Hotline: 1900.6753 Hỗ trợ 24/7 (nhanh chóng tiện lợi)

Bật mí mẹo tập luyện cho người mới chạy bộ

Bạn mới chạy bộ nhưng không biết làm sao có thể chạy bộ hiệu quả, hạn chế những chấn thương không mong muốn. Vậy Đại Việt Sport có thể gợi ý đến bạn một số mẹo tập luyện cho người mới chạy bộ ở dưới đây.

Bạn mới chạy bộ nhưng không biết làm sao có thể chạy bộ hiệu quả, hạn chế những chấn thương không mong muốn. Vậy Đại Việt Sport có thể gợi ý đến bạn một số mẹo tập luyện cho người mới chạy bộ ở dưới đây.

Khi mới bắt đầu chạy có nên đi bộ xen kẽ trong khi chạy?

Khi bắt đầu một môn thể thao nào cũng cần khởi động các khớp cho nóng đồng thời giãn cơ để tránh chấn thương. Mẹo tập luyện cho người mới chạy bộ cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó. Trước khi chạy một quãng đường dài bạn nên đi bộ xen kẽ các quãng đường chạy để tránh mỏi cơ đồng thời làm chậm quá trình tiêu hao glycogen.

bat-mi-meo-tap-luyen-cho-nguoi-moi-chay-bo

Hơn nữa đây cũng là mẹo nhỏ trong kỹ thuật giúp chúng ta kéo dài quãng đường chạy, đánh lừa cảm giác. Đi bộ giúp chúng ta chia nhỏ khoảng cách chạy, thay vì nghĩ rằng hôm nay mình sẽ chạy 30 phút, cảm giác khá nặng nề và áp lực. Bạn có thể thay thế: hôm nay mình sẽ chạy 10 phút và đi bộ 20 phút. Dần dần thời theo gian bạn có thể rút ngắn thời gian đi bộ và tăng thời gian chạy lên.

Có thể ban đầu việc đi bộ xen kẽ với việc chạy sẽ khiến ta có cảm giác ngắt quãng so với nhịp vận động bình thường. Nhưng khi đã hình thành thói quen vận động cơ thể sẽ nhanh chóng thích nghi, hình thành nhịp vận động mới.

Kết hợp giữa chạy và đi bộ sẽ giúp chúng ra rèn luyện sức bền hiệu quả

Không phải bất cứ loại hình thể thao nào chúng ta cũng cần khởi động bằng đi bộ. Nhưng hãy xem đi bộ là một nền tảng thể lực cần thiết trước khi bắt đầu một loại hình vận động nào đó. Chạy kết hợp với đi bộ sẽ là bài tập rất tốt để gia tăng sức bền, kiểm tra thể lực đồng thời hỗ trợ tập luyện những môn thể thao đòi hỏi kỹ thuật cao. Trong quá trình tập luyện, bạn có thể tạo sự khác biệt bằng cách thay đổi quãng đường, tuyến đường, giờ chạy trong ngày. Thay đổi thời gian xen kẽ giữa đi bộ và chạy,..

bat-mi-meo-tap-luyen-cho-nguoi-moi-chay-bo

Có nên ngày nào cũng chạy không?

Tùy thể trạng, thể lực mỗi người sẽ có lịch chạy bộ khác nhau. Tuy nhiên trong kỹ thuật chạy bộ, giai đoạn bắt đầu xây dựng nền tảng sẽ cần khoảng 6 tháng. Mẹo tập luyện cho người mới chạy bộ sẽ là 3 ngày trên tuần, tùy theo mục đích tập luyện có thể tăng hoặc giảm số ngày trong tuần.

bat-mi-meo-tap-luyen-cho-nguoi-moi-chay-bo

Những người ở độ tuổi trên 40 sẽ cần nhiều thời gian để cơ thể phục hồi, thích nghi với việc tập luyện. Vì vậy khi mới bắt đầu, những người ở độ tuổi này nên chý ý cách chạy bộ không mệt để gia tăng sức bền, tránh những chấn thương không đáng có.

Cơ thể có cần phục hồi sau tập luyện không

Khi tăng cường độ tập luyện trong thời gian ngắn thì chấn thương không thể là điều tránh khỏi, ngay cả những vận động viên chạy nhiều năm cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó.

Vì vậy mẹo tập luyện cho người mới chạy bộ thường được sắp xếp 3 buổi một tuần và xen kẽ các bộ môn thể thao khác như: bơi, nhảy dây, đạp xe, tăng tăng cơ,..Việc xen kẽ các bài tập bổ trợ này sẽ giúp tăng khả năng hấp thụ oxy đồng thời không làm mỏi các cơ chạy. Các bài tập bổ trợ nên thực hiện với cường độ trung bình khoảng 30-40 phút, hai lần một tuần. Mục tiêu của các bài tập bổ trợ là để tăng cường, hỗ trợ không phải làm mỏi mệt thêm các cơ chạy.

bat-mi-meo-tap-luyen-cho-nguoi-moi-chay-bo

Khi cảm thấy việc tập bổ trợ không khả thi, bạn có thể tăng số buổi chạy trong tuần. Hãy lắng nghe và cảm nhận cơ thể trong quá trình tập luyện để có có lịch tập luyện phù hợp nhất cho bản thân. Ngoài ra tập tạ cũng là một bài tập bổ trợ tốt cho chạy bộ vì vậy bạn có thể bổ sung thêm 2 buổi tập một tuần.

Cách tăng quãng đường tránh bị chấn thương

Một trong những mẹo tập luyện cho người mới chạy bộ đó là nên có quá trình phục hồi sau tập luyện. Thường những người mới bắt đầu chỉ nên tập 3 buổi một tuần. Vì sao lại như vậy vì phục hồi là một phần quan trọng trong quá trình tập luyện. Cơ thể ban đầu không thể thích nghi ngay được vì vậy những quãng nghỉ sẽ giúp cơ được giãn ra, thích nghi dần với áp lực của việc tập luyện thường xuyên. Một trong những nguyên nhân gây ra chấn thương thường xuất phát từ tình trạng thiếu thời gian phục hồi.

bat-mi-meo-tap-luyen-cho-nguoi-moi-chay-bo

Sau 12 tuần, nếu cảm thấy bản thân có thể chạy thêm một ngày nữa trong tuần, bạn có thể tăng lịch chạy thêm 4 buổi một tuần. Ngoài ra có thể thay đổi khoảng cách trong mỗi lần chạy. Có thể tránh sự nhàm chán trong quá trình tập luyện bằng cách thay đổi khoảng cách, tuyến đường chạy, lên kế hoạch thay đổi ngày chạy trong từng tuần,… để tạo cảm giác mới mẻ, tăng cảm hứng trong quá trình chạy.

Ví dụ: ngày 1 có thể chạy 4km, ngày hai chạy 4,5km, ngày 3 chạy dài hơn: 6km. Với 3 buổi một tuần cũng có thể xen kẽ các môn bổ trợ khác để các cơ được hoạt động đồng đều, dẻo dai hơn.
Một điều nên chú ý nữa đó là nên tập trung vào quãng đường chạy thay vì tốc độ chạy. Nên chạy ở ngưỡng cơ thể cảm thấy thoải mái nhất, có thể vừa chạy vừa trò chuyện mà cảm thấy không bị mệt, không bị hụt hơi. Đan xen vào đó có thể kết hợp với đi bộ để cơ thể có thể phục hồi kịp thời.
Trên đây là một số mẹo tập luyện cho người mới chạy bộ Đại Việt Sport muốn gợi ý đến bạn. Hy vọng bạn sẽ có kế hoạch tập luyện toàn diện nhất cho mình.
 
Tags : máy chạy bộ điện cao cấp, xe đạp tập thể dục giá rẻ.
Bài viết khác

Sử dụng điện xung trị liệu giúp phục hồi chức năng

Điện trị liệu từ lâu đã được áp dụng trong lĩnh vực y khoa, chăm sóc sức khỏe. Với nhiều tác dụng lên hệ cơ, thần kinh, mạch máu, điện xung trở thành một trong những phương pháp vật lý trị liệu được ...

Phương pháp tập gym bằng xung điện là gì? Liệu có hiệu quả?

Công nghệ EMS (Electrical Muscle Stimulation) được hiểu là “kích thích cơ bắp bằng điện”. Lúc đầu được sử dụng trong vật lý trị liệu cho các bệnh nhân gặp khuyết tập về cơ, teo cơ. Về sau nó được áp ...

Sử dụng sóng xung kích trong vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một trong những nhánh quan trọng của Y học Phục hồi chức năng. Nó bao gồm các biện pháp chủ động và thụ động, có hoặc không sử dụng các loại máy móc, công cụ hỗ trợ. Vật lý bao gồm ...

×
Loading...