Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Sử dụng dây quấn bảo vệ đầu gối khi tập gym

16/08/2022 10:39 | Đăng bởi Đại Việt Sport

Chấn thương đầu gối là một trong những thương tổn thường gặp nhất trong thể thao cũng như lao động sản xuất và sinh hoạt. Nếu không được phát hiện kịp thời, xử lý đúng cách thì có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.

day-quan-bao-ve-dau-goi-tap-gym

Khi tập luyện thể dục, nhất là với những vận động mạnh như bóng đá, bóng rổ, cầu lông, tennis… việc sử dụng dây quấn bảo vệ đầu gối sẽ giúp hạn chế được các chấn thương đáng tiếc. Trong nội dung dưới đây các bạn hãy cùng Daiviet Sport tìm hiểu về Sử dụng dây quấn bảo vệ đầu gối khi tập gym. Qua đó có thêm nhiều thông tin bổ ích liên quan tới phụ kiện thể thao.

Các tổn thương khớp gối thường gặp

Khớp gối chính là khớp lớn nhất trên cơ thể, được tạo thành bởi phần dưới của xương đùi, phần trên của xương chày, xương bánh chè, sụn khớp, các gân và dây chằng. Do phải nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể lại thường xuyên phải di chuyển nên khớp gối rất dễ bị tổn thương, đặc biệt là ở những vận động viên thể thao, người lao động nặng, lười vận động, và người cao tuổi do ảnh hưởng của quá trình lão hóa, ngoài ra là tác động của ngoại lực khi vấp ngã, tai nạn giao thông hoặc lao động, khiêng vật nặng sai cách.

Chấn thương đứt dây chằng chéo trước đầu gối

chan-thuong-day-chang-cheo-truoc

Dây chằng chéo trước bám từ cầu lồi của xương đùi cho tới diện trước của mâm chày, có nhiệm vụ giữ cho mâm chày không bị trượt ra phía trước cũng như xoay vào trong. Nó có thể bị tổn thương khi chúng ta thực hiện động tác nhảy cao tiếp đất trong tư thế không thuận, hoặc xoay người và chuyển hướng đột ngột trong khi bàn chân không theo kịp động tác.

Thống kê cho thấy khoảng 50% số bệnh nhân bị tổn thương dây chằng chéo trước khớp gối kèm theo các tổn thương như: Rách sụn chêm, bong sụn khớp, và tổn thương tới các dây chằng sau hoặc dây chằng bên…

Tổn thương dây chằng chéo trước có thể hoàn toàn, không hoàn toàn, bong chỗ bám. Dựa vào mức độ tổn thương có thể chia thành các mức độ khác nhau:

- Độ 1: Dây chằng bị giãn nhưng gối còn vững

- Độ 2: Dây chằng gối bị đứt một phần, gối bắt đầu mất vững.

- Độ 3: Dây chằng bị đứt hoàn toàn khiến cho gối lỏng lẻo.

Trong đó tổn thương độ 2 và 3 là thường gặp nhất.

ton-thuong-day-chang-cheo-truoc-khop-goi

Các biểu hiện lâm sàng của chấn thương dây chằng chéo trước đầu gối gồm:

- Sưng đau đầu gối: Người bệnh có thể nghe như có tiếng “rắc” tại thời điểm bị chấn thương. Sau đó đầu gối sẽ bị sưng đau và hạn chế vận động. Tình trạng sưng đau có thể giảm dần theo thời gian dù không điều trị.

- Lỏng gối: Chân yếu khi đi lại, khó khăn khi đứng trụ tại bên gối lỏng, khi chạy nhanh có cảm giác bị ríu chân, dễ bị trẹo gối khi đi nhanh trên mặt đường không bằng phẳng, lên xuống cầu thang có cảm giác không thật chân.

- Teo cơ: Đùi của bên chấn thương bị nhỏ dần do teo cơ khiến cho chân ngày càng yếu. Tình trạng này rất dễ xảy ra ở những người ít vận động như dân văn phòng, học sinh. Vận động viên thể thao thì triệu chứng lỏng khớp gối khó nhận biết hơn do có phần cơ đùi rắn chắc khiến gối vững giả tạo dù cho dây chằng chéo trước đã đứt.

Khi dây chằng chéo trước bị đứt sẽ dẫn tới sự truyền và phân phối lực từ đùi xuống chân không tốt, kết quả là kéo theo tổn thương rách sụn chêm đầu gối và thoái hóa khớp.

Chấn thương đứt dây chằng chéo sau đầu gối

chan-thuong-day-chang-cheo-sau

Dây chằng chéo sau có nhiệm vụ giữ cho mâm chày không bị trượt ra sau và xoay ra ngoài. Tổn thương dây chằng chéo sau đơn thuần chiếm 38% số ca, còn phối hợp với các tổn thương khác chiếm 56%.

Các biểu hiện lâm sàng gồm: Sưng đau sau khi chấn thương, lỏng gối, teo cơ.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì tổn thương dây chằng chéo sau dễ gây ảnh hưởng tới sụn chêm cũng như thoái hóa khớp về sau.

Chấn thương đứt dây chằng chéo trong

chan-thuong-day-chang-ben-chay

Khi dạng cẳng chân quá mức, thường là liên quan đến sự vặn xoắn sẽ gây nên tổn thương một phần hoặc hoàn toàn dây chằng bên chày. Có thể là bong điểm bám đùi hoặc điểm bám chày của dây chằng này. Người bệnh có thể cảm nhận cơn đau ở mặt trong khớp gối. Trong trường hợp tổn thương nặng có thể gây tình trạng tràn dịch khớp gối. Khớp gối có thể bị yếu ở vị trí tổn thương dây chằng.

Chấn thương đứt dây chằng chéo ngoài

chan-thuong-day-chang-ben-ngoai

Tổn thương dây chằng chéo ngoài thường đi cùng với tổn thương tại các cấu trúc xung quanh như gân cơ khoeo hoặc dải chậu chày. Tình trạng đau và yếu có thể xuất hiện tại vị trí mặt ngoài của khớp gối, ngoài ra là tụ máu ở trong khớp gối.

Tổn thương sụn chêm

Đây là chấn thương thể thao thường gặp nhất ở khớp gối. Sụn chêm của chúng ta gồm có 1 tấm hình chữ C (sụn chêm trong) và 1 tấm hình chữ O (sụn chêm ngoài), nằm giữa 2 mặt khớp xương đùi và chày.

vi-tri-rach-sun-chem-khop-goi

Sụn chêm có tác dụng hấp thụ lực, phân tán đều lực lên gối góp phần giữ vững cho bộ phận này. Sụn chêm cũng lấp đầy khe khớp, ngăn màng hoạt dịch và bao khớp tràn vào.

Khi bị chấn thương sụn chêm sẽ có các biểu hiện lâm sàng như: Đau khe khớp khi ấn ngón tay vào khớp gối, tràn dịch khớp gối, kẹt khớp, nghe như có tiếng lục khục khi vận động, bị teo cơ mặt trên đùi khi tổn thương kéo dài.

Tổn thương sụn khớp

Sụn khớp bao phủ xương đầu đùi và xương chày. Nó có tính chất trơn và nhẵn, giúp cho khớp gối cử động nhẹ nhàng hơn, chịu trọng lượng tốt hơn, giảm các chấn động và phân bổ đều lực ép lên mặt khớp. Tuy nhiên, sụn khớp không được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu như các cơ quan khác, không có đầu mút thần kinh nên khi tổn thương sẽ không có khả năng tự liền.

ton-thuong-sun-khop

Tổn thương sụn khớp thường đi cùng với tổn thương dây chằng chéo trước, thống kê cho thấy có thể chếm tới 70% trường hợp lỏng gối mãn tính. Điều này được giải thích là do lực tác động từ bên ngoài mặt khớp làm bong hoặc vỡ sụn, mặt khác là do gối xoay và phải chịu một lực tác động lớn, đột ngột. Tổn thương sụn khớp có thể tạo ra các mảnh vụn – dị vật khớp và gây tình trạng kẹt khớp.

Các biểu hiện của tổn thương sụn khớp cũng gần tương tự như với sụn chêm, người bệnh đau khi cử động và tỳ ở gối, sưng đau, kẹt khớp, có tiếng lục cục ở trong khớp.

Điều trị chấn thương khớp gối

dieu-tri-chan-thuong-khop-goi

Xử lý ban đầu: Thời điểm ngay sau khi bị chấn thương đầu gối sẽ sưng đau, việc đầu tiên cần làm là nằm hoặc ngồi bất động để hạn chế làm chấn thương trầm trọng hơn. Tiếp đó tiến hành chườm lạnh vùng đầu gối trong 48h sau đó, ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 15 – 20 phút. Người bệnh nên sử dụng nẹp để hạn chế sự ảnh hưởng và nằm nghỉ ngơi, vùng bị đau nên được kê gối ở dưới để cao hơn tim giúp máu lưu thông thuận lợi hơn.

Điều trị bảo tồn: Phần lớn các trường hợp tổn thương ở dây chằng chéo trước, sau cho dù là rách một phần cũng không có khả năng tự liền, do đó cần phải tiến hành phẫu thuật. Với những người có tuổi, ít vận động thể thao có thể áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn, bất động bằng nẹp hoặc bột trong 3 tuần sau đó tập phục hồi chức năng (tay không hoặc được hỗ trợ bởi các dụng cụ phục hồi chức năng) để lấy lại biên độ vận động khớp, tăng sức mạnh cho các cơ, tránh bị teo.

dieu-tri-chan-thuong-khop-goi-2

Phương pháp phẫu thuật: Ngày nay, nhờ vào sự phát triển của khoa học kĩ thuật. Việc phẫu thuật khớp gối thường sử dụng nội soi, và cho kết quả tốt. Các bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ trên da, sau đó tiến hành tái tạo lại các dây chằng, khâu bảo tồn sụn chêm hoặc cắt tạo hình lại phần rách, sụn khớp bị bong được lấy bỏ…

Các trường hợp được chỉ định phẫu thuật:

- Tổn thương dây chằng chéo trước mức độ 2 & 3.

- Tổn thương dây chằng chéo sau khiến cho khớp gối không vững.

- Tổn thương sụn chêm kèm theo đau hoặc kẹt khớp.

- Tổn thương sụn khớp ảnh hưởng tới xương dưới sụn, có dị vật, kẹt khớp.

Vận động trị liệu: Điều trị tổn thương khớp gối dù có áp dụng phẫu thuật hay không thì quá trình vận động động trị liệu đều đóng vai trò rất quan trọng, giúp người bệnh phục hồi chức năng cơ đùi, cải thiện biên độ vận động khớp gối. Quá trình này thường bắt đầu từ lấy lại biên độ vận động cho khớp, sau đó tập cơ đùi, tiếp đó là các cơ quanh khớp, cuối cùng là các bài tập giúp liền gân, ổn định mảnh ghép (nếu có phẫu thuật).

Phòng ngừa chấn thương đầu gối với dây quấn bảo vệ

day-quan-bao-ve-dau-goi-dai-viet

Dây quấn bảo vệ đầu gối là phụ kiện thường được sử dụng khi tập gym cũng như các môn thể thao vận động khác. Công dụng của nó là hỗ trợ khớp gối trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu.

Dây quấn thường có dạng dây sử dụng khóa dán hoặc tiện lợi hơn là dạng tất chỉ việc xỏ vào; Sản phẩm sẽ bao bọc toàn bộ vùng đầu gối, giúp giảm áp lực trong quá trình vận động.

Sử dụng dây quấn gối giúp hạn chế các chấn thương lên khớp, đứt gân, chệch khớp khi hoạt động với cường độ cao. Khả năng đàn hồi của dây hỗ trợ người dùng thực hiện các hoạt động di chuyển, tăng khả năng chịu lực của đôi chân, giảm áp lực, ngăn ngừa chấn thương.

dai-quan-bao-ve-goi-dai-viet

Băng có bản rộng, dầy, sẽ hỗ trợ khớp gối trong quá trình tập gym, đặc biệt là các động tác squat, deadlift. Có thể kết hợp với đai lưng khi thực hiện các động tác gánh tạ, đạp đùi. Dây quấn sẽ hỗ trợ hiệu quả trong các trường hợp nâng tạ nặng, gánh tạ, sử dụng máy tập gym phải dùng trên 80% sức lực.

Dây quấn là dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với làn da nên khi mua các bạn cần lưu ý chọn chất liệu an toàn, thấm hút mồ hôi tốt, khô thoáng nhanh. Nên ưu tiên cho băng dầy và dài để có thể quấn nhiều vòng hơn.

dai-viet-sport

Trên đây là một số chia sẻ về Sử dụng dây quấn bảo vệ đầu gối khi tập gym từ Daiviet Sport. Mong rằng các thông tin trong bài viết giúp các bạn hiểu hơn về chấn thương thường gặp ở đầu gối cũng như các sơ cứu và phòng ngừa.

Nếu còn câu hỏi nào khác hoặc có nhu cầu mua phụ kiện tập gym, máy tập thể thao, giàn tạ đa năng… Hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể !

 

 

Bài viết khác

Top 6 thương hiệu máy tập gym được ưa chuộng nhất hiện nay

Trong những năm gần đây, số lượng người tập gym ở Việt Nam có xu hướng gia tăng, kéo theo đó là sự xuất hiện ngày càng phổ biến của các phòng tập, từ thành thị cho tới nông thôn. Đối với những người ...

Công dụng tuyệt vời của giàn tạ đa năng tại nhà

Giàn tạ đa năng là thiết bị được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình, cùng với những thiết bị thể thao tại nhà khác như máy chạy bộ, xe đạp thể dục, ghế cong tập bụng, xà đơn gắn cửa… Sở dĩ như ...

Kích thước giàn tạ đa năng của một số mẫu giàn phổ biến

Khi điều kiện kinh tế được nâng cao thì nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của con người ta càng lớn. Đó là lý do nhiều người tìm đến các phòng tập, trong khi những người khác vì bận rộn hoặc muốn được ...

×
Loading...