, chất xơ, bánh kẹo đến nước giải khát có chất gas, bia rượu... sẽ khiến bộ máy tiêu hóa quá tải dẫn đến cho bạn bị khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, thậm chí hơn nữa là chúng ta có thể bị ngộ độc thức ăn.
Thực đơn ngày Tết có thể gây rối đường ruột
Những đám tiệc, hội họp, gặp mặt liên tiếp khiến nhịp độ làm việc của hệ tiêu hóa bị xáo trộn. Chúng ta thường không ăn thành bữa như thường lệ mà ăn theo những buổi tiệc. Do đó, tốc độ hoạt động của hệ tiêu hóa cũng phải chạy đua theo những bữa ăn, dẫn đến quá tải, không thực hiện tốt chức năng của mình, dần rối loạn và yếu.
Hệ tiêu hóa bắt đầu từ miệng, rồi đến thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và kết thúc ở hậu môn. Mỗi phần nó đều có một chức năng riêng nhưng lại liên quan chặt chẽ với nhau. Một phần nào đó bị trục trặc sẽ ảnh hưởng xấu đến những phần khác của ống tiêu hóa và toàn cơ thể. Đây còn là nơi tiếp nhận, tiêu hóa, hấp thu thức ăn và thải ra các chất không tiêu hóa được ra khỏi cơ thể. Nếu quá trình bạn nạp năng lượng diễn ra đều đặn và suôn sẻ, các cơ quan trong cơ thể sẽ thực hiện tốt các chức năng của mình. Ngược lại, nếu cơ quan này yếu và rối loạn bạn sẽ cảm thấy trong người cảm thấy trở lên mệt mỏi, sức khỏe suy giảm và cảm thấy mệt mỏi hơn
thuc-don-ngay-tet
Theo các chuyên gia, để đảm bảo sức khỏe trong những ngày Tết, bạn nên cần phải tuân thủ những nguyên tắc dinh dưỡng hợp lý như: giữ số bữa ăn giống như ngày thường; không nên ăn quá nhiều những thực phẩm chiên, nướng, quay...; biết tiết chế trước những món ăn, không nên ăn quá nhiều cho một bữa (khi bạn phải dự nhiều buổi tiệc liên tiếp nhau); nhớ ăn kèm thêm nhiều rau xanh, thực phẩm này sẽ phần nào giúp cho bạn cân bằng lượng chất béo, dầu mỡ gây hại cho cơ thể; uống nước ngọt, nước có gas ở mức vừa phải.
Hội chứng ruột kích thích là bệnh lý tiêu hóa thường gặp, gây ra nhiều triệu chứng đau đớn và rất khó chịu cho bệnh nhân. Người mắc hội chứng ruột kích thích cần tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh để hỗ trợ và điều trị bệnh một cách đạt hiệu quả nhất.

1. Sơ lược về hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích là tình trạng rối loạn chức năng đường tiêu hóa mãn tính, dễ tái phát. Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng: viêm đường ruột vì ăn phải những thức ăn nhiễm khuẩn, rối loạn nhu động ruột, dùng nhiều kháng sinh đường ruột gây loạn khuẩn, rối loạn tâm thần, uống nhiều rượu bia,...
hoi-chung-ruot-bi-kich-thich
Triệu chứng điển hình của hội chứng ruột kích thích là rối loạn tiêu hóa trong thời gian dài và gây ra đau bụng. Người bệnh thường gặp phải một số vấn đề như chướng bụng, tiêu chảy, táo bón, tần suất đi ngoài nhiều hơn người bình thường, trong phân có thể có lẫn máu,... Bên cạnh đó, bệnh nhân thường bị đau đại tràng, vùng đau bụng là hai bên mạn sườn, đau nhiều sau khi ăn no, sau khi ăn đồ cay nóng, đồ lạnh, rau sống, tiết canh,...hoặc khi căng thẳng thần kinh. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị mệt mỏi, đau đầu, khó ngủ, lo lắng,...

2. Chúng ta bị mắc hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?

Người bệnh đại tràng co thắt nên có một chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học, lành mạnh tránh ăn phải những đồ ăn khó tiêu.
Người mắc hội chứng ruột kích thích cần tuân thủ một chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Hội chứng ruột kích thích ăn gì? Đó là:
Chọn những thực phẩm tươi sạch, an toàn, không chứa hóa chất và chất bảo quản.
hoi-chung-ruot-bi-kich-thich-1
Tăng cường bổ sung nhiều các món ăn có chứa nhiều chất xơ như rau xanh, củ quả, trái cây (đặc biệt hoa quả giàu kali như chuối, đu đủ,...) và bột bắp, cám gạo vào chế độ ăn. Chất xơ có thể cải thiện được triệu chứng táo bón ở những người bị bệnh đại tràng co thắt. Chất xơ làm mềm phân, giúp phân di chuyển thuận lợi thông qua đại tràng. Người lớn nên tiêu thụ khoảng 21 - 38g chất xơ mỗi ngày. Tuy nhiên, chất xơ có thể tạo khí, gây đầy bụng nên người bệnh nên tăng lượng chất xơ từ từ, chỉ cần thêm 2 - 3g mỗi ngày.
Duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, ăn ít chất béo và nhiều carbohydrate, ví dụ mì ống, gạo, bánh mì ngũ cốc nguyên cám,...
Người bị rối loạn ruột nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, khoảng hơn 2 tiếng nên ăn một bữa vì ăn nhiều thực phẩm trong một bữa có thể gây đau quặn bụng và gây ra triệu chứng bị tiêu chảy.
Khi chúng ta bị rối loạn hãy ăn chậm, nhai kỹ để hạn chế nuốt khí vào, làm giảm đầy bụng, chướng hơi, giảm sự căng giãn đột ngột ống tiêu hóa. Nhờ đó, việc này giúp hạn chế kích kích co bóp của ruột, giảm số lần đi ngoài và giảm đau và một cách hiệu quả nhất.

3. Người bị mắc hội chứng ruột kích thích kiêng ăn gì?

khong-cafe-bia-ruou

Người mắc hội chứng ruột kích thích nên hạn chế ăn các chế phẩm từ sữa để tránh bị rối loạn tiêu hóa.
Thực phẩm dễ sinh hơi như đậu, bắp cải, cảnh xanh, hành.
Chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê.
Các chế phẩm từ sữa vì trong sữa có đường lactose rất khó tiêu hóa, gây tiêu chảy, đau quặn bụng hoặc gây ra bị táo bón.
Hoa quả chua vì chúng có nhiều chất axit, không tốt cho đường tiêu hóa.
Khi bị về đường ruột các bạn không lên ăn quá no, không ăn thực phẩm có quá nhiều chất dinh dưỡng vì sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động quá tải, gây đau bụng và bị tiêu chảy.
Khi bị tiêu chảy người mắc hội chứng ruột kích thích nên tránh hoàn toàn chất xơ dạng không tan như cellulose để không làm cọ xát thành ruột.
Thức ăn mà người bệnh bị dị ứng.

4. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt khi mắc hội chứng ruột kích thích.

che-do-sinh-hoat-khi-ruot-bi-kich-thich

Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn, người mắc hội chứng ruột kích thích mãn tính nên thay đổi thói quen không tốt trong sinh hoạt để giảm tác hại của bệnh. Một số lưu ý quan trọng là:
Tránh làm việc quá sức, lo âu, mất ngủ, căng thẳng thần kinh kéo dài.
Luôn vui vẻ, thoải mái, sống lành mạnh, không cần quá lo lắng về bệnh lý của mình.
Nên thực hiện các phương pháp giảm đi stress như tập thể dục, ngồi thiền, tập yoga hoặc lựa chọn các hình thức tập luyện phù hợp, dễ thực hiện.
Giữ thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ đúng giờ. Người bệnh nên lấy lòng bàn tay xoa nhẹ quanh vùng thượng vị - rốn theo chiều kim đồng hồ vài lần mỗi ngày để kích thích nhu động ruột.
Luyện tập đi ngoài ngày một lần vào buổi sáng hoặc vào một thời điểm thích hợp, chúng ta nên xoa bụng trước khi đi ngoài.
che-do-sinh-hoat-khi-ruot-bi-kich-thich-1
Ngoài việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, khách hàng nên đi khám định kỳ 6 tháng/lần hoặc khi có dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích để điều trị dứt điểm ngay từ đầu, không để bệnh tiến triển thành mạn tính.
Rối loạn tiêu hóa là bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa nên vấn đề ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và hình thành bệnh.
Rối loạn tiêu hóa là bệnh rất hay gặp và có thể xuất hiện ở bất cứ ai. Từ người già cho đến các em nhỏ. Rối loạn tiêu hóa tuy không nguy hiểm nhưng gây ra những cảm giác vô cùng khó chịu như đau bụng, sốt hay biếng ăn, bụng đầy hơi. Đây là một trong những căn bệnh về đường tiêu hóa hay gặp nhất, cũng chính vì nó là bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa nên vấn đề ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và hình thành lên bệnh.

Một số thực phẩm tốt cho người rối loạn tiêu hóa:

a. Chuối - cung cấp chất điện phân cho cơ thể
chuoi
Chuối là một trong những thực phẩm hàng đầu tốt cho hệ tiêu hóa. Lý do, trong chuối chứa rất nhiều chất kali, đồng thời giúp cung cấp chất điện phân cho cơ thể. Điều này rất hữu ích trong trường hợp rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, gây ra cho chúng ta bị mất nhiều nước trong cơ thể.
Ngoài ra, các chất xơ trong chuối còn có tác dụng hấp thu các chất lỏng dư thừa trong bao tử khi tiêu chảy, khôi phục một số vi khuẩn có ích cho bao tử của bạn.
b. Dứa - giảm đầy hơi, chướng bụng.
dua
Trong dứa có nhiều chất xơ giúp thúc đẩy sự hấp thụ của protein trong cơ thể. Từ đó giúp giảm đi được các triệu chứng chướng bụng, đầy hơi, cảm giác khó tiêu. Bạn có thể ăn dứa trực tiếp hoặc uống nước ép của nó.
c. Gừng - chữa đầy hơi, khó tiêu
Đặc tính của gừng là kháng viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ hệ tiêu hóa hiệu quả. Không chỉ có hiệu quả trong trường hợp chữa đầy bụng khó tiêu, gừng còn rất tốt để điều trị chứng buồn nôn, co thắt dạ dày, thậm chí là ốm nghén.
d. Sữa chua - điều trị tiêu chảy, táo bón
Sữa chua cũng là một trong những thực phẩm hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Trong sữa chua có chứa hàm lượng probiotic và lượng lớn lợi khuẩn giúp tăng cường thêm hệ miễn dịch, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động nhịp nhàng. Đặc biệt, chúng còn rất hiệu quả trong việc điều trị táo bón và hạn chế nguy cơ bị tiêu chảy, khó tiêu.
e. Khoai lang - kích thích tiêu hóa, ngừa viêm loét dạ dày
khoai-lang
Khoai lang chứa lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate cao có khả năng chữa được bệnh viêm loét dạ dày.
Khoai lang chứa lượng vitamin, khoáng chất, chất xơ và carbohydrate cao. Do đó, nó là một lựa chọn tuyệt vời cho hệ tiêu hóa. Khoai lang được biết đến với khả năng chữa chứng viêm loét dạ dày, tá tràng và có thể giúp ngăn ngừa các gốc tự do.
f. Quả bơ - duy trì chức năng tối ưu của đường tiêu hóa
Quả bơ rất giàu chất xơ và chất béo không bão hòa đơn lành mạnh, rất tốt trong việc duy trì các chức năng tối ưu của đường tiêu hóa cũng như túi mật, tuyến tụy và gan. Nó cũng giúp chuyển đổi beta-carotene thành vitamin A rất cần thiết cho niêm mạc lót của toàn bộ đường tiêu hóa.
g. Yến mạch - giúp hệ tiêu hóa khỏe
yen-mach
Chất xơ rất quan trọng đối với sức khỏe tiêu hóa vì nó giúp vận chuyển thức ăn và ngăn ngừa táo bón. Yến mạch là một trong những nguồn tự nhiên tốt nhất của chất xơ, cũng như hàm lượng vitamin và khoáng chất phong phú giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của cơ thể.
h. Táo - giảm táo bón
Táo có chứa cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Táo sẽ giúp giảm nguy cơ táo bón và cũng là một nguồn giàu vitamin và khoáng chất để cải thiện sức khỏe tổng thể.

Lưu ý cho người rối loạn tiêu hóa:

roi-loan-tieu-hoa

Đối với những người bị rối loạn tiêu hóa, ngoài việc bổ sung những thực phẩm trên vào khẩu phần ăn hàng ngày, cần chú ý thêm một số điều sau:
- Thức ăn cần được đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
- Ăn uống điều độ, sáng và trưa nên ăn nhiều, tối ăn nhẹ không lên ăn no.
- Không ăn những thức ăn đã có mùi ôi thiu.
- Chú ý ăn nhiều rau xanh, củ quả, hạn chế ít ăn thịt.
an-nhieu-rau-xanh
- Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 - 3 lít mỗi ngày). Có thể bổ sung nước khoáng, loại có nhiều kali, magie.
- Tăng cường bổ sung vitamin C (ổi, cam,…)
Như chúng ta đã biết, rối loạn tiêu hóa là bệnh rất hay gặp và có thể xuất hiện ở bất cứ ai. Từ người già cho đến các em nhỏ. Rối loạn tiêu hóa tuy không nguy hiểm nhưng gây ra những cảm giác rất là khó chịu. Nếu được ăn những thức ăn phù hợp, người bị rối loạn tiêu hóa có thể khỏi ngay mà không cần đến thuốc điều trị hay giúp hệ tiêu hóa của người bệnh khỏe mạnh hơn và ít bị rối loạn tiêu hóa một lần nữa. Ngược lại nếu không biết mà sử dụng phải những thực phẩm không tốt sẽ khiến chứng rối loạn tiêu hóa của bạn trở nên nghiêm trọng hơn đấy.
Bổ sung lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột

5.Rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?

roi-loan-tieu-hoa-khong-nen-an-gi

Khi bị rối loạn tiêu hóa, dạ dày của người bệnh rất yếu và khá nhạy cảm. Chính vì thế mà hầu hết các loại thức ăn khi ăn vào đều có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải kiêng tất cả không ăn gì. Tùy thuộc tình trạng và triệu chứng của từng người mà chế độ ăn kiêng cũng khác nhau như:

a) Hiện tượng trào ngược dạ dày, thực quản

Nếu bạn cảm thấy đau ngực, khó nuốt, ho, thở khò khè, trào ngược mỗi khi ăn đồ chua. Lúc đó cần tránh ngay:
– Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu, cà phê, sô-cô-la
– Hạn chế các loại thực phẩm béo, bạc hà, ớt, thịt xông khói, thịt chiên, xúc xích, khoai tây chiên, bánh ngọt, bơ, đậu phộng và các loại tráng miệng khác có hàm lượng chất béo cao
Đồng thời chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày và ăn một cách bình tĩnh, thoải mái để giảm bớt triệu chứng của bệnh

b) Nếu kèm theo bệnh viêm loét dạ dày

loet-da-day

Khi bạn bị viêm loét dạ dày, khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng bị suy giảm nghiêm trọng, cơ thể suy nhược và dễ đau nếu ăn thức ăn không phù hợp. Điều này dẫn đến thiếu sắt, vitamin và thiếu khoáng sản và kém hấp thu. Biểu hiện như đau bụng và có mùi phân hôi chảy nước chủ yếu là khi tiêu thụ các sản phẩm lúa mì.
Tóm lại: khi bị rối loạn tiêu hóa các bạn nên quan sát kỹ triệu chứng của bệnh, tùy thuộc mức độ, cơ địa của mỗi người mà những biểu hiện có thể khác nhau. Và quan trọng nhất vẫn là biết được nguyên nhân gây bệnh để từ đó điều chỉnh thói quen ăn uống cho phù hợp.

Từ khóa : máy chạy bộ điện, ban bong ban

Bài viết khác

Sự hấp dẫn của tập luyện thể thao ngoài trời

Ngày nay chúng ta có rất nhiều lựa chọn khác nhau để tập luyện thể thao. Nếu muốn bầu không khí sôi động, chuyên nghiệp thì có thể tới phòng gym, aerobic, khiêu vũ thể thao; Để chủ động thì có thể ...

Tập luyện hiệu quả với máy leo cầu thang gym

Để rèn luyện sức khỏe, hiện nay chúng ta có rất nhiều lựa chọn khác nhau, từ tập tại nhà, tới phòng gym, thể thao ngoài trời. Đơn giản như sử dụng chính trọng lượng cơ thể làm đối trọng, hoặc có sự ...

Những loại máy tập gym nào cần thiết trong phòng tập

Đối với những người mới bắt tay vào tập gym thì thế giới máy tập có thể mang đến sự bối rối nhất định vì sự đa dạng cũng như tính năng của từng loại. Còn với những người đang có ý định mở phòng gym ...

×
Loading...