Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Hướng dẫn cách bảo dưỡng giàn tạ tại nhà

31/08/2021 10:27

Giàn tập tạ là thiết bị tập thể dục thể thao rất phổ biến trong các phòng tập gym cũng như các hộ gia đình. Giàn tạ là thiết bị thuần cơ học và hầu như không xảy ra trục trặc trong quá trình vận hành, độ bền và tuổi thọ cao hơn so với các thiết bị sử dụng điện năng khác như: Máy chạy bộ, máy massage, máy rung đứng, máy rung đai.

huong-dan-cach-bao-duong-gian-ta-tai-nha

Tuy vậy, giàn tạ cũng cần được bảo dưỡng thường xuyên để luôn ở tình trạng hoạt động tốt, giúp người dùng thực hiện các động tác dễ dàng, đúng chuẩn, đồng thời góp phần nâng cao độ bền và thời gian sử dụng cho thiết bị.

Trong nội dung dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Cách bảo dưỡng giàn tập tạ tại nhà, qua đó giúp các bạn hiểu hơn về cấu tạo giàn tạ, phân loại giàn tạ đa năng nhé, cũng như cách để nâng cao độ bền và tuổi thọ sản phẩm để sử dụng lâu dài nhé.

Những điều cần biết về cấu tạo giàn tạ đa năng

huong-dan-cach-bao-duong-gian-ta-tai-nha-1

Giàn tạ là một trong ba nhóm thiết bị (cùng với máy cardio, phụ kiện) trong phòng tập gym. Các giàn tạ có rất nhiều loại khác nhau, đa dạng về cấu tạo, chức năng nhưng thường bao gồm các bộ phận cơ bản sau.

Khung tạ: Được làm từ thép, phổ biến nhất là thép vuông hoặc chữ nhật, thép tròn, có phi thép dày và được cắt, uấn theo thiết kế của từng mẫu sản phẩm. Khung được sử dụng để gá, đặt các bộ phận khác như: Đệm, đòn tạ, bánh tạ, dây cáp, ròng rọc…

huong-dan-cach-bao-duong-gian-ta-tai-nha-2

Nệm ghế: Các bộ phận để ngồi, đặt lưng, kê tay, đặt đùi, đá chân đều được gia cố bằng các đệm dày khoảng 4 cm. Nếu “giải phẫu” kĩ hơn ở bên trong thì đệm gồm có 1 miếng gỗ dùng để đỡ và bắt vít vào khung, 1 đệm mút. Bên ngoài đệm được bọc da êm mềm để tránh mồ hôi thấm vào đệm và sinh ra vi khuẩn, nấm mốc. Các quả lô để kê đùi và đá chân cũng thường được bọc da – nếu là giàn tạ cao cấp, và không bọc đối với các giàn phổ thông.

Đòn tạ: Một số khung gánh tạ thường được thiết kế đòn tạ liền với khung, trong khi một số loại giàn tạ khác thường được thiết kế không kèm với đòn. Và người dùng có thể sử dụng đòn 1.5 – 1.8 – 2.2 m tùy theo. Đòn tạ thường được làm từ sắt, thép, bên ngoài được mạ kẽm để chống gỉ. Đi kèm với đòn tạ là khóa tạ ở hai bên có tác dụng khóa chặt các bánh tạ, không để xô lệch hay rơi ra khi người dùng thực hiện các động tác.

huong-dan-cach-bao-duong-gian-ta-tai-nha-3

Bánh tạ: Một bộ phận không thể thiếu trên các giàn tạ là bánh tạ. Có loại giàn đi kèm với bánh tạ, có loại sử dụng bánh tạ rời. Bánh tạ thường được làm từ gang, sắt, bên ngoài cũng được sơn chống gỉ. Một số giàn tạ cao cấp bánh tạ được bọc cao su. Các giàn tạ đứng thường đi kèm tạ và tạ được bọc trong hộp bảo vệ, trong khi các giàn tạ nằm sử dụng tạ rời và hiếm khi có hộp bảo vệ, một phần vì thiết kế hộp cũng khiến mất nhiều thời gian hơn khi cần tăng – giảm trọng lượng tạ.

Dây cáp: Dây cáp được làm từ dây thép mảnh, nhiều sợi thép được xoắn thành bó nhỏ, và ghép vài bó nhỏ để tạo thành một sợi cáp hoàn chỉnh. Bọc bên ngoài cáp là cao su dẻo có tác dụng chống gỉ. Đi kèm với dây cáp là khóa cáp có tác dụng cố định dây với tạ và đầu kia là với các thanh kéo cáp.

huong-dan-cach-bao-duong-gian-ta-tai-nha-4

Ròng rọc: Chất liệu phổ biến nhất để làm ròng rọc là nhựa, một số làm bằng kim loại. Một số giàn tạ thiết kế hộp bọc ngoài cho ròng rọc để an toàn hơn trong trường hợp có trẻ chơi xung quanh khi bố mẹ tập và cho tay vào ròng rọc trong khi dây cáp đang kéo qua lại.

Thanh kéo cáp: Các giàn tạ thường được bố trí 1 – 2 thanh kéo cáp dạng thẳng. Tuy nhiên, phần nối với cáp thường sử dụng móc khóa dây để có thể dễ dàng tháo lắp các dạng thanh kéo khác nhau, phục vục các bài tập và động tác khác nhau, hỗ trợ đa dạng các nhóm cơ. Thanh thanh kéo này có thể hình chữ U, hình sừng trâu, hình chữ Z, hình zic zắc… Là phụ kiện mua ngoài hoặc đi kèm với giàn tạ.

huong-dan-cach-bao-duong-gian-ta-tai-nha-5

Bịt nhựa: Trên các giàn tạ, tại điểm tiếp xúc với mặt sàn thường được bọc nhựa hoặc cao su để không bị xê dịch khi thực hiện động tác, bảo vệ mặt sàn không bị xước. Các vị trí người dùng đặt lòng bàn tay cũng được bọc nhựa để êm ái hơn và hạn chế chai tay. 

Giàn tạ tập thể hình có mấy loại ?

1. Giàn tạ phòng gym & Giàn tạ gia đình

Nếu như giàn tạ trong các phòng tập thường được thiết kế đơn năng - chuyên sâu cho 1 động tác, giúp phát triển 1 nhóm cơ, thì giàn tạ sử dụng trong gia đình lại được thiết kế đa năng để có thể thực hiện được nhiều bài tập. Điều này là dễ hiểu vì trong phòng tập có nhiều người, cần nhiều máy để ai cũng có thể tập và tập chuyên sâu. Trong khi đó ở trong gia đình thường chỉ có vài người, nhu cầu tập luyện lại đa dạng.

huong-dan-cach-bao-duong-gian-ta-tai-nha-6

Giàn tạ cho phòng tập lại được phân chia thành các nhóm hỗ trợ tập cho từng bộ phận như: Tay – vai, chân – đùi, hông – eo, lưng – xô…

Tập tay – vai có thể kể tới: Ghế đẩy ngực trên, ghế đẩy ngực dưới, ghế đẩy ngực bằng, máy tập ép ngực, máy tập banh ngực…

Tập chân – đùi  có thể kể tới: Máy tập nhón bắp chuối, máy tập đạp đùi, máy squat, máy tập đá chân trước, máy tập móc đùi sau…

huong-dan-cach-bao-duong-gian-ta-tai-nha-7

Tập lưng – xô có thể kể tới: Giàn tập xô bay, máy tập kéo xô ngồi, máy kéo xô ngắn, máy kéo xô dài, máy kéo cáp tập lưng...

Tập hông – eo có thể kể tới: Máy tập cơ bụng, máy tập gập bụng…

2. Giàn tạ đứng & Giàn tạ nằm

Giàn tạ gia đình thường được gọi là giàn tạ đa năng và được chia làm 2 loại, giàn tạ đứng và giàn tạ nằm.

huong-dan-cach-bao-duong-gian-ta-tai-nha-8

Giàn tạ đứng được thiết kế theo dạng đứng, và người dùng chủ yếu là đứng và ngồi thực hiện các động tác. Cơ bản gồm có: Ngồi đẩy ngực, đá chân trước, kéo xô, kéo cáp.

Giàn tạ nằm được thiết kế theo dạng nằm và người dùng chủ yếu là ngồi hoặc nằm thực hiện các động tác. Cơ bản gồm có: Nằm đẩy ngực bằng – trên – dưới, ép ngực, banh ngực, nằm móc đùi sau, tập xô trước – xô sau.

3. Giàn tạ khối & Giàn tạ rời

huong-dan-cach-bao-duong-gian-ta-tai-nha-9

Như đã nhắc qua ở trên, chúng ta có giàn tạ liền khối và giàn tạ rời. Trong đó, giàn tạ liền khối thì các bánh tạ đi kèm với giàn, khoảng 14 bánh, tổng trọng lượng 70 kg, và trọng lường tạ thay đổi từ vài kg (chỉ kéo thanh xỏ tạ) cho đến 70 kg, và không thể thêm tạ nếu muốn tập nặng hơn. Các bánh tạ được làm dạng chữ nhật xếp chồng lên nhau. Khi muốn thay đổi trọng lượng người tập chỉ cần rút thanh xỏ tạ và xỏ và vị trí tương ứng với khối lượng muốn tập.

Giàn tạ rời không đi kèm đòn và bánh tạ. Người dùng có thể mua thêm đòn 1.5 – 1.8 m, khối lượng tạ đĩa gang tùy theo sở thích và có thể thêm tạ tùy theo khả năng tập, không giới hạn.

Hướng dẫn cách bảo dưỡng giàn tạ tại nhà

huong-dan-cach-bao-duong-gian-ta-tai-nha-10

Do giàn tạ là thiết bị thuần cơ học, không sử dụng năng lượng điện, cấu tạo cũng không phức tạp nên việc bảo dưỡng giàn tạ không phức tạp:

- Sau mỗi lần tập luyện các bạn sử dụng khăn khô lau qua một lượt để mồ hôi nhỏ ra không đọng trên các chi tiết của máy.

huong-dan-cach-bao-duong-gian-ta-tai-nha-11

- Mỗi tuần 1 – 2 lần các bạn nên tiến hành lau toàn bộ giàn tạ một lần, sử dụng khăn khô được là từ sợi cotton để làm sạch bụi bẩn, giúp giàn hoạt động trơn tru hơn.

- Đối với nệm ghế nềm các bạn có thể sử dụng các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để lớp da được bóng đẹp, tuy nhiên không sử dụng xà phòng.

huong-dan-cach-bao-duong-gian-ta-tai-nha-12

- Sau một thời gian sử dụng, do thường xuyên rung lắc khi thực hiện động tác, ở một vài vị trí con ốc có thể bị lỏng ra, các bạn sử dụng bộ đồ tháo lắp được bàn giao kèm với giàn tạ để siết chặt lại các con ốc một lượt.

- Đối với dây cáp các bạn cũng nên thỉnh thoáng siết các con ốc ở khóa cáp lại để cáp được cố định chắc chắn, không tuột ra trong khi thực hiện các bài tập. Sau vài năm sử dụng (tùy theo cường độ và trọng lượng tạ thường nâng), nếu nhận thấy dấu hiệu dây cáp bị dão thì bạn nên thay mới. Có thể liên hệ với nhà cung cấp để mua cáp cùng loại với giàn tạ (linh kiện), hoặc ra các cửa hàng thể thao để cắt cáp mới (nên đo chiều dài của cáp cũ trước đó).

huong-dan-cach-bao-duong-gian-ta-tai-nha-13

- Để sử dụng giàn tạ được lâu dài, bền bỉ, các bạn cần lưu ý chỗ đặt tạ. Nên đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu đặt ở trên tầng thượng thì tầng này cần có mái che, đảm bảo không bị nước mưa hắt, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh nhiệt độ cao cũng như độ ẩm lớn. Mưa gió có thể khiến giàn bị han gỉ, hơi ẩm tạo nấm mốc trên đệm, nhiệt độ cao khiến cho các chi tiết nhựa bị giòn… Giàn tạ nhanh chóng xuống cấp.

Địa chỉ mua giàn tạ ở đâu là tốt nhất

Trên đây là một số chia sẻ về Cách bảo dưỡng giàn tập tạ tại nhà. Nếu các bạn còn câu hỏi hay thắc mắc nào khác liên quan đến giàn tạ, cách sử dụng, bảo quản… hãy liên hệ với Daiviet Sport để được tư vấn cụ thể.

huong-dan-cach-bao-duong-gian-ta-tai-nha-14

Daiviet Sport là một trong những thương hiệu thể thao uy tín tại Việt Nam, cung cấp các sản phẩm tập cho gia đình và chuyên dụng cho phòng gym như: Máy chạy bộ điện, giàn tạ đa năng, xe đạp tập thể dục, xe đạp liên hoàn, xe đạp trượt tuyết…

Daiviet Sport có đầy đủ các loại giàn tạ đứng – nằm, giàn tạ khối – tạ rời, sử dụng cho phòng tập hoặc dùng trong gia đình… 

huong-dan-cach-bao-duong-gian-ta-tai-nha-15

Đến với Daiviet Sport, khách hàng được tiếp cận với các loại giàn tạ chính hãng, được bảo hành dài hạn, hoàn toàn yên tâm trong quá trình sử dụng. 

Giàn tạ đa năng tại Daiviet Sport được giao hàng trên phạm vi toàn quốc, lắp đặt – bàn giao – hướng dẫn sử dụng tại nhà, phương thức thanh toán linh hoạt.

Hãy liên hệ với Daiviet Sport ngay hôm nay để được tư vấn sâu về giàn ta, chọn cho bạn và gia đình một thiết bị tập luyện phù hợp, đáp ứng nhu cầu tập luyện thể dục thể thao tại nhà giúp tăng cường thể lực, làm đẹp cơ thể, tăng cường sức đề kháng… sống khỏe, sống vui mỗi ngày !
    
 

Bài viết khác

Top 6 thương hiệu máy tập gym được ưa chuộng nhất hiện nay

Trong những năm gần đây, số lượng người tập gym ở Việt Nam có xu hướng gia tăng, kéo theo đó là sự xuất hiện ngày càng phổ biến của các phòng tập, từ thành thị cho tới nông thôn. Đối với những người ...

Công dụng tuyệt vời của giàn tạ đa năng tại nhà

Giàn tạ đa năng là thiết bị được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình, cùng với những thiết bị thể thao tại nhà khác như máy chạy bộ, xe đạp thể dục, ghế cong tập bụng, xà đơn gắn cửa… Sở dĩ như ...

Kích thước giàn tạ đa năng của một số mẫu giàn phổ biến

Khi điều kiện kinh tế được nâng cao thì nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của con người ta càng lớn. Đó là lý do nhiều người tìm đến các phòng tập, trong khi những người khác vì bận rộn hoặc muốn được ...

×
Loading...